Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Lạng Sơn

Hòa mình vào lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ xứ Lạng

Thứ tư, 12/02/2020, 14:18 GMT+7

Tháng Giêng âm lịch này ghé đến xứ Lạng nhất định không được bỏ qua lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ. Một lễ hội hấp dẫn và độc đáo của người dân địa phương và thu hút đông đảo du khách ghé tới tham dự.

test

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm để tri ân công đức của các bậc tiền nhân xưa kia, cùng với đó cũng là dịp đầu xuân năm mới, lễ hội cũng tạo nên không khí vô cùng sôi nổi và náo nhiệt.

 

Thông tin về đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ

Đền Kỳ Cùng còn có tên gọi khác đó là đền Quan Lớn Tuần Tranh, nằm ở phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn ngay sát với sông Kỳ Cùng và đầu cầu Kỳ Lừa. Ban đầu khi thành lập, đền chỉ là một ngôi đền nhỏ thờ thủy thần Giao Long với nguyện vọng của nhân dân cầu mong cho mưa thuận gió hòa để yên ổn làm ăn.

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Đền Kỳ Cùng còn có tên gọi khác đó là đền Quan Lớn Tuần Tranh, nằm ở phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn

 

Trải qua quá trình lịch sử biến thiên, đền nay thờ Quan Lớn Tuần Tranh – vị quan thứ 5 trong Ngũ vị Tôn quan thời nhà Trần cử đi trấn ải ở biên thùy. Trong đền cũng thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và Tam tòa Thánh Mẫu. Đền cũng dần dần được mở rộng ra và làm mới sau khi chịu thiên tai tàn phá. 

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Đây cũng là một trong những di tích mà Ngô Thì Sĩ – nhà văn, nhà thơ, nhà sử học nổi tiếng ở thế kỷ 18 tại nước ta, xếp hạng là “Trấn danh bát cảnh”

 

Đền có lối kiến trúc chữ Đinh – lối kiến trúc đặc trưng của đền chùa thời bấy giờ, phía trước đền là cây cổ thụ tỏa bóng xanh mát cùng với hàng trăm bậc đá được tạo từ sân xuống lòng sông Kỳ Cùng. Đây cũng là một trong những di tích mà Ngô Thì Sĩ – nhà văn, nhà thơ, nhà sử học nổi tiếng ở thế kỷ 18 tại nước ta, xếp hạng là “Trấn danh bát cảnh” – 1 trong 8 cảnh đẹp nhất của xứ Lạng lúc bấy giờ. Vào năm 1993, đền đã được xếp hạn là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. 

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Đền Tả Phủ được xây dựng vào năm 1693 để thờ ông Thân Công Tài– người đã minh oan cho cái chết của ông Tuần Tranh.

 

Đền Tả Phủ được xây dựng vào năm 1693 để thờ ông Thân Công Tài– người đã minh oan cho cái chết của ông Tuần Tranh. Trong thời gian ông được cử đi canh giữ biên thùy tại đây, ông đã có công mở 7 con đường, lập nên 7 phường cho phố chợ Kỳ Lừa, thu hút buôn bán, giao thương hàng hóa với người Trung Hoa ở bên kia biên giới. Cũng vì thế mà nền kinh tế của nước ta lúc bấy giờ rất phát triển là nhờ một phần công lao của ông.

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Hàng năm, lễ hội được diễn ra từ ngày 22 đến hết ngày 27 tháng Giêng âm lịch để tỏ lòng cảm kích của ông Thân Công Tài

 

Đến Lạng Sơn tham gia lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

Đền chùa luôn là điểm đến du xuân đầu năm của rất nhiều Phật tử. Ai trở về với miền đất Phật cũng đều mang trong mình tấm lòng thành tâm cùng nguyện ước một năm mới bình an và viên mãn. Đặc biệt những lễ hội hàng năm càng thu hút đông đảo hơn du khách ghé tới đây. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội lớn được tổ chức tại miền đất xứ Lạng. Hàng năm, lễ hội được diễn ra từ ngày 22 đến hết ngày 27 tháng Giêng âm lịch để tỏ lòng cảm kích của ông Thân Công Tài với các nghi thức tế lễ, rước kiệu cùng với vô số những trò chơi, diễn xướng dân gian vô cùng đặc sắc.

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Đến Lạng Sơn tham gia lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Các nghi thức tế lễ, rước kiệu cùng với vô số những trò chơi, diễn xướng dân gian tại lễ hội diễn ra vô cùng đặc sắc.

 

Vào đúng giờ Ngọ ngày 22 tháng Giêng, người dân địa phương mở hội rước bát hương của Quan Lớn Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đến Tả Phủ. Đoàn rước sẽ rước qua các dãy phố, khi đến các ngã ba hay ngã tư trên đường thì đều thực hiện động tác quay vòng và bắn pháo hoa tưng bừng để thu hút thêm sự chú ý của đông đảo du khách.Và đến ngày 27 kiệu sẽ rước ngược lại. 

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Vào đúng giờ Ngọ ngày 22 tháng Giêng, người dân địa phương mở hội rước bát hương của Quan Lớn Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đến Tả Phủ

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Đoàn rước sẽ rước qua các dãy phố, khi đến các ngã ba hay ngã tư trên đường thì đều thực hiện động tác quay vòng và bắn pháo hoa tưng bừng để thu hút thêm sự chú ý

 

Những người tham gia rước kiệu thường là những thanh niên trai tráng mặc trang phục lộng lẫy và được gọi với cái tên là “Đồng Nam”, những người khiêng đỉnh hương thì được gọi là “Đồng Tử”. Ngoài ra, lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ còn đặc biệt thu hút bởi rất nhiều những cô đồng xinh đẹp tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Mẫu của dân gian xưa.

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Những người tham gia rước kiệu thường là những thanh niên trai tráng mặc trang phục lộng lẫy và được gọi với cái tên là “Đồng Nam”

 

Các gia đình ở 2 bên đường có đoàn rước đi qua đều bày biện mây lễ ở trước cửa để cầu chúc bình an và tài lộc sẽ đến gia đình mình trong năm tới. Đoàn múa rồng, múa lân đi theo đoàn rước càng làm lễ hội càng thêm phần náo nhiệt và sôi động. Theo quan niệm dân gian thì nhà nào có rồng và lân đến xông đất thì cả năm sẽ may mắn.

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Các gia đình ở 2 bên đường có đoàn rước đi qua đều bày biện mây lễ ở trước cửa để cầu chúc bình an và tài lộc sẽ đến gia đình mình trong năm tới.

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Theo quan niệm dân gian thì nhà nào có rồng và lân đến xông đất thì cả năm sẽ may mắn.

 

Khi phần lễ rước kiệu kết thúc thì cũng là lúc phần hội với vô số các trò chơi dân gian bắt đầu. Nào là cò người, nào là chọi chim hay đẩy gậy,... Và đặc biệt ngày 23, 24 sẽ diễn ra trò chơi đốt đầu pháo – một trong những trò chơi độc đáo tại lễ hội. Theo quan niệm của người xưa thì bất cứ ai cướp được đầu pháo này thì trong năm tới sẽ gặp vận may, tài lộc phú quý.

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Và đặc biệt ngày 23, 24 sẽ diễn ra trò chơi đốt đầu pháo – một trong những trò chơi độc đáo tại lễ hội.

 

 

Năm nào khi lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra cũng đều thu hút đông đảo người dân địa phương cùng với du khách ghé tới tham dự. Trong những ngày diễn ra lễ hội, bà con nơi đây thường dựng rạp, nấu các món ăn đặc trưng của xứ Lạng để làm cỗ mời người thân, bạn bè đến sum họp.

 

lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Năm nào khi lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra cũng đều thu hút đông đảo người dân địa phương cùng với du khách ghé tới tham dự

 

Lễ hội này cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015. Đối với người dân nơi đây, lễ hội như một nét văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu được hàng năm. Tiếng trống, tiếng khèn cứ đến dịp lại được vang lên cũng là lúc lễ hội được bắt đầu. Còn chờ gì mà không ghé đến Lạng Sơn để trải nghiệm lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ một lần ngay thôi!

Hòa Luty (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet.

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)