Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Ai Cập

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai Cập

Thứ tư, 15/04/2020, 14:29 GMT+7

Không chỉ có các kim tự tháp huyền bí, người Ai Cập còn tự hào bởi rất nhiều những ngôi đền cổ khổng lồ và kỳ vĩ, tiêu biểu như đền Abu Simbel. 

test

Đền Abu Simbel tọa lạc ngay bên bờ phía tây của hồ Nasser, cách ngọn thác đầu tiên ở khu vực sông Nile khoảng 280m về phía Nam và cách trung tâm thủ đô Aswan, Ai Cập khoảng 290km về phía Tây Nam. Nó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào giữa năm 1960, vì vậy nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến tham quan khi đi du lịch Ai Cập.

 

Lịch sử hình thành đền Abu Simbel

Đền thờ Abu Simbel được xây dựng từ vào thế kỷ 13 (khoảng năm 1264 đến 1244) trước Công nguyên dưới triều đại thứ 19 của Pharaoh Ramesses II, để kỷ niệm chiến thắng của nhà vua cũng như thể hiện ưu thế tôn giáo của Ai Cập với các nước láng giềng.

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai Cập(Ảnh @experienceegypt)

 

Để làm nên công trình vĩ đại này, các nhà khảo cổ học cho rằng người ta đã phải dành ra hơn 20 năm mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều thế kỷ sau đó, nó lại bị bỏ hoang và bị chôn vùi trong cát sa mạc mà không một ai quan tâm.

Cho đến tận năm 1813, khi một nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Burckhardt được một cậu bé địa phương tên là Abu Simbel dẫn đến vị trí này thì ngôi đền mới được phát hiện ra. Và đến năm 1817 thì nó đã được khai quật lên từ cát bởi Giovanni.

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai CậpNgôi đền thu hút bao du khách ghé thăm (Ảnh @ellesenparlent)

 

Có thể nói, trong vô vàn các ngôi đền của Ai Cập thì đền Abu Simbel là công trình phải chịu nhiều biến cố nhất. Vì vào năm 1960, khi đập thủy điện Aswan được xây dựng nhằm nâng cao nền kinh tế cho Ai Cập thì nước của nó dâng lên rất có nguy cơ nhấn chìm di tích này trong lòng sông Nile.

Vậy là, xây dựng đã khó khăn thì trùng tu và bảo tồn nó lại khiến người ta càng đau đầu hơn nữa. Cuối cùng, UNESCO đã phải vào cuộc để di dời nó bằng cách cắt ngôi đền ra thành hơn 13.000 mảnh nhỏ và đưa lên độ cao hơn 65m so với mực nước sông Nile rồi kết nối lại với nhau trong hơn 8 năm trời thì ngày nay chúng ta mới có cơ hội thưởng ngoạn di tích cổ đại có một không hai trên trái đất như thế này.

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai CậpNằm bên dòng sông thơ mộng (Ảnh @egyptpeople)

 

 

Kiến trúc đỉnh cao của đền Abu Simbel

Quần thể đền thờ Abu Simbel bao gồm 2 ngôi đền đồ sộ là Đền lớn dành cho các vị thần bảo hộ và Pharaoh Rammsses II và Đền nhỏ dành riêng cho Nữ hoàng Nefertari. Các ngôi đền đều được tạc trực tiếp trên một núi đá sa thạch ở dạng thô, theo quy chuẩn xây dựng các kim tự tháp và các lăng mộ ở Thung lũng các vị vua để tạo thành một tuyệt tác như ngày nay.

Đền lớn của vua Pharaoh Rammsses II cao khoảng 30m và dài khoảng 36m, ở mặt chính của ngôi đền là 4 pho tượng khổng lồ cao khoảng 22m, được tạc từ hình tượng nguyên bản của các Pharaoh trong tư thế ngồi với ánh mắt cương nghị đang nhìn về phía trước.

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai CậpBốn bức tượng sừng sững (Ảnh @voyagefox_)

 

Mỗi bức tượng đều được đội các loại vương miện khác nhau biểu tượng cho các vùng Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập vào thuở đó. Tuy nhiên, sau một trận động đất bức tượng thứ hai bên trái bị sập mất phần đầu, rơi xuống ngay phía chân của ngôi đền, nên ngày nay khi đến tham quan, du khách sẽ chỉ được chứng kiến 3 bức tượng còn nguyên vẹn.

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai CậpMột bức đã bị phá hủy (Ảnh @voyagefox_)

 

Cửa chính của đền dẫn ta vào một hang động sâu trong vách đá khoảng 70m, với cấu trúc giống các ngôi đền cổ xưa là càng đi vào trong thì đường càng hẹp dần.

Hai bên hành lang được tạc 8 pho tượng thần Osiris khổng lồ - vị thần cai quản địa ngục (diêm vương) và tượng trưng cho cái chết. Trên hai bức tường phía sau các bức tượng cũng được trang trí bởi rất nhiều các bức phù điêu tái hiện sống động hình ảnh những chiến công lẫy lừng của vua Rameses II trong cuộc chiến chống lại quân Hitttite hay chiến thắng tại Nubia, Lybia…

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai CậpHành lang sâu hun hút (Ảnh @elviajesigue)

 

Bên cạnh đó, có những bức lại miêu tả đời sống thường ngày của vua ở hậu cung, có bức thì nói về quá trình giao tiếp giữa nhà vua với các thần linh Ai Cập. Dù thời gian đã trôi qua hàng nghìn năm nhưng những nét chạm khắc tinh xảo ấy như vẫn còn nguyên vẹn như một cách để chứng minh sự khéo léo của người xưa.

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai CậpCác bức tượng đứng hiên ngang qua năm tháng (Ảnh @van.esgueva)

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai CậpNhững bức phù điêu đặc sắc, sống động (Ảnh @bucketlistegypt)

 

Bước qua hành lang, du khách sẽ được nhìn thấy một điện thờ chính với bốn bức tượng của 4 vị thần gồm: thần Ptah (thần của các vị thần, thần sáng tạo), thần Amun-Re (thần mặt trời), thần Re-Harakti (thần bổn mạng của vua) và Ramsses II (vì ông tự xem như là một vị thần) được đặt trên các bệ thờ.

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai CậpTất cả các bức tường đều được trang trí tinh xảo (Ảnh @hey___0125)

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai Cập(Ảnh @josy_ft01)

 

Cách sắp xếp các bức tượng trong ngôi đền Abu Simbel cũng là một sự tính toán hết sức tài tình của người Ai Cập cổ đại. Vì vào ngày 20 của tháng 2 và tháng 10 hàng năm, ánh bình minh sẽ chiếu thẳng vào bức tượng thần Amun-Re rồi từ từ ánh sang các tượng thần kế bên là Rammsses II và Re-Harakrti nhưng lại không bao giờ chiếu đến thần Ptah vì người ta quan niệm: thần Ptah là vị thần muôn đời nằm trong bóng tối.

Ngôi Đền nhỏ của Nữ hoàng Nefertari lại chỉ cao khoảng 12m và dài tầm 30m, cách Đền lớn khoảng 100m về phía Đông Bắc. Mặt chính của đền được khắc 6 bức tượng khổng lồ với bốn bức tượng của Pharaoh Ramesses II và hai bức là nữ hoàng của ông – bà Nefertari. Bên trong của đền cũng được trang trí bằng các bức phù điêu mô tả hình ảnh Pharaoh và Nữ hoàng của ông đang làm lễ vật cho các vị thần Ai Cập. 

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai CậpNhững bức tượng vẫn đứng hiên ngang sau bao biến cố (Ảnh @lana_marcipana)

 

Đền Abu Simbel - niềm tự hào trong kiến trúc của người Ai CậpTrên tường cũng được trang trí bằng các bức tranh điêu khắc ấn tượng (Ảnh @josy_ft01)

 

Có thể nói, các pho tượng được đẽo khắc trong hang động của đền Abu Simbel chính là một kiệt tác của nhân loại. Đây là một kỳ quan được xếp thứ hai, chỉ sau các tòa Kim Tự Tháp vĩ đại, một kỳ quan khiến người ta không thể giải đáp là tại sao từ hơn 3,300 năm trước mà con người Ai Cập cổ đại đã có được một nền văn minh và thiên văn học tuyệt vời như thế.

 

Cách di chuyển đến đền Abu Simbel

Để chiêm ngưỡng di tích vĩ đại Abu Simbel Ai Cập, bạn có thể bay đến thành phố thơ mộng Aswan, rồi từ đó di chuyển bằng máy bay đến đây trong khoảng 35 phút hoặc đi xe buýt với thời gian hơn 3,5 tiếng.

Nếu đã đặt chân đến Ai Cập, đừng quên ghé qua đền Abu Simbel để chiêm ngưỡng một kiệt tác kiến trúc mà người Ai Cập vô cùng tự hào nhé.

 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)