Guidebook

Những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng để tìm hiểu trọn vẹn văn hóa địa phương

Thứ tư, 21/08/2024, 10:20 GMT+7

Đà Nẵng với danh xưng "thành phố đáng sống nhất Việt Nam", hấp dẫn du khách không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên, khí hậu trong lành và đường phố gọn gàng mà còn nhờ vào những làng nghề truyền thống có bề dày lịch sử được gìn giữ qua thời gian. Dưới đây là một số làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng mà bạn không thể bỏ lỡ.

test

Tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng
 

1. Làng nghề nước mắm Nam Ô

Nam Ô là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng nổi tiếng nhất. Làng nghề nước mắm này đã bắt đầu hình thành từ đầu thế kỷ XX và nhanh chóng trở thành một biểu tượng nổi tiếng trong ngành nước mắm truyền thống Việt Nam. Với bề dày lịch sử và danh tiếng lâu đời, nước mắm Nam Ô đã chinh phục không chỉ những người sành ăn từ miền Nam đến miền Bắc mà còn ghi dấu ấn trong lòng nhiều thực khách nhờ hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội.

Điểm đặc biệt tạo nên thương hiệu nước mắm Nam Ô chính là công thức chế biến độc đáo, được truyền lại qua nhiều thế hệ. Nước mắm ở đây được làm từ cá cơm than, loại cá được đánh bắt vào đúng tháng ba âm lịch, thời điểm cá đạt độ đạm cao nhất, đảm bảo có hương vị thơm ngon nhất. Chum muối cá phải làm bằng gỗ mít, một loại gỗ giúp nước mắm giữ được độ tươi và mùi thơm tự nhiên. Đáy chum được chèn sạn, chổi đót và nước mắm được lọc qua phương pháp chuộc để giữ nguyên chất lượng tinh khiết, hương thơm nồng nàn đặc trưng.

Khi đến tham quan làng nghề truyền thống này, du khách không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn bộ quy trình chế biến nước mắm, từ khâu chọn nguyên liệu cho đến lúc đóng chai mà còn có thể mang về những chai nước mắm thơm ngon làm quà tặng cho người thân và bạn bè. Sản phẩm nước mắm Nam Ô không chỉ là một món ăn đậm đà hương vị mà còn là một phần của di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử và cuộc sống của người dân làng chài Nam Ô.

 

Làng nghề nước mắm Nam Ô là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà NẵngLàng nghề nước mắm Nam Ô. Ảnh: @vinwonders

 

>>Xem thêm: Những quán chè ngon ở Đà Nẵng thích hợp cho team 'hảo ngọt'

 

2. Làng nghề làm bánh tráng Túy Loan

Làng nghề Túy Loan nằm tại xã Hòa Phong, H. Hòa Vang là một làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng nổi bật với nghề làm bánh tráng và mì Quảng.Trải qua gần 200 năm, làng nghề này vẫn giữ được sự tỏa sáng và đặc biệt là bánh tráng đã trở thành một đặc sản vang danh khắp nơi. Những chiếc bánh tráng Túy Loan được biết đến với kích thước lớn, đường kính khoảng 50cm, độ dày hơn bình thường và chất lượng vượt trội, được người tiêu dùng đánh giá rất cao.

Theo những cụ già trong làng, bánh tráng không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là một tác phẩm mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Chiếc bánh tráng là phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên mỗi khi đến dịp cúng giỗ, biểu hiện sự tôn trọng và tưởng nhớ đến tổ tiên. Phong tục này đã được truyền từ đời này sang đời khác, khiến cho người dân Túy Loan luôn đặt trọn tâm huyết vào từng chiếc bánh, không chỉ để duy trì nghề truyền thống mà còn để giữ gìn một phần linh hồn của làng.

Ngày nay, bánh tráng Túy Loan không chỉ là một món ăn quen thuộc trên bàn ăn gia đình mà còn trở thành một điểm nhấn hấp dẫn đối với du khách khi đến Đà Nẵng. Du khách không chỉ đến đây để thưởng thức hương vị truyền thống mà còn để tìm hiểu về quá trình làm bánh và cảm nhận sự tận tâm của những người thợ lành nghề. Chính sự kết hợp giữa chất lượng sản phẩm và giá trị văn hóa đã làm cho bánh tráng Túy Loan trở thành một biểu tượng đặc sắc của làng quê, thu hút bạn bè từ khắp nơi đến chiêm ngưỡng và trải nghiệm.

 

Làng nghề làm bánh tráng Túy Loan là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà NẵngLàng nghề làm bánh tráng Túy Loan. Ảnh: @vinpearl

 

>>Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng cho người đi lần đầu

 

3. Làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ

Làng Cẩm Lệ tọa lạc tại phường Khuê Trung, Q Hải Châu nổi bật với đặc sản bánh khô mè, một biểu tượng ẩm thực của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Bánh khô mè ở đây không chỉ giữ được sự hấp dẫn truyền thống mà còn ngày càng được yêu thích nhờ vào sự kết hợp tinh tế của các nguyên liệu như bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng và mè.

Bánh khô mè tại làng Cẩm Lệ được chế biến thành hai loại chính: bánh khô nổ và bánh khô mè. Mỗi loại đều có đặc trưng riêng với độ xốp giòn, đường dẻo quánh và hương vị thơm ngon không thể nhầm lẫn. Khi bước vào làng nghề, du khách sẽ cảm nhận được sự quyến rũ của nghề làm bánh truyền thống, hiểu rõ hơn về lý do tại sao bí quyết làm bánh này đã được truyền lại qua hàng nghìn năm và vẫn giữ nguyên được hình ảnh cũng như hương vị đặc trưng.

Làng nghề bánh khô mè không chỉ là nơi gìn giữ và phát huy bí quyết sản xuất truyền thống qua nhiều thế hệ mà còn là niềm tự hào của những người yêu thích ẩm thực truyền thống. Sự tận tâm và yêu nghề của các nghệ nhân đã giúp bánh khô mè trở thành món quà ẩm thực quý giá, phản ánh sự kế thừa và trân trọng giá trị văn hóa ẩm thực qua hàng ngàn năm.

 

Làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà NẵngLàng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ. Ảnh: @dulich.laodong

 

>>Xem thêm: Thỏa mãn đam mê ẩm thực tại chợ đêm Sơn Trà Đà Nẵng

 

4. Làng điêu khắc đá Non Nước

Không ai đến Ngũ Hành Sơn mà lại bỏ qua cơ hội ghé thăm làng điêu khắc đá Non Nước, một làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng đã trở thành biểu tượng văn hóa và nghệ thuật của vùng đất này. Làng nghề nổi tiếng này được hình thành từ thế kỷ 18 khi nghệ nhân Huỳnh Bá Quát từ Thanh Hóa tình cờ khám phá ra tiềm năng của đá cẩm thạch tại đây. Đến thế kỷ 19, cả ngôi làng đã chuyển hoàn toàn sang nghề điêu khắc đá, biến nó thành nguồn sinh kế chính cho cộng đồng.

Với đôi bàn tay khéo léo và tài hoa, những nghệ nhân tại làng đã tạo ra vô số tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, từ những bức tượng Phật trang nghiêm, tượng thánh cao quý, tượng người sống động đến những bức tượng muông thú đầy sức sống và cả những vòng đá đeo tay đầy màu sắc. Những sản phẩm này không chỉ phục vụ du khách trong nước mà còn được xuất khẩu đến các quốc gia xa xôi như Pháp, Mỹ, Úc.

Khi đến thăm làng đá Non Nước, du khách sẽ có cơ hội chọn lựa những món quà lưu niệm độc đáo và đầy giá trị, từ những mảnh đá nhỏ xíu được mài dũa tỉ mỉ đến những bức tượng đồ sộ nặng hàng chục tấn. Mỗi sản phẩm đều được tạo nên bằng sự tận tâm và kỹ năng điêu luyện của các nghệ nhân lành nghề. Dù có nhiều làng nghề điêu khắc đá truyền thống khác trên khắp Việt Nam nhưng chỉ có làng nghề Non Nước mới thực sự mang lại trải nghiệm thủ công độc đáo này cho du khách. Danh tiếng của làng không chỉ được khẳng định trong nước mà còn lan rộng ra khắp thế giới, thu hút du khách quốc tế tìm đến để chiêm ngưỡng và trải nghiệm nghệ thuật điêu khắc đá đặc sắc nơi đây.

 

Làng điêu khắc đá Non Nước là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà NẵngLàng điêu khắc đá Non Nước. Ảnh: @ivivu

 

5. Làng nghề làm chiếu Cẩm Nê

Nói tới những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng thì phải kể đến làng chiếu Cẩm Nê nằm tại xã Hòa Tiến, H. Hòa Vang. Nằm giữa vùng đồng bằng màu mỡ được phù sa từ sông Cẩm Lệ bồi đắp, làng Cẩm Nê nổi tiếng với nghề dệt chiếu truyền thống, một nghề đã được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ.

Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo và tài năng của các cư dân địa phương, nghề dệt chiếu ở Cẩm Nê đã ngày càng trở nên tinh tế và nổi bật. Sự khéo léo và sáng tạo của người dân nơi đây đã giúp nghề dệt chiếu không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ qua nhiều thế kỷ. Du khách đến thăm làng chiếu Cẩm Nê không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng sự khéo léo của các nghệ nhân trong việc dệt chiếu mà còn được trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra những tấm chiếu bằng thủ công. Đây là một trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hiểu rõ hơn về sự tỉ mỉ và công sức cần thiết để tạo nên những sản phẩm chiếu chất lượng cao, đồng thời cảm nhận được giá trị văn hóa sâu sắc của nghề truyền thống này.

 

Làng nghề làm chiếu Cẩm Nê là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà NẵngLàng nghề làm chiếu Cẩm Nê. Ảnh: @123tadi

 

>>Xem thêm: Gợi ý chùm tour du lịch Đà Nẵng giá tốt

 

Những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng sau bao năm tháng thăng trầm vẫn âm thầm phát triển và giữ gìn một phần văn hóa độc đáo của vùng đất Trung Bộ.


Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)