Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Quảng Ninh

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu 

Thứ năm, 19/09/2019, 11:38 GMT+7

Có dịp đến Quảng Ninh du lịch thì bạn đừng quên ghé thăm chùa Cái Bầu để lắng nghe tiếng sóng biển rì rào cùng ngân vang của chùa lặng vang trong gió bạn sẽ thấy lòng vô cùng bình yên và khoan khoái đấy nhé.

test

Giới thiệu về chùa Cái Bầu

 

Chùa Cái Bầu nằm ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Chùa được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự - đền thờ các tướng nhà Trần trong cuộc chiến xâm lược quân Nguyên – Mông. Nơi đây đã từng chứng kiến trận đánh đón đầu, tạo tiền đề cho cuộc chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 1288.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @t.trang99)

 

Trước những sóng gió của thời gian, chùa bị hư hỏng nặng. Ngày 07/12/2007, chùa Cái Bầu được khởi công xây dựng lại trên tổng diện tích 20 ha, với tổng kinh phí lên đến 24 tỷ đồng bằng nguồn vốn huy động xã hội hóa và khánh thành giai đoạn I vào cuối năm 2009. Để tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng nhà Trần đã hi sinh bảo vệ dân tộc, hồi tưởng về nền miếu thờ cũ, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm đã xây dựng đền thờ nằm trong diện tích tâm linh của chùa, tiền lệ chưa từng có trước kia (đền kết hợp với chùa).

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @adm.at__)

 

Chùa ở gần khu du lịch Bãi Dài nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng bên bờ Vịnh Bái Tử Long. Với thế lưng tựa núi, mặt giáp biển và nằm cách xa khu dân cư nên chùa càng mang vẻ thanh tịnh, uy nghiêm. Chùa Cái Bầu có lẽ là một trong những ngôi chùa có vị trí đẹp nhất trong hệ thống chùa của Việt Nam.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @harussmallworld)

 

Cách di chuyển đến chùa Cái Bầu

 

Chùa Cái Bầu cách trung tâm thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn) khoảng 11km, cách trung tâm thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) khoảng 65km nên chúng ta có thể đi xe bus đến địa điểm một cách dễ dàng .

 

Với quãng đường từ Hà Nội tới Vân Đồn khoảng 250km nên từ trung tâm Hà Nội bạn có thể đi xe khách, ô tô cá nhân hoặc xe máy.

 

Di chuyển bằng xe khách

 

Có rất nhiều tuyến xe chạy từ Hà Nội đến Vân Đồn tại các bến Mỹ Đình, Yên Nghĩa hay Lương Yên với giá vé từ 120k/1 chiều/ 1 người.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh sưu tầm internet)

 

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô)

 

Lộ trình 1: Từ Hà Nội bạn đi theo quốc lộ 5 qua thành phố Hải Dương, sau đó từ thị trấn Nam Sách – Hải Dương theo quốc lộ 183 đến thị trấn Sao Đỏ – Chí Linh, Hải Dương rồi đi đến Đông Triều, Uông Bí, Hạ Long, Cẩm phả, Cửa Ông tới Vân Đồn.

 

Lộ trình 2: Từ Hà Nội bạn đi theo quốc lộ 5 đến ngã ba Sài Đồng rồi đi theo đường 1 đến thành phố Bắc Ninh. Theo đường 18 từ Bắc Ninh qua Phả Lại – Chí Linh – Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long – Cẩm Phả rồi rẽ đền Cửa Ông rồi tới Vân Đồn.

 

Vẻ đẹp thần bí của chùa Cái Bầu

 

Với địa thế phía trước chùa là vẻ đẹp mênh mông, rộng lớn của vịnh Bái Tử Long còn phía sau chùa là dãy núi xanh non, hùng vĩ, chùa Cái Bầu uy nghi giữa muôn trùng sóng nước, giữa xanh mướt những cỏ cây, hoa lá, dưới cái nền trời bao la rộng lớn, tạo nên một quần thể kiến trúc đẹp hài hòa, mang lại cảm giác thanh tĩnh đến lạ kỳ tựa như chốn bồng lai tiên cảnh giữa mênh mông đất trời.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @lannphuonng)

 

Để vào chùa bạn không hề mất một khoản phí nào và cũng không phải sử dụng cáp treo như nhiều ngôi chùa khác. Bạn có thể leo bộ vãn cảnh chùa và cảm nhận bầu không khí yên tĩnh, thanh tịnh cùng những vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ quý giá nơi đây. Lối đi vào chùa Cái Bầu là con đường uốn lượn quanh co cạnh bờ biển rì rào sóng vỗ. Một mái chùa nhỏ với 2 tầng mái được đặt ngay trước khi vào chùa. Những hàng cây xung quanh lối đi được cắt tỉa theo hình rồng phượng rất đẹp mắt.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @chang.bong94)

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @hellopeacheese)

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @t.trang99)

 

Đi lên cao hơn trên các bậc thang tại dốc núi sau lưng chánh điện, chúng ta có thể thấy rõ Vịnh Bái Tử Long với những đảo núi đá chập trùng giữa biển cả bao la, những con thuyền từ ngoài biển khơi, tựa một bức tranh sơn thủy hữu tình ấy được phác lên bởi màu xanh của rừng núi, cây cối và màu xanh của mây trời, biển cả – một sự kết hợp vô cùng hài hòa và thanh khiết.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @llnd_)

 

Khi bước đến Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, trong lòng mỗi du khách đều mang trong mình sự hưng phấn bởi một niềm rạo rực, tâm linh nhất. Cùng nhìn cảnh sắc, quang cảnh trời mây tại đây và lắng nghe sư thầy giảng đạo là niềm ao ước của mỗi người con Phật tử.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @ng.phuonganhhh)

 

Chùa Cái Bầu có kiến trúc với tòa đại hùng bảo điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ bắt mắt. Mái ngói uốn cong với nền gạch đỏ, bên trên mái có khắc tên tòa bảo điện. Từng mái chùa được uốn cong theo kiến trúc cổ, chỉ có màu sơn mái chùa mới sơn tạo nên nét đẹp cho ngôi chùa. Từ kiến trúc đến cách bày trí, phù điêu, cầu thang của chùa cũng mang nét giống như nhiều ngôi chùa khác tại Việt Nam.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @tazgriffin)

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @ninh0594)

 

Chùa Cái Bầu gồm có chính điện, lầu chuông, lầu trống, cổng Tam Quan. Phần chính điện rộng nhất, có đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng miêu tả lại quan cảnh gốc cây Bồ Đề nơi mà Phật Thích Ca đã tu thành chính quả. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @thumin300799)

 

Hai bên Thiền viện được đặt gác chuông và gác trống cùng những bức điêu khắc về quá trình hành hương của đức phật. Phía trái Thiền viện là tượng đồng Phật Di Lặc, nặng 4,8 tấn.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @liennphamm)

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @hhoanganhhh)

 

Từ cổng tam quan hướng nhìn ra biển, tôn tượng Đức Quán Âm Nam Hải uy nghi khiến du khách như lặng người khi được chiêm ngưỡng cảnh đẹp tâm lĩnh giữa biển trời Đông Bắc

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @q17_healer_bond)

 

Đi khắp xung quanh chùa Cái Bầu, không khó để gặp được những khung cảnh tuyệt vời như thế này. Cảnh quan trong chùa luôn được các sư thầy chăm sóc cẩn thận.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @huyenbauu96)

 

Khung cảnh nên thơ nơi góc sân nhỏ tại chùa Cái Bầu với vườn cây thảm có, hòn non bộ bắt mắt, hòa cùng tiếng chuông uy nghiêm, tiếng gió biển rì rào khiến tâm ta được thanh tịnh vô cùng.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @lynhcatt)

 

Ngoài ra, trong chùa còn có một chiếc hồ nhỏ với những cây hoa súng cùng mỏm đá nổi lên càng khiến cho cảnh quan chùa thêm hấp dẫn. Trong chùa không đốt vàng mã, không có quán xá, hàng rong… du khách thực sự được hòa vào một không gian tĩnh lặng, được hít căng lồng ngực mùi của núi của biển để tâm hồn trở nên nhẹ nhàng.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @vaniithii_)

 

Đến chùa Cái Bầu bạn còn có thể thưởng thức bữa cơm chay thơm ngon, chất lượng do chính khu bếp của chùa làm nữa đấy. Chắc chắn hương vị sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @_mihphuog_)

 

Đến chùa Cái Bầu vào thời điểm nào là hợp lý nhất?

 

Vì cảnh quan hấp dẫn và là một nơi tâm linh nên mọi thời điểm trong năm bạn đều có thể ghé thăm Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm. Nhưng đặc biệt từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, khi mùa lễ hội diễn ra không khí nơi đây sẽ vô cùng tấp nập. Thời tiết thoáng mát cũng thiên nhiên tươi xanh trong tiết trời đầu xuân năm mới sẽ là thời điểm lý tưởng nhất để bạn đến tham quan chùa Cái Bầu.

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @thugemini981)

 

‘Lặng người’ trước bức tranh sơn thủy hữu tình nơi chùa Cái Bầu (Ảnh @thuyngan210)

 

Nếu bạn đã chán với sự ồn ào, náo nhiệt nơi phồn hoa đô thị hiện đại, bạn muốn đến một nơi vừa để tĩnh tâm vừa để ngắm cảnh thì không còn sự lựa chọn nào tuyệt vời hơn việc đến với chùa Cái Bầu Quảng Ninh. Ở đây, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình bình yên và thanh thản hơn bao giờ hết.

 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh Internet.

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)