Những ngôi làng cổ tích ở Đà Lạt đẹp thanh bình với cảnh sắc thiên nhiên đầy mê hoặc khiến bất cứ ai đã một lần dừng chân đều phải say đắm và muốn trở lại thật nhiều lần.
Không phải ngẫu nhiên là Đà Lạt luôn là cái tên hàng đầu trong list các điểm đến hấp dẫn ở Việt Nam được các tín đồ xê dịch yêu thích nhất. Xứ sở tuyệt vời này mang vẻ mộng mơ, ảo diệu của phố núi cao nguyên vừa dịu dàng, lại vừa xinh đẹp. Nếu như bạn muốn cảm nhận một phố núi bình yên, hoang sơ và trữ tình thì chắc chắn những ngôi làng cổ tích ở Đà Lạt sẽ là điểm dừng chân lý tưởng.
>>Xem thêm: Trọn bộ cẩm nang du lịch Đà Lạt sau giãn cách tín đồ xê dịch nên bỏ túi |
Nhắc đến những ngôi làng cổ tích ở Đà Lạt khiến du khách phải say mê, thì hẳn rằng làng Cù Lần chính là cái tên không thể thiếu. Đây là nơi du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp thơ mộng của rừng xanh, ngắm thiên nhiên hữu tình cũng như khám phá những nét văn hoá của dân tộc bản địa đặc sắc.
Làng Cù Lần nằm ở dưới chân núi Lang Biang, ở thôn Suối Cạn, xã Lát, thuộc huyện Lạc Dương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km. Ngôi làng được ví như một bức tranh trữ tình đẹp đến mê hoặc của xứ sở sương mù. Ngôi làng rộng khoảng 340ha và đã tồn tại ở đây từ thập niên 60 với những ngôi nhà truyền thống của đồng vào K'Ho, đến nay nó đã phát triển trở thành một khu du lịch rộng lớn nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ hoang sơ cổ tích của những mái nhà nhỏ dưới những tàng cây xanh. Tên gọi của làng được đặt theo tên của loài Cù Lần, loại động vật nhỏ với tô mắt to tròn thường sống trên những cành cây lớn.
Ngôi làng với vẻ đẹp thơ mộng giữa chốn rừng xanh, đã trở thành thiên đường bình yên cho những ai muốn tìm một chốn riêng để thư giãn, tránh xa những xô bồ của cuộc sống náo nhiệt ngoài kia. Đến làng Cù Lần, ngoài nghỉ dưỡng, check-in ngắm cảnh, bạn còn có thể tham gia các hoạt động hấp dẫn như leo núi, săn bắt, đi xe jeep vượt địa hình, tham gia những vũ hội đặc sắc với không gian cồng chiêng, lửa trại bập bùng trong đêm.
>>Xem thêm: Khám phá các địa điểm ngắm Đà Lạt từ trên cao view đẹp mê mẩn |
Chỉ cần nghe cái tên thôi bạn hẳn đã cảm thấy ngôi làng cổ tích ở Đà Lạt này chính là nơi tuyệt vời để tận hưởng giấc mơ bình yên. Làng Bình An là một khu nghỉ dưỡng toạ lạc ở bên hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm khoảng 7km. Làng được xây dựng với quy hoạch tổng thể kiến trúc là phong cách Pháp kết hợp với nét đẹp tinh hoa của kiến trúc bản địa.
Làng Bình An được ví tựa như một ốc đảo bình giữa giữa thiên nhiên tươi đẹp của Đà Lạt. với hồ nước mênh mông, rừng thông xanh mướt, những bãi cỏ ngút ngàn, xa xa là. ngọn đồi xanh hùng vỹ. Nơi đây khiến người ta có cảm giác như đang bước bước vào một ngôi làng cổ tích thực thụ bước ra từ vùng đất thần tiên, nơi mà ta sẽ chỉ cảm nhận được niềm vui, sự bình yên, bỏ xa hết những khổ đau, mệt mỏi của cuộc sống. Làng có những ngôi nhà kiến trúc Pháp với tường vàng, mái gạch tựa như những làng quê từ nước Pháp xa xôi.
Thức giấc ở ngôi làng tuyệt vời này, tận hưởng bình minh trong lành, đi dạo trên con đường nhỏ bên bờ hồ phẳng lặng, nghe gió thổi, chim hót trên những nhánh thông hẳn sẽ là cảm giác tuyệt vời ai cũng muốn tận hưởng.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH ĐÀ LẠT KHUYẾN MÃI
|
Ngôi làng cổ tích ở Đà Lạt này nằm ở số 62 đường Đống Đa, ngay khu vực đèo Prenn. Nơi đây là một quần thể các căn biệt thự nhỏ bằng gỗ rất đẹp và ấn tượng. Phong cách thiết kế theo kiểu nhà Rường nhưng lại đậm chất Nhật Bản mang đến một không gian vừa sang trọng lại vừa ấm áp.
Do tọa lạc ngay trên sườn đồi của một ngọn núi nên khi check-in tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh toàn thành phố Đà Lạt rất đẹp vừa thơ mộng, đặc biệt là khi đêm xuống, thành phố lên đèn tạo nên khung cảnh ảo mộng . Bao quang Đà Lạt Osaka còn là rừng thông hoang dã với muôn hoa thơ mộng, tạo nên không gian cổ tích và bình yên dù nằm không xa trung tâm thành phố.
Du lịch xứ ngàn thông vào bất cứ thời điểm nào trong năm, bạn cũng có thể thong thả tận hưởng vẻ đẹp tuyệt sắc của những ngôi làng cổ tích ở Đà Lạt, những chốn mộng mơ này chính là thiên đường tuyệt vời để bạn thư giãn và tìm về an yên sau những lo toan, mệt mỏi của cuộc sống.
Nguyệt Cát (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet