Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Trung Quốc

Ngả mũ trước lối kiến trúc công phu ở hang đá Vân Cương Trung Quốc

Thứ hai, 27/12/2021, 15:03 GMT+7

Ra đời như một biện pháp sửa chữa lỗi lầm của các bậc tiền nhân, hang đá Vân Cương Trung Quốc sau này đã trở thành một công trình kiến trúc tượng Phật nổi danh khắp châu Á, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá tín ngưỡng mang hơi thở từ nhiều nền văn hoá khác nhau. 

test

Giới thiệu hang đá Vân Cương Trung Quốc 

Hang đá Vân Cương tọa lạc ở phía Nam chân núi Vũ Châu, cách Đại Đồng, Sơn Tây khoảng 16km về phía Tây. Theo lịch sử ghi nhận, hang đá bắt đầu được đục khắc vào năm thứ 2 thời Bắc Ngụy (453) và hoàn thành vào năm 494. Khi triều đình nhà Ngụy rời đô đến Lạc Dương thì công trình này vẫn được tiếp tục xây dựng vào kéo dài dến năm Chính Quan (520 - 525) thì chính thức hoàn thành. 

 

Giới thiệu hang đá Vân Cương Trung Quốc Hang đá Vân Cương (Ảnh: amberhliangs_profile_picture)

 

Hang đá Vân Cương Trung Quốc nằm trên một quả núi kéo dài 1km từ Tây - Đông. Hiện nay nơi đây sở hữu tầm 53 hang động chính, 252 bàn thờ Phật, hang động nhỏ, hơn 51.000 tượng bằng đá, lớn nhất 17m, nhỏ nhất thì vài cm. Quần thể hang đá giống hệt như một tổ ong khổng lồ với các hang động như những lỗ trên tổ ong. 

 

Giới thiệu hang đá Vân Cương Trung Quốc (Ảnh: lunac_hawaii)

 

Hang đá được phân bố nằm ở ba phía: phía tây, ở giữa và phía đông. Có 4 hang đá ở phía đông được xây dựng kiểu tháp. Có 9 hang đá ở giữa, mỗi hang lại được chia 2 phần, Phật tọa nằm chính giữa. Đỉnh ở hang đá được phủ bằng các phù điêu. Phía tây có 40 hang động vừa, nhỏ. 

 

Giới thiệu hang đá Vân Cương Trung Quốc (Ảnh: karyan_yao)

 

>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc từ A - Z

 

Lịch sử hang đá Vân Cương 

Vào mùa xuân năm 446 TCN, Thái Vũ Đế Bắc Ngụy đã tin vào lời gièm pha của đại thần Thôi Hạo mà sinh lòng hận thù với Phật giáo, ban bố chính sách rất tàn nhẫn "Diệt Phật Chiếu", đi truy sát tất cả tu sĩ, tăng ni trong thành Trường An, phá hủy rất cả mọi kinh Phật. Đây chính là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, vua đã ra chiếu chỉ tiêu diệt triệt để Phật giáo. Sau đó Thái Vũ Đế đã trả giá bằng cái chết bởi căn bệnh hiểm nghèo của mình. Thôi Hạo bị tru di tam tộc, những quyết định mà Thôi Hạo đưa ra như là một sự xúc phạm lớn đối với các đại thần trong lịch sử. 

 

Lịch sử hang đá Vân Cương (Ảnh: alibobo520)

 

Văn Thành Đế Bắc Ngụy khi biết tin Thái Vũ Đế triệt tiêu Phật giáo và bị quả báo thì ông đã nhanh chóng khôi phục lại Phật giáo và cho xây dựng lại các công trình kiến trúc nhằm vực dậy Phật giáo. Ông cùng với cao tăng Bắc Lương Đàm Đi bàn luận, thấy rằng ở khu vực phía Nam chân núi Vũ Châu có hang đá khổng lồ đang được khai quật, từ đó "Vân Cương quật" chính thức được xây dựng. 

 

Lịch sử hang đá Vân Cương (Ảnh: sissi0820)

 

Công trình được xây dựng với phong cách Gandhara, đây là tên của một miền thuộc Ấn Độ trước đây. Ở Gandhara, tượng phật có một yếu tố riêng nên Văn Thành Đế đã chọn phong cách đó để xây dựng hang đá Vân Cương. Vào năm 2001, tổ chức Khoa học - Giáo dục và Văn hóa thuộc Liên hiệp quốc chính thức công nhận hang đá Vân Cương Trung Quốc là Di sản văn hóa thế giới. 

 

Lịch sử hang đá Vân Cương (Ảnh: jeanie303)

 

>> Xem thêm: Chùm tour trong và ngoài nước giá tốt 

 

Lối kiến trúc có 1 - 0 - 2 ở hang đá Vân Cương 

Quần thể hang đá Vân Cương được chia thành ba phần là Đông, Trung, Tây, bên trong động sở hữu nhiều khám thờ Phật được tạc như một tổ ong. Phần phía Đông là nhiều tháp thường được nhiều người gọi là động tháp. Để sắp xếp không gian hợp lí nhằm đặt các pho tượng nên ở mỗi động được chia thành hai phần trước, sau, ở giữa đặt Phật tổ. Vách động, đỉnh động được trang trí bằng nhiều bức phù điêu dày đặc. Phía Tây chủ yếu là các hang động nhỏ, nơi trưng bày các tác phẩm sau khi Bắc Ngụy rời đô về Lạc Dương. 

 

Lối kiến trúc có 1 - 0 - 2 ở hang đá Vân Cương Hang đá Vân Cương được chia thành 3 phần 

 

Lối kiến trúc có 1 - 0 - 2 ở hang đá Vân Cương (Ảnh: mannanuona)

 

Nhiều người dân bản địa chia sẻ rằng, nếu như tất cả các tượng ở trong hang đá Vân Cương được tạc trong lòng núi thì ở động thứ 20 tính từ Đông - Tây là một động lộ thiên, ở giữa là tượng Thích ca ngồi có chiều cao lên tới 13.7m. Đây được xem là một tác phẩm tiêu biểu của ngành nghệ thuật điêu khắc ở động Vân Cương khi bức tượng này toát lên được phần hồn tinh túy nhất của Phật Thích ca. Tượng có khuôn mặt tròn trịa, bờ vai to rộng, hình dáng hùng vĩ. 

 

Lối kiến trúc có 1 - 0 - 2 ở hang đá Vân Cương (Ảnh: benk_huang)

 

Hang đá Vân Cương thực sự là một biểu tượng quá tiêu biểu thể hiện được tinh hoa tột cùng trong nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa. Công trình này không những đơn thuần là sự kế tục, phát triển nghệ thuật điêu khắc truyền thống của thời Tần - Hán mà còn thể hiện được sự tiếp thu tài hoa nghệ thuật của Phật giáo tạo nên một phong cách rất độc, hiếm, lạ. Đây cũng là phong cách có sự ảnh hưởng lớn đến chặng đường phát triển của nghệ thuật thời kỳ Tùy - Đường sau này. 

 
Lối kiến trúc có 1 - 0 - 2 ở hang đá Vân Cương (Ảnh: devlintay)

 

Cho dù trải qua biết bao sương gió, nắng mưa suốt hàng chục thế kỷ nhưng phong cách điêu khắc ở hang đá Vân Cương vẫn cho thấy rằng nó chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc.

 

Lối kiến trúc có 1 - 0 - 2 ở hang đá Vân Cương (Ảnh: rendaoling)

 

Phong cách tạo hình và tạc tượng ở hang đá Vân Cương rất hùng vĩ, đa dạng và phong phú cả về kiểu dáng lẫn nội dung. Dựa vào những hiện vật được khai quật lên, nhiều nhà sử học đã xác định việc xây dựng công trình này thành ba thời kì: đầu, giữa, cuối. Thời kì đầu mang dáng dấp mộc mạc của vùng núi phía Tây, tiêu biểu là hang Đàn Diêu. Thời kỳ giữa các đường nét trở nên tỉ mỉ, tạo hình phức tạp, sang trọng,... tất cả được thể hiện qua những bộ trang phục phù điêu khắc trên tượng. Thời kỳ cuối chủ yếu là tạc những bức tượng nhỏ, tuy nhiên kỹ thuật khắc lại rất tinh xảo với tỷ lệ người cân đối. 

 

Lối kiến trúc có 1 - 0 - 2 ở hang đá Vân Cương (Ảnh: annete_ka)

 

Nhiều phong cách tượng Phật tạo hình ở hang đá Vân Cương có sự học hỏi, hòa nhập rồi chuyển thành một nét tạo hình độc lập. Đây là một bước ngoặt lớn của phong cách tạc tượng và nghệ thuật Phật Giáo của Trung Quốc

 

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)