Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Phần Lan

Xin visa du lịch Phần Lan cần chuẩn bị gì, thời gian bao lâu và cách dễ đậu nhất?

Chủ nhật, 01/11/2020, 14:00 GMT+7

Phần Lan là một điểm đến mơ ước của nhiều tín đồ du lịch Việt. Và để có cơ hội được đặt chân đến vùng đất xinh đẹp này thì xin visa Phần Lan là điều đầu tiên bạn phải làm. Vậy hồ sơ xin visa du lịch Phần Lan thế nào, lệ phí ra sao, cần lưu ý gì? Tất cả sẽ được Lữ Hành Việt Nam giải đáp ngay dưới đây. 

test

Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin visa du lịch Phần Lan 

Một bộ hồ sơ xin visa du lịch Phần Lan thế nào là chuẩn nhất? Trước hết bạn phải chuẩn bị thật đầy đủ, tiếp đến là đáp ứng những yêu cầu mà Đại sứ quán đưa ra. Một bộ hồ sơ cần và đủ bao gồm: 

 

hồ sơ chuẩn bị xin visa du lịch Phần Lan Đất nước Phần Lan

 

Chứng minh nhân thân

  • Hộ chiếu gốc và bản sao có giá trị tối thiểu là 3 tháng, phải còn ít nhất 2 trang trắng nằm liền nhau 
  • Tờ khai xin visa Phần Lan
  • 2 ảnh hộ chiếu 3.5cm x 4.5cm 
  • Nếu kết hôn thì photo công chứng giấy đăng ký kết hôn 
  • Bản photo công chứng sổ hộ khẩu 
  • Nếu bạn dưới 18 tuổi, đi cùng ba mẹ thì phải có giấy khai sinh được bố mẹ chấp thuận đưa con đi cùng 

 

Chứng minh tài chính

Muốn xin được visa du lịch Phần Lan nhanh chóng thì việc chứng minh tài chính là quy trình quan trọng. Sau đây là các hồ sơ bạn hãy chuẩn bị: 

  • Sao kê một bản tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần đây.
  • Sổ tiết kiệm có tài khoản thấp nhất là 120 triệu đồng. 
  • Bảng lương hàng tháng. 
  • Sổ đỏ, giấy đăng ký ô tô. 

 

Chứng minh tài chính đi xin visa du lịch Phần LanHộ chiếu 

 

Chứng minh công việc

  • Hợp đồng lao động, giấy quyết định bổ nhiệm cùng đó là tờ đơn xin nghỉ phép được công ty chấp thuận. 
  • Giấy phép kinh doanh, bản báo cáo thuế trong 3 tháng gần nhất (nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp). 
  • Sổ hưu trí, tờ quyết định đã nghỉ hưu (nếu đương đơn đã nghỉ hưu). 

 

Chứng minh lịch trình chuyến đi

  • Giấy xác nhận đã được đặt phòng khách sạn và vé máy bay khứ hồi. 
  • Hợp đồng bảo hiểm du lịch. 
  • Lịch trình cụ thể của chuyến đi du lịch. 

 

Kinh nghiệm xin visa du lịch Phần Lan Visa Schengen 

 

Lưu ý: Những giấy tờ trên làm mới nhất có thể, không để có các dấu hiệu của việc chỉnh sửa, nhàu nát,... Bạn phải dịch thuật các thông tin sang tiếng Anh trước khi đem nộp. Những tài sản như nhà đất, ô tô có giá trị càng lớn thì càng dễ được chấm đậu. Nếu đương đơn chưa đủ 18 tuổi thì phải nộp thêm giấy khai sinh, giấy tờ được bố mẹ chấp thuận. 

 

Xin visa Phần Lan có cần phải phỏng vấn không?

Theo kinh nghiệm du lịch Phần Lan thì có những trường hợp mà Đại Sứ Quán Phần Lan cần phải xác nhận thêm thông tin của đương đơn thì sẽ có yêu cầu phải đi phỏng vấn. Tuy nhiên nếu có được gọi thì cũng không cần phải quá lo lắng. Hầu hết các câu hỏi sẽ là bạn đến Phần Lan trong thời gian bao lâu, để làm gì, đến với ai, đến những chỗ nào tại đất nước Phần Lan,... Những câu hỏi này có mục đích nhằm xác minh lại những thông tin mà đương đơn ghi trong hồ sơ.  

Vậy để có một buổi phỏng vấn xin visa du lịch Phần Lan thành công thì bạn cần làm gì? Đầu tiên bạn nên chọn các bộ trang phục lịch sự, không quá màu mè, đặc biệt không được trễ hẹn. Khi trả lời cần giữ vững phong thái tự tin và phải trả lời trùng khớp với những gì bạn đã điền vào hồ sơ. Nếu chỉ cần sai lệch một chút thôi thì việc xin visa sẽ bị trì hoãn. 

 

Phỏng vấn khi xin visa du lịch Phần Lan Mùa đông ở Phần Lan

 

Xin visa du lịch Phần Lan sẽ mất khoảng bao lâu?

Thông thường thời gian để Đại Sứ xử lý hồ sơ xin visa du lịch Phần Lan nằm trong khoảng 3 - 4 tuần. Nếu đậu thì bạn chú ý ngày viết trên lịch hẹn rồi đến Đại Sứ Quán để lấy visa đã được dán lên hộ chiếu của bạn. Nếu không may mà bị trượt và muốn xin visa tiếp thì hãy lưu ý hồ sơ của bạn cần được thay đổi mạnh mẽ hơn bộ hồ sơ trước (hồ sơ tài chính tốt hơn, hộ chiếu có thêm nhiều dấu xuất nhập cảnh ở nhiều nước hơn,...). 

Bạn hãy nhớ rằng khi đi du lịch Phần Lan, thời gian để bạn ở lại đây là 90 ngày, bạn sẽ không được phép ở quá hạn cho dù là 1 ngày. Tốt nhất khi du lịch bạn ở tối đa 1 tháng để có thể suôn sẻ hơn trong lần xin visa sau. Khi bạn ở quá ngày sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc xin visa đến những nước châu Âu khác. Vì thế hãy lưu ý thời gian, lịch trình đi lại và xuất ngày đúng ngày nhé. 

 

Xin visa du lịch Phần Lan mất bao lâu?Thường bạn sẽ xin visa du lịch Phần Lan từ 3 - 4 tuần 

 

Có thể dùng visa du lịch Phần Lan để nhập cảnh vào nước nào khác?

Bạn hoàn toàn có thể nhưng muốn được nhập cảnh vào các nước khác khi hãy chọn loại visa Schengen của Phần Lan. Lưu ý là nếu muốn nhập cảnh vào khối Schengen bằng visa Phần Lan thì bạn sẽ phải nhập cảnh vào Phần Lan đầu tiên và ở lại đây lâu nhất. Thời gian lưu trú là 30 ngày. 

Tuy nhiên điều kiện này sẽ áp dụng khi bạn có đủ điều kiện kinh tế. Trước khi đi thì hãy tham khảo xem những nước đó có hạn mức chi tiêu thế nào để chuẩn bị nhé. Khi bạn đi lại giữa nhiều nước thì hãy nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân. Bởi cho dù bạn được phép đi lại thì hoàn toàn có thể bị hải quan giữ lại để kiểm tra các giấy tờ. Bạn cũng có thể chủ động viết rõ mình sẽ đến nước nào, làm gì và đến ngày nào. 

 

Visa du lịch Phần Lan Visa Phần Lan

 

 

Bảo hiểm du lịch Phần Lan

Đại Sứ Quán đã ra khuyến nghị là khi các đương đơn đến nộp hồ sơ xin visa du lịch Phần Lan thì phải có đi kèm bảo hiểm du lịch. Bảo hiểm này sẽ được miễn nếu bạn là công dân EU, công dân Phần Lan hoặc công dân EEA. Bảo hiểm sẽ có giá trị là 30.000 EUR và sẽ có giá trị để đương đơn có thể chi trả chi phí điều trị y tế,... 

Bảo hiểm du lịch là một hành trang nhất định phải có khi đến Phần Lan. Những điều không may như bệnh tật, tai nạn, sự cố về hành lý, trì hoãn chuyến bay,.... Khi mua bảo hiểm sẽ chứng minh được rằng bạn có trách nhiệm cao với sự an toàn của mình. 

 

Cẩm nang xin visa du lịch Phần Lan Phần Lan có rất nhiều điểm đến xinh đẹp 

 

Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về cách xin visa du lịch Phần Lan. Từ đó hành trình chinh phục đất nước xinh đẹp này sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. 

 

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)