Guidebook
Banner Voucher KS cả nước

Vì Covid–19, cả thế giới cần học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của những quốc gia Châu Á này!

Chủ nhật, 05/04/2020, 21:14 GMT+7

Chào hỏi không cần tiếp xúc là một thuật ngữ mới được rất nhiều các nước phương Tây sử dụng khi giao tiếp trong mùa dịch Covid - 19. Đặc biệt kiểu chào "Namaste" của Ấn Độ đang ngày càng phổ biến khắp thế giới. Vậy còn những nước Châu Á nào cũng sở hữu kiểu chào không cần tiếp xúc này? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

test

Cách thế giới chào hỏi không cần tiếp xúc mùa Covid - 19

Đại dịch Covid – 19 đang bùng phát trên toàn cầu và có khả năng lây nhiễm qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn. Vậy nhưng đây lại là phong tục văn hóa chào hỏi khá phổ biến tại nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Pháp,… Để hạn chế sự lây nhiễm đáng sợ của dịch bệnh này, cả thế giới đang phải thay đổi kiểu chào hỏi truyền thống sang các cách thức khác như cúi chào, chạm chân, chạm khuỷu tay.

 

Vì Covid – 19, cả thế giới cần học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của những quốc gia Châu Á nàyChạm khuỷu tay - cách chào mới vô cùng độc đáo

 

"La bise" (hôn má) là cách chào hỏi nổi tiếng của Pháp cũng được Bộ trưởng Y tế nước này khuyến cáo nên hạn chế ở thời điểm hiện tại. Văn hóa chào hỏi của Thụy Sĩ cũng có truyền thống hôn má xã giao như Pháp. Bộ trưởng Y tế Alain Berset cũng phải khuyên người dân cần thay đổi cách chào hỏi trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát khó lường như hiện nay.

 

Vì Covid – 19, cả thế giới cần học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của những quốc gia Châu Á nàyLa bise đã trở thành truyền thống văn hóa của Pháp

 

Tuy nhiên đối với một số nền văn hóa ở Châu Á, việc chào hỏi mà không chạm vào nhau đã là truyền thống lâu đời. Hãy cùng xem qua một số quốc gia Châu Á có cách chào hỏi không cần tiếp xúc nhé!

 

Top 5 quốc gia Châu Á có truyền thống chào hỏi không cần tiếp xúc

 

1. Thái Lan

Có lẽ chúng ta cũng đã quen thuộc với cách chào hỏi không cần tiếp xúc của người bạn láng giếng Thái Lan rồi đúng không nào. Lời chào tại đây được gọi là “Wai”. Khi chào, người Thái sẽ chắp hai tay trước ngực giống như khi cầu nguyện. Sau đó cúi nhẹ xuống để tránh nhìn thẳng vào mắt đối phương. Tùy theo giới tính mà cách chào cũng khác nhau. Nam giới chào sẽ nói “sawadee khab”, trong khi nữ giới chào sẽ nói “sawadee kha”.

Kiểu chào này bắt nguồn từ Hindu giáo và Phật giáo trong văn hóa Thái Lan. Amporn Marddent - giảng viên chương trình Nghiên cứu Văn hóa tại Học viện Nghệ thuật Dân chủ, thuộc trường Đại Học Walailak cho biết: "Wai thể hiện sự cởi mở, không mang theo vũ khí và thiện chí hòa bình". Ngoài ra, Wai còn được dùng trong xin lỗi, các nghi thức tâm linh, biểu diễn múa, hay thậm chí là tránh ẩu đả. 

 

Vì Covid – 19, cả thế giới cần học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của những quốc gia Châu Á này"Wai" là cách chào phổ biến ở Thái Lan

 

2. Myanmar

Tại Myanmar, bạn cũng có thể chào hỏi chào hỏi không cần tiếp xúc. Lời chào truyền thống tại Myanmar là “Mingalaba”, nghĩa là "sự may mắn cho bạn". Bạn có thể chắp tay chào giống người Thái hoặc không, nhưng đừng quên cất lời chào đi kèm với một nụ cười thân thiện. Đây được coi là một quy chuẩn văn hoá trong giao tiếp cần ghi nhớ tại Myanmar.

Điều kỳ lạ là các hành động tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, ôm hôn,… không được phổ biến tại Myanmar cho lắm. Người dân nơi đây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật giáo nên cuộc sống khá quy tắc. Trong văn hóa truyền thóng của họ, đầu là nơi linh thiêng nhất, vì vậy bạn tuyệt đối không được chạm vào đầu người khác, kể cả là xoa đầu trẻ con. Thậm chí việc bá vai bá cổ bạn bè cũng sẽ không được khuyến khích bởi họ sẽ đánh giá không tốt hành động này của bạn.

 

Vì Covid – 19, cả thế giới cần học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của những quốc gia Châu Á nàyMyanmar cũng có kiểu chào tương tự như Thái Lan

 

3. Ấn Độ

“Namaste” là kiểu chào phổ biến nhất tại Ấn Độ và đang dần nổi tiếng ra toàn thế giới. Tương tự như kiểu chào của Thái Lan, bạn cần chắp hai lòng bàn tay vào nhau đặt trước ngực và nói "namaste" (xin chào) khi chào hỏi. Trong đó: “Nama” có nghĩa là “cúi đầu”, “as” có nghĩa là “tôi”, và “te” có nghĩa là “bạn”. Vì vậy, thuật ngữ “Namaste” mang ý nghĩa là "Tôi cúi đầu chào bạn."

Tiến sĩ Divya L. Selvakumar, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe người Mỹ gốc Ấn chia sẻ: "Nguồn gốc của cử chỉ này có từ hàng ngàn năm trước. Một người cúi nhẹ đầu khi thực hiện namaste đối với 1 người khác là thể hiện thông điệp: vị thần trong tôi cúi đầu trước vị thần trong anh". Điều này thể hiện sự khiêm nhường và  tôn kính với người đối diện.

 

Vì Covid – 19, cả thế giới cần học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của những quốc gia Châu Á nàyGiống Thái Lan, nhưng tại Ấn Độ cách chào này được gọi là Namaste

 

Đặc biệt kiểu chào này đã trở nên cực kỳ phổ biến sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khuyến khích toàn thế giới nên áp dụng phương thức chào hỏi này nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Các nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Thái tử Vương quốc Anh Charles là những người đầu tiên áp dụng kiểu chào Namaste này trong các chuyến công tác ngoại giao của mình.

 

Vì Covid – 19, cả thế giới cần học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của những quốc gia Châu Á nàyThậm chí nó còn được Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng

 

4. Nhật Bản

Người Nhật Bản có truyền thống cúi chào đặc trưng. Hành động cúi chào này được bắt nguồn như một hình thức giao tiếp riêng biệt của giới quý tộc hơn một ngàn năm trước. Ngày nay, nó được phổ biến rộng rãi như một kiểu chào hỏi không cần tiếp xúc của Nhật Bản.

Cách chào này được gọi là “Ojigi”. Bạn cần phải đổ người về phía trước nhưng lưng và đầu gối không được cong lại, sau đó từ từ, lịch sự thẳng người lên. Trước kia, hình thức hành lễ truyền thống của người Nhật Bản là ngồi xuống và cúi người nhưng ngày nay, tư thế đứng và cúi người chào được dùng nhiều hơn.

 

Vì Covid – 19, cả thế giới cần học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của những quốc gia Châu Á nàyCách chào cúi người của Nhật Bản

 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH NHẬT BẢN KHUYẾN MÃI
 

 

Ở mỗi góc độ khác nhau, Ojigi mang một ý nghĩa khác nhau, vì thế người ta chia Ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp. Ví dụ để nói “xin chào”, thân người phải được uốn cong từ hông 15 độ. Để tôn vinh người có chức cao hoặc chào khách hàng, cần cúi người 30 độ. Khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành xin lỗi từ tận đáy lòng, bạn cần cúi đầu thật thấp 45 độ và hành lễ Ojigi một cách lịch sự nhất.

Ngày nay, việc bắt tay trong giới kinh doanh, văn phòng đã dần trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Song với tình hình dịch Covid-19 đang lan rộng như hiện nay, cách cúi chào truyền thống sẽ là phương án phù hợp hơn cả.

 

Vì Covid – 19, cả thế giới cần học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của những quốc gia Châu Á nàyTùy từng trường hợp mà cách cúi người sẽ khác nhau

 

5. Tây Tạng

Cuối cùng, Tây Tạng là một quốc gia có cách chào hỏi không cần tiếp xúc vô cùng đặc biệt. Khi chào, người Tây Tạng sẽ khoanh tay để trước ngực và thè lưỡi của họ ra để chứng minh họ không phải là quỷ dữ. Thói quen này khiến cho người Tây Tạng trở nên ngộ nghĩnh và thân thiện hơn rất nhiều.

Cách chào độc đáo này bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa. Theo đó vào thế kỷ thứ 9, Tây Tạng được trị vì bởi một vị vua vô cùng tàn ác có cái lưỡi màu đen đặc trưng. Sau khi chết đi, người dân sợ rằng ông ta sẽ đầu thai thành người khác và tiếp tục gây tai họa cho mọi người. Do đó mọi người bắt đầu lè lưỡi của mình ra khi gặp bất kỳ ai nhằm chứng minh mình không phải là quỷ dữ.

 

Vì Covid – 19, cả thế giới cần học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của những quốc gia Châu Á nàyĐây là cách chào vô cùng ngộ nghĩnh tại Tây Tạng, chứ không phải họ đang trêu bạn đâu nha

 

Trong bối cảnh dịch Covid - 19 đang bùng phát như hiện nay, việc áp dụng các phương pháp chào hỏi không cần tiếp xúc là cực kỳ cần thiết để phòng tránh lây lan virus hiệu quả. Bạn cũng hãy tìm cho mình 1 cách chào hỏi thú vị đảm bảo an toàn cho bản thân trong đại dịch này./.

 

Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)