Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Miền Tây

4 lễ hội lớn nhất miền Tây thu hút khách thập phương

Thứ hai, 17/06/2019, 17:30 GMT+7

Đồng bằng sông Cửu Long vốn được biết đến là vựa lúa, là nơi cung cấp nhiều sản vật cây trái thơm ngon cho cả nước. Không chỉ dừng lại ở đó, văn hóa của miền Tây cũng rất độc đáo, đặc sắc, mang nét đẹp bình dị và mộc mạc như chính tính cách của con người nơi đây. 

test

Lễ hội vía Bà Chúa  Xứ núi Sam - Lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ ở Núi Sam (Châu Đốc – An Giang) được tổ chức vào ngày 24/4 âm lịch hàng năm và là một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Mỗi năm, cứ đến dịp này, du khách gần xa lại nô nức kéo tề tựu để cúng bái. Thậm chí, có những đoàn người còn đến trước vài ngày để kịp dự lễ nghi thức tắm Bà. 

 

le_hoi_mien_tay_1
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ ở Núi Sam (Châu Đốc – An Giang)

 

Theo nghi thức, bệ thờ đặt tượng sẽ được che khuất bởi bức màn vải, có viền ren và thêu chữ, màu sắc hoa văn sặc sỡ. Sau đó, sẽ một nhóm gồm 4- 5 phụ nữ được chọn từ trước sẽ dâng nước thơm và lau khắp thân của tượng, rồi tiếp đó sẽ thay mũ miện và trang phục mới. Kết thúc nghi lễ tắm Bà, bức màn sẽ kéo qua một bên, mọi người bắt đầu và tiến vào chiêm bái, gửi hoa quả và thực hiện xin lộc Bà.

Nghi lễ vía Bà Chúa Xứ gồm có 4 lễ chính đó là: lễ rước 4 bài vị từ trong lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà, lễ Xây Chầu – Hát Bội, lễ Túc Yết và cuối cùng là lễ Chính Tế. Sau khi phần nghi lễ kết thúc là lúc người dân bắt đầu với những hoạt động chơi đùa cùng những hoạt động văn hóa dân gian như: múa lân, múa chén,…

 

le_hoi_mien_tay_1.1
Nghi lễ vía Bà Chúa Xứ gồm có 4 lễ chính
Xem thêm: Tour trọn gói Miền Tây


Trong quan niệm của người dân An Giang, người ta tin rằng Bà Chúa Xứ là vị thần luôn che chở và phù hộ cho dân chúng, lễ vía Bà hàng năm như một nghi thức tạ ơn đức mà Bà đã che chở và cứu độ chúng sinh. Chưa hết, nhiều người còn truyền rằng, đến viếng và cầu nguyện ở Bà Chúa Xứ núi Sam thì ước nguyện sẽ thành sự thật. Tiếng lành đồn xa và sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ núi Sam dần dần được loan truyền khắp nơi, từ đó ngày càng có nhiều người dân từ khắp nơi đổ về cầu bái. Lâu dần, lễ hội này trở thành một trong những nét văn hóa độc đáo của An Giang và trở thành lễ hội lớn nhất miền Tây.

 

Cholchnam Thmay - Tết cổ truyền của người Khmer

Lễ Cholchnam Thmay hay còn được biết đến là Tết cổ truyền của người Khmer sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội này thường diễn ra vào đầu năm mới (sau tết nguyên đán của người Kinh) nên còn gọi là “Lễ chịu tuổi”. Lễ hội Cholchnam Thmay được diễn ra vào khoảng tháng 3 âm lịch (tức khoảng tháng 4 dương lịch hàng năm). Cũng như tết nguyên đán của người Kinh, lễ hội Cholchnam Thmay kéo dài trong 3 ngày, tức ngày 13, 14, 15 của tháng 3 âm lịch, nếu rơi vào năm nhuận thì ngày bắt đầu sẽ được lùi lại 1 ngày. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây và được mong chờ nhất của người đồng bào Khmer sống ở các tỉnh: Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang. Trong những ngày này, hầu hết nhà nào cũng bánh tét, hoa quả, hương đèn để cúng kiến và dâng chùa lễ Phật.

 

le_hoi_mien_tay_2
Lễ Cholchnam Thmay hay còn được biết đến là Tết cổ truyền của người Khmer

 

Trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội, ngày thứ nhất được gọi là ngày "Chôl Sangkran Thmây". Trong ngày này, người ta sẽ tắm gội sạch sẽ và mặc trang phục truyền thống, mang lễ vật nhang đèn vào trong chùa và làm lễ rước Sangkran. Vào buổi tối, sân chùa sẽ diễn ra những hoạt động vui chơi như: múa dù-kê, múa lâm-thôl, thả đèn gió,... 

Ngày thứ hai gọi là "Wonbơt", vào buổi sáng thức giấc mọi người làm lễ dâng cơm đến các sư sãi ở chùa. Buổi chiều là lễ đắp núi cát, theo đó mọi người sẽ tìm nắm cát sạch đem đến chùa đổ quanh các đền thờ Phật cũng như ở hành lang trước sân chùa. Ngày cuối cùng được gọi là ngày "Lơn Săk", là lễ tắm tượng Phật. 

 

Lễ Tống Ôn -Lễ cầu an, xua đuổi tà khí

Lễ Tống Ôn là tục lễ có truyền thống lâu đời ở vùng đất miền Tây Nam Bộ. Tuy ngày nay,  lễ hội này không còn được phổ biến như trước nhưng vẫn có nhiều địa phương như: Cần Thơ, Long An, Vĩnh Long, An Giang.. thực hiện dù những ngày diễn ra lễ hội này không thống nhất với nhau. Tuy vậy, điểm chung của lễ hội tại những địa phương này là đều được tổ chức ở chùa, miễu,… 

 

le_hoi_mien_tay_3
Lễ Tống Ôn là tục lễ có truyền thống lâu đời ở vùng đất Nam Bộ

 

Theo tương truyền, lễ hội này có nguồn gốc vào thời còn khai hoang lập địa, khi đó có rất nhiều dịch bệnh gây nguy hại cho con người. Người dân nam bộ khi ấy tin rằng đây là tai ương do ma quỷ gây ra. Vì thế, họ làm lễ Tống Ôn nghĩa là tống tiễn, xua đuổi những tà khí và dịch bệnh gây ra cho con người. Để chuẩn bị cho lễ Tống Ôn, người ta chuẩn bị những đồ vật để tế cúng thần trước cùng một chiếc thuyền để những đồ vật vừa cúng xong rồi mới thắp nhang khấn vái. Cuối cùng là đem ra sông thả và để thuyền trôi theo con nước với mong muốn mang đi những điều xui xẻo, tai qua nạn khỏi và hướng tới cuộc sống an lành, hạnh phúc.

 

Lễ hội Nghinh Ông - Lễ hội của những ngư dân 

Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội có truyền thống lâu đời và là lễ hội lớn nhất miền Tây của ngư dân. Đây là lễ hội tưởng nhớ công ơn vị thần Đại tướng quân Nam Hải nhiều lần cứu người dân vượt qua hoạn nạn, sóng to gió lớn ở biển khơi. Hằng năm lễ hội lớn nhất miền Tây này được tổ chức trong ba ngày.. Đi dọc duyên hải Nam Bộ, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều ngôi đền và miếu thờ cá ông. Thông thường, cứ trước này diễn ra lễ hội sẽ có hàng trăm chiếc tàu đánh cá lớn, nhỏ của ngư dân được trang trí cờ hoa và neo đậu sẵn để có thể thực hiện nghi lễ rước Ông ra biển – một trong những nghi lễ trang trong nhất của lễ hội, tiếp đó là các lễ cúng bái của ngư dân rất trang trọng. Bên cạnh đó, ngư dân sẽ còn mời thỉnh lẫn nhau, kể cả du khách từ nơi xa đến tham quan sẽ cùng nhau ăn uống, chuyện trò và vui chơi. Có thể nói là đây là lễ hội mang đậm bản sắc thuần phong mỹ của miền Tây Nam Bộ.

 

le_hoi_mien_tay_4
Đây là lễ hội tưởng nhớ công ơn vị thần Đại tướng quân Nam Hải nhiều lần cứu người dân vượt qua hoạn nạn

 

le_hoi_mien_tay_4.2
Trước này diễn ra lễ hội sẽ có hàng trăm chiếc tàu đánh cá lớn, nhỏ của ngư dân được trang trí cờ hoa và neo đậu sẵn

 

Thu Hiền (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)