Guidebook
Banner Voucher KS cả nước

Khám phá những lễ hội đầu năm ở Việt Nam khắp ba miền 

Thứ tư, 01/02/2023, 08:57 GMT+7

Những lễ hội đầu năm ở Việt Nam được tổ chức nhằm cầu bình an, may mắn, tốt lành cho một năm mới, thường diễn ra với phần lễ long trọng và phần hội với nhiều hoạt động vui nhộn, tưng bừng. 

test

Khám phá những lễ hội đầu năm ở Việt Nam nổi tiếng


1. Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng là một trong những lễ hội đầu năm ở Việt Nam được tổ chức quy mô. Đây là lễ xuống đồng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, đặc biệt là người Tày, Nùng, Dao,… thường diễn ra vào tháng Giêng hàng năm. Tùy truyền thống của từng dân tộc và tùy địa phương mà thời gian cụ thể sẽ có sự khác nhau.
 

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội đầu năm ở Việt Nam tổ chức tại khu vực Tây BắcNgười dân các tỉnh miền núi tổ chức lễ hội Lồng Tồng đầu năm. Ảnh: Trung tâm văn hóa Đắk Lắk 


Người dân Tây Bắc tổ chức lễ hội Lồng Tồng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh sôi phát triển. Đây là dịp để người dân vùng cao thể hiện lòng biết ơn với đất trời, tổ tiên đã giúp họ khai phá nên những thửa ruộng và sinh sống bằng nghề làm nông.
 

Đây là lễ hội đầu năm ở Việt Nam được tổ chức để cầu may mắn, bội thu Người dân các tỉnh Tây Bắc tổ chức lễ hội này để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ảnh: Báo Dân Tộc và Phát Triển


Cũng như nhiều lễ hội mùa xuân khác, lễ hội Lồng Tồng chia thành 2 phần là phần Lễ và phần Hội. Trong đó, mâm lễ dâng lên trời đất thường là sản vật địa phương và hạt giống. Sau khi cúng tế xong, người dân sẽ tiến hành nghi thức cày “Tịch điền” nhằm lấy may mắn, an khang, thịnh thế cho năm mới. 
 

Đây là lễ hội đầu năm ở Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫnCác tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên,... tổ chức lễ hội Lồng Tồng hàng năm. Ảnh: Báo Dân Tộc và Phát Triển


Phần hội thường diễn ra sôi động hơn với rất nhiều hoạt động như rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, rước cỗ bày ra trên bãi hội. Song song đó là nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như đánh yến, đánh bam, đánh bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, đi kà kheo và đặc biệt là các điệu múa truyền thống của người dân Tây Bắc.
 

Tham gia các lễ hội đầu năm ở Việt Nam này, du khách được trải nghiệm hoạt động thú vịNhững hoạt động hội hè được tổ chức trong lễ hội Lồng Tồng. Ảnh: Minh Dân 


Ngày nay, lễ hội này được tổ chức ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc. Du khách đi du lịch đầu năm ở Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái,… đều có thể tham gia lễ hội này cũng với người dân bản địa. Chắc hẳn đây sẽ là trải nghiệm khó quên cho những ai muốn tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 

>>Xem thêm: Đầu xuân đến với nhưng lễ hội đặc sắc ở Hà Giang


2. Lễ hội hoa ban

Một trong những lễ hội đầu năm ở Việt Nam mà du khách rất yêu thích, đó chính là lễ hội Hoa Ban của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội này thường tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm – đúng mùa hoa ban nở rợp trời ở Tây Bắc. Tham gia lễ hội hoa ban, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị.
 

Lễ hội hoa ban cũng là lễ hội đầu năm ở Việt Nam được du khách yêu thíchVào mùa xuân hoa ban khoe sắc, các tỉnh miền núi Tây Bắc tổ chức lễ hội hoa ban. Ảnh: dulichvn


Lễ hội Hoa Ban còn được gọi là lễ hội Xên Mường, được tổ chức nhằm thỉnh bái “Then” – vị thần tối cao theo quan niệm của người Thái và đồng thời thỉnh bái “nàng Ban” – một nữ thần biểu trưng cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái. Ngày nay, lễ hội này còn được tổ chức để cầu quốc thái dân an, cuộc sống an vui, mùa màng tươi tốt,…
 

Lễ hội hoa ban là lễ hội đầu năm ở Việt Nam của dân tộc TháiĐây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Ảnh: Tạp chí du lịch TP.HCM 


Trong mâm cỗ phần Lễ của lễ hội này thường có một con lợn, hai bát gạo, hai bát cơm, chai rượu, mấy cành hoa ban, trầu cau và vài nén hương.  Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ sẽ có thầy mo thực hiện nghi lễ cúng thần hang, thần rừng để cầu cho dân chúng có cuộc sống đầy đủ, no ấm và sung túc. 
 

Đây là lễ hội đầu năm ở Việt Nam với nhiều chương trình hay ho hấp dẫn du kháchHoa ban nở rộ khắp núi rừng các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: VOVTV 


Ngày nay, hội Hoa Ban càng được tổ chức quy mô với hàng loạt chương trình như Liên hoan ca máu nhạc, thi đấu thể thao, các chương trình giao lưu, trưng bày các sản phẩm văn hóa - du lịch, cuộc thi Người đẹp Hoa Ban và trình diễn các điệu múa xòe, múa then truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. 
 

Đây là lễ hội đầu năm ở Việt Nam thu hút nhiều du khách tham gia Thiếu nữ Thái với điệu múa xòe truyền thống. Ảnh: Sức khỏe và Đời sống 


Năm nay, lễ hội Hoa Ban 2023 được tổ chức tại Điện Biên từ 10 – 13/3 với một chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn. Đi du lịch Điện Biên vào tháng 3, du khách vừa được tham gia lễ hội đầu năm ở Việt Nam nổi tiếng, vừa được ngắm vẻ đẹp mùa hoa ban Tây Bắc đẹp nao lòng. 
 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH TÂY BẮC KHUYẾN MÃI


3. Hội xuân Núi Bà Đen

Thêm một lễ hội đầu năm ở Việt Nam đang diễn ra tại Đông Nam Bộ, đó là lễ hội Núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh. Đây là Hội Xuân núi Bà Đen, thường tổ chức vào mùng 4 – 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách bốn phương đổ về miền “đất Thánh” để hòa mình vào không khí vui nhộn đầu năm. 
 

Hội xuân núi Bà Đen là lễ hội đầu năm ở Việt Nam tổ chức vào tháng Giêng âm lịchVào tháng Giêng âm lịch, Hội xuân Núi Bà Đen được tổ chức long trọng. Ảnh: Mai Cát (VnExpress) 


Hội xuân Núi Bà Đen được tổ chức để cầu nguyện sự bình an, ấm no và hạnh phúc. Đồng thời lễ hội này còn tưởng nhớ Bà Đen – người con gái đã phù hộ nhiều may mắn, tốt lành đến cho dân làng. Ngày nay, lễ hội này được nhiều du khách biết đến, góp phần đưa du lịch Tây Ninh phát triển mạnh mẽ. 
 

Lễ hội đầu năm ở Việt Nam này diễn ra hơn 10 ngàyDu khách đi Tây Ninh sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động lễ hội hay ho. Ảnh: Mai Cát (VnExpress) 


Dù lễ hội diễn ra liên tục trong hơn 10 ngày nhưng vào mùng 5 Tết sẽ có nghi lễ quan trọng nhất. Đó là nghi lễ “Trình thập cúng”, người dân sẽ dâng lên Bà các món đèn, hương, hoa quả, trà bánh, rượu. Song song đó là chương trình đọc kinh, cúng siêu độ, sám hối,… Du khách tham gia vào lễ hội sẽ chuẩn bị lễ vật dể dâng hương và cầu mong nhiều điều tốt đẹp nhất đến với mình.  
 

Lễ hội đầu năm ở Việt Nam này có rất đông du khách tham gia Du khách đổ về núi Bà Đen tham gia hội xuân dịp đầu năm. Ảnh: Mai Cát (VnExpress) 


Năm nay, lễ hội ở Tây Ninh này có rất nhiều du khách tham gia. Vì thế nếu muốn trải nghiệm Hội xuân núi Bà Đen, du khách nên chuẩn bị sẵn đồ cúng từ nhà và mang đến, tránh cập rập cũng như bị “hét giá” khi mua tại khu vực chùa Bà Đen. Mâm cũng không nhất thiết là “mâm cao cổ đầy”, chỉ cần trang trọng, tinh tươm và người cúng có tấm lòng thành là được. 

Cùng với lễ hội nhộn nhịp tưng bừng này, du khách có thể kết hợp lên đỉnh núi để khám phá quần thể du lịch trên núi cao nhất Đông Nam Bộ. Đây là nơi để bạn lạc vào không gian đẹp như tiên cảnh, chụp ảnh cùng bức tượng Bà Đen uy nghiêm và sống ảo với nhiều tiểu cảnh đẹp.
 

Tham gia lễ hội đầu năm ở Việt Nam này, bạn còn được sống ảo cùng vườn hoa tulipKhung cảnh tuyệt đẹp trên núi Bà Đen dịp đầu xuân mới. Ảnh: Mai Cát (VnExpress) 


Mỗi lễ hội đầu năm ở Việt Nam có một truyền thống riêng và cách thức cúng bái riêng. Song tất cả đều nhằm mục đích cầu bình an, may mắn và tốt lành cho con người. Vì thế, dù về Tây Bắc hay xuôi về phương Nam, nếu có dịp bạn hãy tham gia những lễ hội này để thấy cầu những điềm lành cho năm mới. 
 

Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)