Di tích lịch sử rừng Kiến An là nơi ghi dấu những hoạt động cách mạng của dân tộc và cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta. Nếu có dịp du lịch Bình Dương bạn hãy một lần ghé thăm khu di tích này để cùng tận mắt chứng kiến những dấu tích còn sót lại của một lời lịch sử vàng son của dân tộc.
Di tích lịch sử rừng Kiến An tọa lạc xã An Lập, thuộc huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Khu di tích này có diện tích rộng lớn với 245ha, nằm giữa dòng sông Sài Gòn và sông Thị Tính đẹp thơ mộng. Di tích rừng Kiến An được chọn làm căn cứ cách mạng của quân dân ta từ thời Pháp thuộc và có vai trò quan trọng về quân sự.
Di tích lịch sử rừng Kiến An cách trung tâm Sài Gòn khoảng 70km và cách Tp. Thủ Dầu Một 36km. Để di chuyển tới khu di tích này du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như: Xe khách, xe máy hoặc ô tô tự lái.
- Từ Sài Gòn bạn có thể đi xe khách tới bến xe Bình Dương sau đó bắt xe ôm tới di tích rừng Kiến An. Hoặc nếu muốn chủ động về thời gian đi lại bạn có thể di chuyển bằng xe máy, tuy nhiên cần tìm hiểu trước về đường đi.
- Xuất phát từ trung tâm Tp. Thủ Dầu Một bạn có thể đi theo tuyến đường ĐT748 và An Điền - An Lập khoảng 50 phút là tới. Hoặc có thể đi theo tuyến đường An Điền - An Lập/ĐT748 khoảng 56 phút là tới khu di tích.
>> Nếu không thông thuộc đường di chuyển tới di tích rừng Kiến An, bạn có thể dễ dàng tra cứu trên đường đi hoặc hỏi người dân địa phương.
Di tích lịch sử rừng Kiến An ở Bình Dương là căn cứ cách mạng từ thời Pháp thuộc, có vị trí chiến lược quan trọng đối với cửa ngõ phía Tây Bắc tại Sài Gòn. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây được xem là địa bàn hoạt động của đơn vị chủ lực của quân ta. Với ưu thế về vị trí gần với trung tâm Bến Cát, di tích rừng Kiến An được lựa chọn để xây dựng căn cứ hoạt động và từng là nơi cư trú của nhiều lực lượng an ninh tại Bình Dương.
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, di tích rừng Kiến An trở thành căn cứ cách mạng tại Thủ Dầu Một. Với nhiều cây rừng già, cùng hệ thống cây rừng phủ kiến đã che chở cho quân dân ta được an toàn. Khi đất nước hoà bình, di tích lịch sử rừng Kiến An luôn xanh tươi tốt và những cây cổ thụ cao lớn vẫn sừng sững vươn lên. Hiện nay những vết tích về thời tiết, hố bom đã bị cây rừng che bớt. Vào năm 2004 di tích rừng Kiến An Bình Dương được công nhận là di tích cách mạng cấp tỉnh, trở thành điểm tham quan thu hút du khách khi tới Bình Dương.
Tham quan di tích lịch sử rừng Kiến An du khách sẽ được tìm hiểu các hạng mục bao gồm:
- Cổng chào
- Nhà trưng bày truyền thống
- Nhà bảo vệ
- Cây xanh và khu hầm tái hiệu hình ảnh đấu tranh anh dũng của dân tộc.
Từ năm 2015 di tích rừng Kiến An được huyện Dầu Tiếng khai thác hoạt động và trở thành điểm tham quan thu hút du khách tại Bình Dương. Trải qua nhiều lần trung tu di tích Kiến An có diện mạo khang trang và hiện đại như ngày nay. Trong đó phải kể tới khu nhà truyền thống có diện tích rộng rãi. Tham quan nhà truyền thống du khách sẽ được tìm hiểu mô hình thu nhỏ về khu di tích và các hiện vật, hình ảnh. Khu di tích còn được trưng bày các bảng xếp hạng di tích phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH MIỀN NAM KHUYẾN MÃI
>> HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ - Sóc Trăng - Cà Mau - Bạc Liêu 4N3Đ giá chỉ từ 3,990,000đ/khách >> HCM - Đảo Ngọc Phú Quốc - Cáp Treo Hòn Thơm 3N2Đ Bay VN giá chỉ từ 6,990,000đ/khách |
Khi ghé thăm di tích lịch sử rừng Kiến An tại Bình Dương, du khách cũng nên nắm rõ những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Thời gian mở cửa của khu di tích từ 7h30 - 11h30 (sáng) và từ 13h - 17h (chiều).
- Không được di chuyển bất kỳ phương tiện nào trong khuôn viên của khu di tích.
- Để tham quan di tích du khách cần liên hệ trước với nhân viên trực tại cổng.
- Trong trường hợp đi theo đoàn nên liên hệ với ban quản lý để được hướng dẫn.
- Tuyệt đối không được leo trèo, vẽ lên các hiện vật trong khu di tích.
- Giữ gìn trật tự và không gây ồn ào khi tham quan.
- Du khách có thể chụp hình tại khu di tích, nhưng nếu quay phim cần hỏi ý kiến ban quản lý trước.
- Giá vé tham quan hoàn toàn miễn phí.
Nếu có dịp ghé thăm Bình Dương bạn hãy một lần tham quan di tích lịch sử rừng Kiến An để cùng tìm hiểu và “sống lại” những năm tháng hào hùng của dân tộc nhé!
Phương Nga (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet