Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Đà Lạt

Nhà thờ con gà Đà Lạt – điểm nhấn kiến trúc của xứ sở ngàn hoa

Thứ bảy, 29/08/2020, 13:00 GMT+7

Nhà thờ con gà là một địa chỉ đỏ không thể bỏ lỡ khi đi các tour du lịch Đà Lạt. Đây là một công trình cổ xưa vô cùng tiêu biểu của xứ sở ngàn hoa. Với nét cổ kính, nhà thờ đã để lại cho du khách những ấn tượng hết sức đặc biệt về kiến trúc và khung cảnh hoành tráng trên cao nguyên Langbiang. 

test

Đôi nét đặc trưng về nhà thờ con gà Đà Lạt 

Nhà thờ con gà Đà Lạt là tên gọi của một nhà thờ công giáo có từ rất lâu ở Việt Nam. Đây chính là nơi sinh hoạt cộng đồng của các giáo phận ở Đà Lạt và trên cả nước. 

 

Nhà thờ con gà Đà Lạt Nhà thờ con gà Đà Lạt

 

Nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc vô cùng cổ điển do người Pháp lên kế hoạch và tiến hành xây dựng. Bởi vậy mà khi đến đây bạn cứ ngỡ mình đang được đứng trước một tòa nhà lộng lẫy, xa hoa nào đó ở châu Âu. 

 

Giới thiệu về nhà thờ con gà Đà Lạt (Ảnh: hahinmakeup86)

 

Trước khi có tên gọi như ngày nay thì mọi người thường gọi đây bằng tên nhà thờ chánh tòa Đà Lạt. Hiện tại, đây không những là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn, cử hành các tục lệ nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống tôn giáo mà đã trở thành một điểm đến du lịch nổi bật tại phố núi mộng mơ. 

 

Vui chơi tại nhà thờ con gà Đà Lạt Đây là điểm đến nổi bật ở thành phố ngàn hoa

 

Nhà thờ con gà Đà Lạt được hình thành như thế nào? 

Được biết vào năm 1983, một vị bác sĩ tên là Alexandre Yersin đã có một chuyến đi khám phá và đã vô tình phát hiện ra mảnh đất Đà Lạt. Trong hành trình đó có Robert, một vị linh mục của MEP quản lý. Ông đã chú ý rất nhiều đến vị thế ở đây. Kết thúc chuyến đi về nước, linh mục đã kể lại toàn bộ và hình dung mọi đặc điểm của Đà Lạt cho MEP hiểu rõ. Tuy nhiên tại thời điểm đó, giáo hội vẫn chưa bị thuyết phục về việc tiến hành làm gì ở vùng đất đó. 

 

Lịch sử nhà thờ con gà Đà Lạt (Ảnh: hachu.weirdo)

 

Dựa theo kinh nghiệm du lịch Đà Lạt thì đến tận năm 1917, một linh mục nữa của MEP quản lý đã đến xứ sở ngàn hoa có tên là Nicolas Couveulas. Ông đến đây với mục đích là tìm một vị trí thật thích hợp để các giáo sĩ của mình nghỉ ngơi. Chỉ trong thời gian ngắm đi tìm, ông đã quyết định chọn và xây dưỡng viện giáo đồ ngay tại thành phố này. Đến năm 1920 thì nơi đây đã được thành lập Giáo phận Đà Lạt, người ban hành chính là giáo mục Quinton. 

 

Lịch sử hình thành nhà thờ con gà Nhà thờ được thành lập 1920 

 

Ở những năm sau, nhà thờ đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Đến ngày 19/7/1931, nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt đã được làm lễ khởi công. Giáo mục Colomban Dreyer chính là người đã đặt viên đá xây dựng đầu tiên cho công trình này. Trải qua khoảng 11 năm để xây dựng, hoàn thiện. Đến ngày 26/1/1942 nhà thờ đã được khánh thành và đây cũng là thời gian đánh dấu sự ra đời của nhà thờ con gà Đà Lạt bây giờ. 

 

Nhà thờ con gà Đà Lạt khi về đêm Công trình hoàn thành sau 11 năm

 

Vì sao gọi tên là 'nhà thờ con gà'? 

Có lẽ nhiều bạn sẽ không biết rằng cái tên rất đỗi thân thương này được ra đời chính là xuất phát từ một đặc trưng tiêu biểu của công trình. Ở ngay trên thánh giá được đặt một con gà trống có chiều cao 58m, chiều dài 66m và được chế tác từ hợp kim. Bên trong chú gà không có gì hết, phía bên ngoài được phủ bởi lớp hóa chất khá đặc biệt. 

Cho dù cao tới 27m nhưng do được làm từ những nguyên liệu rất nhẹ vì thế con gà có khả năng đặc biệt là xoay tự do theo chuyển động của gió trời. Gà cũng chính là biểu trưng của đất nước Pháp - gà trống Goloa. Đối với khách du lịch thì bạn chỉ cần đứng trong khoảng 100m là sẽ thấy khá rõ chú gà dễ thương này rồi. 

 

Tên gọi nhà thờ con gà Hình ảnh con gà trên thánh giá

 

Con gà này có màu xám đặc trưng. Theo một số quan niệm của người theo đạo thì con gà ở nhà thờ đều có những ý nghĩa tâm linh tốt lành. Nó sẽ giúp cho người dân có thể đoán trước được những biến động của thời tiết. Nếu con gà xoay theo hướng nào thì phía đó sẽ rất thuận lợi. Vì ý nghĩa như vật mà chú gà xinh xắn này đã được tôn vinh là "linh vật" của nhà thờ. 

Không chỉ là biểu tượng ý nghĩa của tòa chánh điện mà con gà còn được ví như là một cột thu lôi với mục đích gìn giữ, bảo vệ sự vững chắc cho công trình. Với những ai đã được đến đây thì hình ảnh của chú gà trống mãi luôn là ký ức thật tuyệt. 

 

Xác định vị trí nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt 

Nhà thờ con gà nằm ngay ở số 15, Đ. Trần Phú, P.3, Đà Lạt. Đây là một cung đường sầm uất, nằm ngay trung tâm nên việc đi lại đến đây khá dễ dàng với các hình thức di chuyển khác nhau. 

 

Vị trí nhà thờ con gà Đà Lạt Nhà thờ thuộc địa phận Đà Lạt (Ảnh:_dong_truc_)

 

Đường đến nhà thờ con gà Đà Lạt

Để đến được nhà thờ này bạn có thể dùng xe đạp, ô tô, xe máy đều được. Đầu tiên xuất phát từ khu vực chợ Đà Lạt, đi đến cầu ông Đạo. Khi đứng ngay trên cầu nhìn sang bên phải là bạn đã thấy nhà thờ ở xa xa kia rồi. Khi đi qua cầu thì rẽ phải, đi đến cuối con dốc ở đường Lê Đại Hành là sẽ tới nơi. 

 

Đường đến nhà thờ con gà Đà Lạt (Ảnh: minnguyet.dh)

 

Giờ hành lễ tại nhà thờ con gà Đà Lạt

Các du khách nếu theo tôn giáo thì khi đến nhà thờ con gà đều sẽ được vào để tham gia các lễ ở đó. Nhà thờ đã có những quy định cụ thể về những khung giờ hành lễ. Nếu muốn tham dự thì hãy nắm chắc để điều chỉnh thời gian nhé. 

Thứ 2 - thứ 7: 5h15; 17h15 

Chủ nhật: 5h30; 7h15; 8h30; 16h15; 18h00 

 

Giờ làm lễ tại nhà thờ con gà Đà Lạt Bạn hãy nắm bắt giờ hành lễ nhé (Ảnh: lehongggg)

 

 

Kiến trúc cổ kính độc đáo ở nhà thờ chánh tòa Đà Lạt 

Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt được xây dựng với lối kiến trúc giống với nhà thờ công giáo Rô ma của châu Âu. Nhìn thổng thể công trình có hình dạng chữ thâp, dài 65m, rộng 14m, tọa độ cao nhất lên tới 74m cũng chính là nơi đặt tháp chuông. Từ độ cao này bạn có thể nhìn ngắm mọi không gian, cảnh đẹp của Đà Lạt. Ở cửa chính nhà thờ có view nhìn về núi Langbiang - một điểm đến nổi tiếng hàng đầu xứ sở sương mù. 

 

Kiến trúc nhà thờ con gà Đà Lạt Nhà thờ xây theo kiến trúc Roma châu Âu (Ảnh: sharonsusan27)
 
 
Phong cách nhà thờ con gà Đà Lạt Tổng thể nhà thờ có hình thập (Ảnh: lynk9696)

 

Ở chính giữa nhà thờ là nơi mà các linh mục tiến hành dâng lễ. Có rất nhiều người khi đến đây luôn muốn vào trong nhà thờ để ước nguyện, cầu bình, cầu an. Kiến trúc bên trong được xây dựng tất tinh xảo, các nét chạm khắc đều rất tỉ mỉ. 

 

Kiến trúc bên trong nhà thờ con gà Đà Lạt Bên trong nhà thờ khá hoành tráng, lộng lẫy

 

Nội thất ở thánh đường được bày trí theo phong cách cổ điển đặc trưng. Hầu hết cửa sổ đều xây hình vòm cung, mái lớp ngói thạch bản. Đặc biệt tỷ lệ giữa những mảng khối lại cực kì chặt chẽ, hài hòa với nhau. Phần áp mái được trang trí bởi 70 tấm kính màu mà Pháp sản xuất. Chính những tấm kính này đã làm nên sự huyền ảo, lung linh bên trong thánh đường. 

 

Chánh điện nhà thờ con gà Đà Lạt Chánh điện nhà thờ con gà

 

Nguyên liệu xây phần tường của nhà thờ là các gạch đá da với kích thước 30 x 40cm. Tường bên trong được trang trí tinh tế bởi những bức hình phù điêu làm bằng xi măng, sắt. Phần ngoài tường phủ lớp sơn có màu hồng nhạt tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm của 1 kiến trúc tôn giáo. 

 

Vẻ đẹp bên ngoài nhà thờ con gà Lớp sơn bên ngoài có màu hồng nhạt (Ảnh: 13.12___)

 

Check in thật 'chill' tại nhà thờ con gà Đà Lạt 

Nhà thờ con gà là nơi có muôn vàn góc chụp hình rất chất. Tất cả background đó đều luôn mang tới cho du khách những bức ảnh lung linh nhất. Bạn đã sẵn sàng chạy ngay đến đây chưa nào? 

 

Check in nhà thờ con gà Đà Lạt (Ảnh: tttuyen.2502)
 
 
Sống ảo tại nhà thờ con gà Chụp lại những khoảng khắc vui nhộn nào (Ảnh: khangvux)
 
 
Check in nhà thờ chánh tòa Đà Lạt Lưu giữ những bức hình thật đáng nhớ (Ảnh: itc.12.48.99)

 

Điểm tham quan gần nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt 

Đến nhà thờ chánh tòa Đà Lạt, bạn có thể kết hợp đi tham quan với những địa danh lân cận không kém phần đặc sắc như: Dinh Bảo Đại, Thác Datanla, Hồ Xuân Hương, Quảng trường Lâm Viên,... 

 

Điểm tham quan gần nhà thờ con gà Dinh Bảo Đại Đà Lạt

 

Đừng chần chờ hay đắn đo gì nữa, soạn sửa hành trang, vác balô và rủ thêm vài đứa bạn đến tham quan nhà thờ con gà Đà Lạt ngay thôi. 

 

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)