Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Trung Quốc

Phong tục đón Tết của người Mông Cổ có gì đặc biệt?

Thứ hai, 25/01/2021, 15:00 GMT+7

Hãy cùng luhanhvietnam tìm hiểu xem phong tục đón Tết của người Mông Cổ có gì đặc biệt? Liệu người Mông Cổ có đón giao thừa bằng pháo hoa, chúc Tết và lì xì như Việt Nam hay không? 

test

Tết của người Mông Cổ vào ngày nào? 

Mông Cổ là một trong những đất nước có phong tục ăn Tết giống Việt Nam. Ngày Tết của người Mông Cổ còn được gọi là Tsagaan Sar ngày lễ truyền thống được tổ chức lớn nhất tại Mông Cổ. Khi Thiết Mộc Chân thành lập Đế chế Mông Cổ và lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn vào năm 1206 đã chọn lễ Tsagaan Sar được tổ chức vào mùa xuân để thể hiện sự tôn trọng, lòng tốt và ước mong hòa bình. 


Phong tục đón Tết của người Mông Cổ - thời gian nàoNgày Tết của người Mông Cổ còn được gọi là Tsagaan Sar

 

Phong tục đón Tết của người Mông Cổ họ sẽ mặc quần áo trắng sử dụng các loại thực phẩm có màu trắng chế biến từ sữa, tặng quà màu trắng và cưỡi ngựa trắng. Tết cổ truyền của người Mông Cổ được bắt đầu từ cuối mùa đông trong năm và trong ba ngày đầu tiên của tháng Giếng cũng giống như Việt Nam và Trung Quốc. Ngày Tết của người Mông Cổ được tính theo lịch mặt trăng và tiếng Tsagaan Sar dịch theo tiếng Mông Cổ có nghĩa là tháng trắng. Nếu như vào ngày đầu xuân năm mới các nước trên thế giới chọn màu sắc rực rỡ, thì Mông Cổ lại ưu tiên màu trắng. Đối với người dân xứ thảo nguyên, màu trắng biểu tượng cho sự trong sáng, thuần khiết và tốt đẹp nhất, đó cũng là màu mang tới nhiều may mắn. Vì vậy, trong ba ngày Tết người Mông Cổ sẽ mặc trang phục màu trắng.


Phong tục đón Tết của người Mông Cổ - trang phục truyền thốngMặc trang phục truyền thống vào ngày Tết

 

Vào khoảng thời gian từ 1950 - 1960 lễ hội Tsagaan Sar được tổ chức tại các vùng nông thôn và bị cấm hoạt động. Mãi tới năm 1988 lễ hội được tổ chức như ngày Tết của Mông Cổ. Hiện nay, ngày Tết cổ truyền của Mông Cổ là dịp tất cả các thành viên trong gia đình quây quần và sum họp bên nhau cùng tìm hiểu về nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, đây còn là dịp để khích lệ tinh thần của những người chăn nuôi gia súc vượt qua mùa đông khắc nghiệt và chào đón mùa xuân ấm áp. 


Phong tục đón Tết của người Mông Cổ 

Phong tục đón Tết của người Mông Cổ được thể hiện rõ nét qua những ngày trước lễ Tsagaan Sar. Người Mông Cổ luôn giữ tâm trạng vui vẻ, tích cực và lạc quan khi chào đón năm mới. Họ quan niệm không được làm những điều xấu vào kỳ nghỉ Tết. Bên cạnh đó, nếu nợ ai đó phải trả trước năm mới và tránh cãi vã vào dịp Tết, bởi lẽ người Mông Cổ tin rằng cả năm sẽ chỉ cãi nhau. 


Phong tục đón Tết của người Mông Cổ - gặp gỡ người thânPhong tục đón Tết của người Mông Cổ

 

Về nhà cửa trước khi Tết họ cũng dọn dẹp sạch sẽ trước Tết vài ngày với niềm tin gặp nhiều may mắn. Trước năm mới khoảng 1 tháng, tất cả các thành viên trong gia đình cùng nhau sửa chữa và dọn dẹp nhà cửa, sau đó chuẩn bị cho mình bộ quần áo truyền thống. Vào ngày Tết Âm lịch ở Mông Cổ họ cũng nấu nướng những món ăn truyền thuyết để cả gia đình cùng thưởng thức và chiêu đãi khách tới nhà. Đặc biệt, người đứng đầu trong gia đình sẽ chuẩn bị một bàn tiệc với ý nghĩa tượng trưng cho sự viên mãn và thịnh vượng, sau đó tặng quà cho khách. 


Phong tục đón Tết của người Mông Cổ - chuẩn bị bữa tiệcBữa tiệc do người chủ gia đình chuẩn bị để tiếp khách

 

Trước đêm diễn ra lễ hội Tsagaan Sar người dân Mông Cổ sẽ cùng nhau chuẩn bị các loại thực phẩm và bàn tiệc. Trong ngày lễ các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống, sau đó cùng nhau ăn uống. Món ăn đầu tiên trong năm mới sẽ có màu trắng được làm từ gạo và sữa. Những món ăn được chế biến từ sữa truyền thống của Mông Cổ có ý nghĩa tượng trưng cho lễ hội thuận khiết và tránh xa mọi điều không tốt. 


Phong tục đón Tết của người Mông Cổ - quây quần bên gia đìnhNghi thức mời rượu các thành viên trong gia đình

 

Phong tục đón Tết của người Mông Cổ trong ngày đầu tiên của năm mới, tất cả các thành viên sẽ thức dậy trước khi mặt trời mọc và mặc quần áo mới. Tiếp theo, người đàn ông trong gia đình sẽ di chuyển tới ngọn núi gần nhất để chiêm ngưỡng cảnh bình minh và người phụ nữ ở nhà pha trà sữa để cầu chúc những điều tốt đẹp nhất tới gia đình. Sau đó, cùng nhau tới chúc Tết ông bà, cha mẹ và người thân. Người Mông Cổ cũng có tục lệ lì xì cho người lớn tuổi bằng tiền cùng khăn quàng cổ màu xanh còn được gọi là Hadag. 


Phong tục đón Tết của người Mông Cổ - mặc quần áo mớiCùng nhau trò chuyện hỏi thăm sức khỏe

 

Khi tới nhà người thân trong những ngày đầu năm mới, vị khách sẽ được dùng trà và bánh bao hấp thịt. Sau khi ra về, chủ nhà sẽ tặng quà và dành lời cảm ơn tới vị khách. Món quà có thể là tiền mặt, kẹo, socola, đồ dùng hoặc quần áo. Điều đặc biệt là khi khách nhận quà từ chủ nhà phải dùng hai tay để thể hiện sự tôn trọng. 


Phong tục đón Tết của người Mông Cổ - nghi thức lễ đặc biệtBiểu diễn các tiết mục truyền thống ngày Tết

 

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm những phong tục đón Tết truyền thống của Mông Cổ như:

Quỳ gối uống rượu: Trong ngày đầu tiên của năm mới, khi tới nhà người khác chúc Tết sẽ phải cúi đầu và hành lễ với người lớn tuổi trong gia đình. Sau đó phải quỳ gối dùng rượu mời để bày tỏ lòng cảm ơn. Đối với những thiếu nữ chưa có gia đình cũng cần thực hiện nghỉ lễ này. 


Phong tục đón Tết của người Mông Cổ - quỳ gối uống rượuNghi thức quỳ gối uống rượu ở Mông Cổ

 

Thưởng trà thời khắc giao thừa: Giữa thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới người Mông Cổ sẽ cùng nhau dùng trà. Chủ nhà sẽ rót chén trà đầu tiên để vẩy xung quanh và rót tiếp chén thứ hai mới chủ trong gia đình, những chén sau mời các thành viên còn lại. 


Phong tục đón Tết của người Mông Cổ - thăm hỏi người thânChào hỏi người thân vào dịp năm mới

 

Cầu chúc cho gia súc: Những người lớn tuổi sẽ mặc trang phục như đi chăn dê, đội mũ da và cầm roi. Đây là hành động có ý nghĩa để đuổi tà ma và bảo vệ các loại gia súc. Ngoài ra, vào ngày này những nam nữ cũng cùng nhau đi ngựa để thể hiện tài năng của mình. 

 


Có thể thấy phong tục đón Tết của người Mông Cổ khá độc đáo với nhiều nét tương đồng giống Việt Nam. Nếu có dự định lên kế hoạch cho tour du lịch Tết, bạn hãy cùng khám phá xứ thảo nguyên xinh đẹp này để cùng tìm hiểu nhiều điều thú vị.

 

Phương Nga (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)