Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Phú Thọ

Thăm bảo tàng Hùng Vương tìm hiểu lịch sử đất Tổ cội nguồn

Thứ tư, 06/01/2021, 13:31 GMT+7

Những hiện vật, kỷ vật thời xưa được trưng bày trong bảo tàng Hùng Vương là những tài liệu vô cùng quý giá giúp mỗi chúng ta hiểu thêm về nếp sống sinh hoạt của người dân ở thời đại Hùng Vương và nhà nước Văn Lang một thời.

test

Trong chuyến hành trình về với vùng quê đất Tổ, chắc chắn du khách không thể bỏ qua bảo tàng Hùng Vương nằm ngay bên núi Nghĩa Lĩnh. Đây là một trong những điểm đến thuộc quần thể khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng. Mỗi hiện vật, khảo cổ thời Hùng Vương được trưng bày trong bảo tàng như là một vật chứng thiêng liêng kết nối đến những huyền thoại của vùng đất Tổ.

 

 

Bảo tàng Hùng Vương ở đâu Phú Thọ?

Bảo tàng Hùng Vương có tọa lạc trên 1 quả đồi thuộc xã Hy Cương - Việt Trì - Phú Thọ. Bảo tàng sở hữu nét đẹp kiến trúc độc đáo, khắc họa rõ nét về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam mà ai lấy khi trở về đây đều cảm thấy tự hào và xúc động.

Bảo tàng quốc gia Hùng Vương được thiết kế dựa trên thế giới quan của dân tộc Việt cổ với quan niệm trời tròn - đất vuông gồm 2 tầng với diện tích lên đến 1.000m2. Đứng từ trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh nhìn xuống, bảo tàng trông giống như 1 chiếc hộp vuông khổng lồ mà đa phần mọi người đều liên tưởng đến sự tích bánh Chưng bánh Dầy.

Tại bảo tàng có gần 700 hiện vật gốc với tổng số 4.000 hiện vật được sưu tập, trưng bày ở 5 phòng chuyên đề chính khắc họa và làm nổi bật những chủ đề như: con người, đất nước thời nguyên thủy; thời dựng nước; sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng; hay khu di tích Đền Hùng cũng như việc thờ cúng Vua Hùng ở trên thềm đất cổ Phong Châu; Tình cảm của nhân dân và sự quan tâm của những chế độ xã hội thời Đền Hùng.

 

 

Khám phá bảo tàng Hùng Vương - Phú Thọ

Tại bảo tàng Hùng Vương thì được phân khu rất rõ ràng để giúp khách tham quan dễ dàng tìm hiểu. Những hiện vật trưng bày tại bảo tàng được lựa chọn theo 4 giai đoạn văn hóa tiêu biểu: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Trong đó, những hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu tại bảo tàng được sưu tập vô cùng phong phú. Tất cả những hiện vật đó đã kết nối chúng ta trở về thời xưa của thời đại Hùng Vương và hiểu hơn về cuộc sống của người dân thời đó.

 

Văn hóa Phùng Nguyên

Văn hóa Phùng Nguyên phát hiện vào nằm 1959. Đây là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở khảo cổ Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Và đây cũng là sự mở đầu cho thời đại đồng thau ở Việt Nam; là nhân tố quan trọng hình thành nên văn hóa Đông Sơn - văn hóa khởi đầu nhà nước Việt Nam.

Ngay từ khi tìm ra những hiện vật, bảo tàng quốc gia Hùng Vương phối hợp cùng với cơ quan chức năng khai quật và đưa về đây lưu giữ, trưng bày. Hiện vật chủ yếu được làm từ chất liệu: xương, sừng, gốm, đá...với nhiều hình ảnh khác nhau và cho thấy trình độ phát triển rất cao về thẩm mỹ, ý thức, nhận thức của cư dân Phùng Nguyên. Nhờ thế mà những hiện vật tại bảo tàng đã tái hiện lại bức tranh sinh động về thời kỳ lịch sử của thời tiền Hùng Vương.

 

 

Văn hóa Đồng Đậu

Cư dân thời kỳ văn hóa Đồng Đậu là cư dân nông nghiệp. Sống định cư và làm ruộng ven chân đồi gò. Chăn nuôi gia súc, khai thác những sản vật tự nhiên để đảm bảo cuộc sống định cư lâu dài. Đặc trưng cơ bản của văn hóa Đồng Đậu là sử dụng công cụ xương, sừng để chế tác thành các dụng cụ như mũi tên, mũi lao có ngạnh.

Cuộc sống vật chất và tinh thần của người Đồng Đậu đã rất phong phú, có sự giao lưu trao đổi giữa các vùng khác ở nước ta. Mối quan hệ nhiều chiều qua lại giữa các vùng là một quá trình tất yếu của quy luật phát triển nhân loại.

 

 

 

 

Văn hóa Gò Mun

Đây là văn hóa tiếp nối giữa văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn. Văn hóa Gò Mun đã phản ánh rất chân thực qua những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng. Những hiện vật văn hóa Gò Mun chủ yếu được làm từ chất liệu: đồ gốm, đồ đá, đồ đồng. Không những phong phú về chất liệu mà còn đa dạng về loại hình công cụ, đồ dùng, sinh hoạt cũng như nghệ thuật trang trí. Đặc trưng nhất là công cụ sinh hoạt của 3 chất liệu đồ đồng, đồ đá, đồ gốm.

 

Văn hóa Đông Sơn

Là giai đoạn tái hiện rất sinh động khi tại bảo tàng được trưng diện những hiện vật từ những di chỉ khảo cổ học như: làng cả, gò De...Nền văn hóa này có nhiều loại hình di chỉ cư trú, di chỉ xưởng, di chỉ mộ táng...trong đó đồ đồng là di vật đặc trưng nhất.

Những chiếc trống đồng - di vật lịch sử vô cùng đặc sắc và độc đáo. Chúng ta còn thấy được nhiều sinh hoạt văn hóa, kinh tế của thời kỳ này như: giao thông vận tải thời Hùng Vương là đường thủy. Thế nên, con thuyền Đông Sơn trên trống đồng chính là hình ảnh thân thuộc của con người Việt Nam với dòng sông, bến nước, cây đa.

 

Bảo tàng Hùng Vương - văn hóa Đông SơnVăn hóa Đông Sơn

 

Bảo tàng Hùng Vương - văn hóa Đông SơnMộ cổ Gò De

 

Việc hình thành bảo tàng Hùng Vương ngay bên cạnh khu di tích Đền Hùng đã đáp ứng được sự mong mỏi của người dân Việt Nam ta cả trong và ngoài nước khi có dịp ghé thăm đất Tổ. Bảo tàng chính là nơi khắc họa lịch sử hào hùng dân tộc và cũng là bài học nhắc nhở thế hệ sau phải biết kế thừa và gìn giữ những giá trị lịch sử hào hùng mà ông cha ta để lại.

Và nếu có dịp về thăm Phú Thọ, đừng quên ghé thăm bảo tàng Hùng Vương để hiểu thêm về văn hóa truyền thống và có cái nhìn sâu sắc đầy đủ nhất về lịch sử dựng nước và giữ nước nhé bạn!

 

Nguyễn Chiên (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)