Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Bắc Ninh

Du lịch Bắc Ninh đừng quên ghé thăm chùa Bút Tháp

Thứ tư, 31/07/2019, 16:18 GMT+7

Bắc Ninh là vùng đất gắn liền với nhiều truyền thống, lịch sử văn hóa lâu đời của dân tộc. Với cả nghìn năm hình thành và phát triển tỉnh thành này trở thành nơi lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật giá trị sắc nét. Chùa Bút Tháp cùng nghệ thuật kiến trúc độc đáo, lâu đời cũng là một trong những tác phẩm như thế. Đây là ngôi chùa mang đậm dấu ấn của phong kiến xưa cũ.

test

 

Tìm hiểu về lịch sử chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp nằm trên một dải đất rộng tới 10.000m2, cạnh bờ sông Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh. Vùng đất bình yên này có sự tĩnh lặng kỳ lạ, một sự trầm trồ trước vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng hòa lẫn trong không gian thiên nhiên, đất trời. Ngôi chùa đã tồn tại hàng trăm năm và vì thế cũng được coi là một trong những chứng nhân lịch sử cho những biến động thăng trầm đi qua bao thế hệ. Chưa có một tài liệu nào nói chính xác được thời gian chùa hình thành. Chỉ biết rằng trong cuốn sách Nghệ thuật Việt Nam của tác giả nghiên cứu người Pháp viết vào năm 1944 có thuật lại hành trình về quê ở ẩn tại chùa của trạng nguyên Lý Đạo Tái. Mà vị trạng nguyên này có ở thế kỷ 13, 14 nên sử học thường lấy đó là dấu mốc cho sự ra đời của ngôi chùa này.

 

Chùa Bút ThápQuang cảnh yên bình của chùa Bút Tháp

 

Thực chất so với nhiều ngôi chùa khác trên tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp được coi là bị thay đổi nhiều nhất so với bản gốc. Điều này được nhắc đến trong cuốn thuật lại lịch sử qua các triều đại, chùa đổi khác do tác động trực tiếp của con người. Vào thời đại vua Trần Thánh Tông dưới sự trụ trì của sư tăng Huyền Quang, chùa được dựng thêm tòa tháp với bông sen cao 9 tầng. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại thì ở chùa lại không còn nữa.

 

Chùa Bút ThápKiến trúc của chùa thay đổi theo từng năm tháng

 

Chùa Bút Tháp trở thành một nguồn lực to lớn truyền giảng Phật giáo phát triển nhất là vào thế kỷ XVII. Nguyên nhân là vì Hòa Thượng Chuyết Chuyết – một sư thầy vô cùng nổi tiếng và được tôn sùng ở Trung Quốc đã đến đây và trụ trì cho đến cuối đời. Những đóng góp của ông với nơi này là không thể kể hết, giai đoạn này cũng là thời kỳ thịnh hưng Phật giáo cả nước.

 

Chùa Bút ThápChùa Bút Tháp là chứng nhân cho thời kì hưng thịnh của Phật Giáo nước ta

 

Tuy nhiên thời gian cũng khiến ngôi chùa bị thất sủng, đỉnh điểm là thời kỳ chúa Trịnh, chùa chỉ giống như ngôi nhà mục nát và trống không. Sau đó nhờ sự giúp sức của hoàng thái hậu bấy giờ của triều đại Trịnh Táng là bà Lê Thi Ngọc thì đến năm 1647 chùa cũng được tu sửa khang trang. Dẫu vậy thì cũng nhiều thế kỷ sau chùa cũng lụt tàn theo thời gian và phải thay đổi, sửa chữa vô vàn lần. Có những thời kỳ chùa Bút Tháp biến mất hẳn trên bản đồ tổ đình Việt Nam và không được ghi chép lại bằng bất cứ thiền văn nào.

 

Chùa Bút ThápCây cầu đá được chạm khắc tinh tế và sắc nét

 

Lần gần đây nhất mà chùa được trùng tu lại là vào năm 1996. Đến tận bây giờ trước gió mưa biến động thời gian mà chùa vẫn đứng vững giúp chùa Bút Tháp trở thành niềm tự hào của nhiều Phật tử Bắc Ninh. Chùa cũng đã được đổi tên rất nhiều lần nhưng sau cùng cái tên Bút Tháp vẫn được vua Tự Đức lựa chọn đến ngày nay. Với những giá trị tuyệt vời về nghệ thuật cùng chứng nhân của các triều đại hưng thịnh khác nhau, Bộ Văn hòa Thông tin Việt Nam đã xếp hạng chùa Bút Tháp là di sản cấp quốc gia cần được trân trọng, bảo vệ và phát triển vào năm 1962.

 

Chùa Bút ThápCheck - in trên cầu đá

 

Xem thêm các tour du lịch miền Bắc tại đây

 

Nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp nằm nổi bật giữa một không gian thiên nhiên rộng lớn, cánh đồng trải dài theo con sông liền cạnh. Chùa nằm về hướng Nam, theo Phật giáo đó là hướng thiên nhãn, trí tuệ, theo phong thủy thì đó là hướng an mẻ, an cư. Việc xây dựng hướng chùa đẹp nhất cũng tạo nên nhiều điều tốt lành cho các Phật tử lẫn người qua đường ghé thăm.

 

Chùa Bút ThápVẻ đẹp nhuốm màu thăng trầm của thời gian

 

Cũng giống như những ngôi chùa khác đang tọa lạc trên địa bàn Bắc Ninh, chùa Bút Tháp cũng bao gồm ba dãy nhà lần lượt theo thứ tự là Tiền đường tức đại sảnh gặp mặt, Thiên hương nơi hoạt động chung của người hướng Phật và cuối cùng là Thượng điện nơi chỉ dành riêng cho thần linh, tín ngưỡng. Tổng thể bố cục chùa sắp xếp hợp lý lại dễ hoạt động theo từng mục riêng, phải khẳng định thêm rằng chùa Bút Tháp có phần cân đối tỉ lệ và nhịp điệu cao thấp khuôn mẫu vô cùng tỉ mỉ và công phu.

Ngôi chùa sử dụng chính chất liệu gỗ quý với phần đá cho các bệ bao quanh vững chãi. Mọi đường nét hoa văn đều chi tiết nhỏ giọt, đặc biệt nằm trong khu vực Thượng điện có phần lan can làm từ đá cẩm thạch xanh cùng nhiều tranh vẽ, chạm khắc lối hoa văn phong kiến cầu kỳ, bắt mắt. Trên tòa Thích Thiện Am cũng có 12 bức vẽ và dọc theo chân tháp Báo Nghiêm lại thêm 13 bức nữa. Thực chất đề tài các bức vẽ khác nhau nhưng điểm nhấn xuyên suốt đã tạo nên mối liên hệ và điều đó mới làm nên vẻ đặc biệt.

 

Du lịch Bắc Ninh đừng quên ghé thăm chùa Bút ThápTháp Báo Nghiêm - biểu tượng chùa Bút Tháp

Phần sau của Phật điện là nơi an tọa của nhiều bức tượng cao quý, trong đó phải kể đến hai bức tượng là chân dung của hoàng hậu nhà Lê là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc và công chúa Ngọc Duyên. Họ là những người đã giữ gìn và bảo vệ chùa trong giai đoạn đương thời. Trong các phủ có rất nhiều đài sen tọa thiền, đều là của đức phật cầu an.

Hiện nay chùa Bút Tháp lưu giữ khá nhiều những cổ vật từ thời phong kiến như án giao, bia đá, văn thư, kinh thánh, .... Ngoài ra chùa có hơn 70 pho tượng quý được tạc theo nhiều hình dáng khác nhau mà sinh động nhất có thể kể đến như Quan âm nghìn mắt nghìn tay, Kim đồng Ngọc nữ, .... Những bức tượng phật ở đây cũng được điêu khắc vô cùng điêu luyện, dáng vẻ an nhiên mà thị uy.

 

Du lịch Bắc Ninh đừng quên ghé thăm chùa Bút ThápTòa tháp Báo Nghiêm mang lối kiến trúc đặc sắc của Phật giáo Việt Nam

 

Thêm một nơi đặc biệt nữa có thể kể đến chính là tháp Báo Nghiêm, đây được coi là một trong những tòa tháp mang lối kiến trúc đặc sắc của Phật giáo Việt Nam. Tòa tháp cao hơn 13 mét với năm tầng lầu và một tầng thượng đỉnh. Nghê thuật ghép đá để tạo nên tòa tháp này được coi là đỉnh cao của văn hóa Phật giáo.Tòa tháp này chính là nơi thờ hòa thượng Chuyết Chuyết, người có công lớn hàng đầu trong việc làm ngôi chùa Bút Tháp trở thành thần đường Phật pháp như ngày hôm nay.

 

Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)