Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Quảng Nam

Khám phá các lễ hội truyền thống ở Quảng Nam thu hút khách du lịch

Thứ hai, 02/09/2019, 19:31 GMT+7

Du lịch Quảng Nam ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng còn có một nét đặc sắc mà du khách nhất định đừng bỏ lỡ, đó chính là những lễ hội Quảng Nam nổi tiếng, thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm.

test

Đến với những lễ hội truyền thống của Quảng Nam, bạn sẽ có cơ hội được khám phá văn hóa phi văn thể độc đáo tại đây, hiểu hơn về đời sống sinh hoạt của cư dân, và đồng thời thêm yêu mến những giá trị truyền thống từ ngàn xưa mà ông cha ta truyền lại cho đến ngày nay.

Theo chân Lữ Hành Việt Nam cùng khám phá những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của tỉnh Quảng Nam nhé.

 

1. Lễ Cầu Bông – lễ hội Quảng Nam vào mùa xuân

Một trong những lễ hội Quảng Nam đặc sắc nhất đó chính là lễ hội Cầu Bông. Lễ Cầu Bông xuất phát từ nền nông nghiệp của người dân, mùa xuân làm lễ để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối phát triển tốt tươi, mùa màng được bội thu, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Chính hội được thực hiện vào ngày mồng 7/2 âm lịch, tại địa điểm Làng Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam.

 

lễ hội Quảng NamLễ hội Cầu Bông diễn ra vào mùa xuân hằng năm

 

Phần Lễ được diễn ra tại sân đình làng với sự tề tựu đông đủ của người dân trong làng, cùng nhau chuẩn bị lễ vật đủ đầy dâng cúng các bậc tiền nhân. Điểm đặc biệt trong lễ vật của lễ Cầu Bông đó chính là mâm xôi hồng tượng trưng cho tinh thần gắn kết của người dân, sự may mắn, mùa màng bội thu.

Kết thúc phần Lễ là nghi thức hạ nêu, và diễn ra các cuộc thi hết sức vui nhộn như thi gánh rong, cuốc đất, trồng rong, thi gói món “tôm hữu”… mang ý nghĩa thuần nông, ca ngợi công việc đồng áng.

 

2. Lễ vía Bà Thu Bồn

Lễ vía Bà Thu Bồn diễn ra từ ngày 10 - 12/2 âm lịch hằng năm tại ven sông Thu Bồn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Đây là lễ hội để người dân trong vùng bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến Bà Thu Bồn – người đã có công gầy dựng nên nghề nông – ngư nghiệp cho nơi đây. Hình ảnh của Bà Thu Bồn tượng trưng cho tinh thần yêu thương và ý chí vươn lên chiến thắng tự nhiên.

Lễ hội diễn ra trong không khí náo nhiệt, kéo dài cả ngày trời, bao gồm phần tế lễ, đua thuyền, các trò chơi dân gian, hát đối, hát bài chòi, thi gánh nước, bơi thuyền, đi cà kheo… Đêm cuối của hội có màn rước đuốc, thả hoa đăng trên sông vô cùng rực rỡ.

 

lễ hội Quảng NamLễ vía Bà Thu Bồn nhớ ơn đến vị thánh Thu Bồn đã mang phước lành đến cho người dân nơi đây

 

Xem thêm kinh nghiệm du lịch Quảng Nam

 

3. Lễ vía Bà Thiên Hậu - lễ hội Quảng Nam của người Hoa Kiều

Lễ vía Bà Thiên Hậu diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch hằng năm do người Hoa Kiều sinh sống tại Hội An tổ chức ở hội quán Phước Kiến và hội quán Ngũ Bang.

Bà Thiên Hậu có nguồn gốc xuất phát từ Phước Kiến (Trung Quốc) được nhân dân tôn thờ như một vị thánh, bởi bà có tài tiên đoán mưa gió, bão lũ nên đã che chở cho những ngư dân qua được cơn hoạn nạn.Khi những người Hoa vượt biển đi về phía Nam (nước Việt ta) để lập nghiệp đã được bà Thiên Hậu chở che giúp đỡ rất nhiều, nên họ đã suy tôn, lập đền thờ bà, duy trì cho đến ngày nay, và trở thành một trong những lễ hội Quảng Nam có truyền thống lâu đời.

 

lễ hội Quảng NamLễ vìa Bà Thiên Hậu có nguồn gốc từ người Hoa Kiều sinh sống tại Quảng Nam

 

4. Lễ cúng tổ Minh Hải - lễ hội Quảng Nam hướng về đạo Phật

Lễ Cúng tổ Minh Hải là lễ hội Quảng Nam thuộc đạo Phật, diễn ra vào ngày 7/11 âm lịch để tưởng nhớ ngày mất của thiền sư Minh Hải, được tổ chức tại chùa Chúc Thánh, phường Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Tổ sư Minh Hải là người đã lập nên chùa Chúc Thánh để nhằm hoằng pháp mang ánh sáng nhiệm mầu của đức Phật đến với người dân xứ Quảng.

 

lễ hội Quảng NamLễ tổ Minh Hải tưởng nhớ đến thiền sư Minh Hải là người sáng lập nên chùa Chúc Thánh

 

Lễ cúng tổ Minh Hải có sự tham gia đông đảo của các vị chức sắc Phật giáo cùng bà con Phật tử trong vùng, diễn ra trong không khí uy nghiêm, ngập tràn mùi hương trầm.

 

lễ hội Quảng NamDâng hoa đăng trong lễ cúng tổ Minh Hải

 

5. Lễ tế cá Ông - lễ hội của ngư dân Quảng Nam

Lễ tế cá Ông hay còn gọi là lễ tế cá Voi, đây là lễ hội truyền thống Quảng Nam lớn nhất của ngư dân. Người ngư dân mỗi khi dong thuyền ra khơi, họ hay làm lễ cúng cá Ông để thuyền ra khơi bình an, tránh được mưa gió bão lũ.

Lễ hội thường được tổ chức vào hai ngày trung tuần tháng 3 âm lịch hằng năm, diễn ra tại lăng cá Ông vào ngày cá Ông mất, hoặc nơi có có Ông chết.

 

lễ hội Quảng NamLễ tế cá Ông của ngư dân Quảng Nam

 

Vào những ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng đầy đủ vật phẩm, đặc biệt là trên các tàu thuyền của ngư dân đều giăng đèn kết hoa rực rỡ.

Lễ hội diễn ra vô cùng náo nhiệt, kéo dài cả ngày, sau phần lễ tế có hoạt động hát bội, hát hò khoan.

 

lễ hội Quảng NamLễ cúng cá Ông để cầu cho sóng yên biển lặng, thuyền ra khơi bình an

 

Xem thêm tour du lịch Quảng Nam - Hội An 2019

 

6. Giỗ Tổ nghề Yến

Khá nhiều người nghĩ rằng nghề khai thác tổ yến chỉ có ở Khánh Hòa, nhưng thật ra tại Việt Nam nhiều tỉnh thành khác cũng có nghề này, tỉnh Quảng Nam cũng vậy. Giỗ Tổ nghề Yến là một trong những lễ hội Quảng Nam có từ lâu đời để nhằm tưởng nhớ tới những người đã khai sinh ra nghề khai thác Yến. Và đồng thời cũng là để cảm tạ trời đất đã mang đến nguồn tài nguyên này cho xứ Quảng.

 

lễ hội Quảng NamMiếu tổ nghề Yến tại thôn Bãi Hương, xã Tân Hiệp, Cù Lao Chàm, Quảng Nam

 

Lễ hội thường diễn ra vào ngày 9 - 10/3 âm lịch, tại xã Tân Hiệp – Cù Lao Chàm, với nhiều hoạt động như: tế tổ nghề, thi đua ghe, kéo co, hội bài chòi, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, chợ ẩm thực…

 

lễ hội Quảng NamNghi lễ cúng tổ nghề Yến diễn ra hết sức uy nghiêm, trang trọng

 

7. Lễ hội làng gốm Thanh Hà

Lễ hội Làng Gốm Thanh Hà diễn ra vào ngày 10/1 âm lịch hằng năm, tại miếu Nam Diêu, Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam.

Đây là lễ hội được tổ chức để cúng tổ nghề đã có công tạo nên nghề làm gốm. Ngược dòng lịch sử thì người làng Thanh Hà xưa kia có nguồn gốc từ Thanh Hóa, di dân xuống miền Trung để lập nghiệp và tiếp nối nghề làm gốm. Gốm của Thanh Hà không chỉ nổi danh xứ Quảng, mà danh tiếng còn lan xa các vùng khác.

 

lễ hội Quảng NamLễ hội làng gốm Thanh Hà để tưởng nhớ đến người đã khai sinh ra nghề làm gốm tại đây

 

Lễ hội làng gốm phản ánh nét văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư với các hoạt động hết sức sôi nổi và mang nhiều nét dân gian độc đáo. Sau phần lễ Tổ nghiêm trang thì đến phần hội vô cùng sôi động, các trò chơi như cõng nàng về dinh, thi chuốt gốm, nấu cơm bằng nồi đất… cùng các hoạt động văn nghệ như hát bội, hát bài chòi vô cùng náo nhiệt.

 

lễ hội Quảng NamCác hoạt động của phần hội diễn ra vô cùng sôi nổi

 

Kết

Lễ hội là một nét văn hóa vô cùng đặc sắc của du lịch Quảng Nam, nếu may mắn đến đây vào những dịp trùng với lễ hội, du khách có thể tham dự để khám phá văn hóa tinh thần đặc sắc của người xứ Quảng, đồng thời cũng làm giàu cho vốn hiểu biết của mình.

Ảnh: Sưu tầm Internet

Moon (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)