Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Miền Tây

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau độc đáo và thu hút du khách gần xa

Thứ sáu, 09/09/2022, 08:40 GMT+7

Cùng với những danh lam thắng cảnh đẹp, khi ghé thăm xứ Đất Mũi Cà Mau du khách còn được tham gia những lễ hội văn hóa đặc sắc. Trong đó phải kể tới lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau đặc trưng của vùng sông nước. Cùng tìm hiểu xem lễ hội Nghinh Ông được tổ chức khi nào và có gì thú vị nhé!

test

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau tổ chức ngày nào? 

Sông Đốc còn được gọi là Sông Ông Đốc cách đây 300 năm con sông này có tên trong sử sách của Đốc Huỳnh Cảng. Vào thế kỷ XVIII Sông Đốc trở thành nơi mua bán, hợp tác giữa những nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau gắn liền với thị trấn Sông Đốc và là một trong những lễ hội tiêu biểu ở Cà Mau cũng như Việt Nam. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc thuộc top 60 lễ hội tiêu biểu của nước ta. Lễ hội thu hút đông đảo du khách mỗi khi có dịp du lịch Cà Mau. 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc được tổ chức hàng năm từ ngày 14/2 tới ngày 16/2 (Âm Lịch) tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Lễ hội được tổ chức trang trọng và thể hiện được nét đặc sắc của người dân vùng biển.
 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - thời gian tổ chứcLễ hội Nghinh Ông Sông Đốc thu hút du khách gần xa


Nguồn gốc của lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau gắn liền với sự tích xác cá Ông trôi dạt vào bờ biển theo lời kể của người dân xứ Đất Mũi. Cụ thể vào ngày 15 tháng 7 năm 1925 người dân Cà Mau thấy xuất hiện xác cá Ông dài tới 20,3m trôi dạt vào bờ sau một đêm mưa to gió lớn. Khi đó ngư dân Vàm Xoáy, thuộc Rạch Gốc, Cà Mau đã thỉnh xác cá Ông về để thờ cúng tại Rạch Ruộng.
 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - lịch sửLễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cầu mong mưa thuận gió hòa


Tới năm 1943 thực dân Pháp đã bắn cháy lăng cá Ông và ngư dân Rạch Gốc đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ hài cốt của cá Ông. Vì xác cá Ông bị cháy nhiều nên ngư dân dã quấn vải đỏ và lập đền thờ tại sông Ông Đốc. Vào năm 1960 khi cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt thì lăng cá Ông được di chuyển tới khóm 2, thuộc thị trấn Sông Đốc, Trần Văn Thời và tồn tại cho tới ngày hôm nay. 

Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội đặc sắc của người dân vùng biển từ miền Trung tới miền Nam ở nước ta được ngư dân gìn giữ và trân trọng. Vì họ quan niệm rằng, chính vị thần quân Nam Hải đã giúp cho ngư dân đi biển vượt qua sóng biển và bão tố mỗi khi ra khơi. Chính vì vậy, lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau được tổ chức hàng năm để cầu mưa thuận gió hòa và quốc thái dân an.
 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - lịch sửLễ hội được tổ chức với những hoạt động đặc sắc


Độc đáo lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc được tổ chức nhằm tôn vinh Cá Voi (cá Ông) và cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Đặc biệt, ngư dân cầu mong mỗi lần ra khơi được thần che chở bình an và bắt được nhiều cá tôm.
 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - lễ hội thu hút du kháchLễ hội Nghinh Ông Sông Đốc nổi tiếng ở xứ Đất Mũi


Phần lễ của lễ hội Nghinh Ông được tổ chức tôn kính và vô cùng trang nghiêm. Đúng 13h ngày 15 lễ chính được bắt đầu, khi đó chánh lễ sẽ đọc văn tế và tiến hành lễ bái. Tiếp theo sẽ thỉnh lư hương lên kiệu và được khiêng lễ đi diễu hành.
 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - các hoạt độngLễ rước kiệu quanh khắp thị trấn Sông Đốc


Trong buổi lễ Nghinh Ông sẽ là người đi đầu, tiếp theo là trống, lân và Long Đình cùng các chức sắc, học trò, phi tần diễu hành từ Lăng Ông lên cảng tàu và tới biển Nghinh Ông. Lúc này người dân ở hai bên đường hò reo và cổ vũ vô cùng náo nhiệt.
 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - các hoạt độngCác nghi lễ đặc sắc tại lễ hội Nghinh Ông


Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau hội tụ đủ các loại ghe tàu với đủ kiểu dáng, màu sắc và kích cỡ, tất cả tập trung tại vùng sông nước rộng lớn. Trong đó có cụm tàu gồm 3 chiếc được kết lại thành đoàn để chở ban tổ chức và những vị chức sắc. Đoàn tàu chạy ra biển trong lễ hội và tất cả khách được ăn uống miễn phí, ngắm cảnh đẹp trên sông.
 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - các hoạt độngCác đoàn diễu hành tại lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc


Từng đoàn tàu di chuyển theo hướng Hòn Chuối và trên đường di chuyển nêu thấy cá Ông phun nước sẽ lập tức quay trở lại. Còn nếu không gặp sẽ tiếp tục di chuyển ra khơi và khấn bái cầu nguyện. Sau đó thuyền sẽ làm lễ xin và rước Ông quay trở về Lăng để thờ cúng. Khi cá Ông được rước về lăng mọi nhà đều chuẩn bị hương hoa, trái cây và heo quay để thờ cúng nhằm thể hiện lòng ôn kính với Đức Ông Nam Hải.
 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - các hoạt độngNghi thức tế lễ ở bên trong lăng cá Ông


Bên cạnh những nghi lễ ở trên, lễ hội Nghinh Ông còn có những hoạt động hấp dẫn như: Kéo co, đánh cờ tướng, bóng đá, bóng chuyền, đẩy gậy... diễn ra náo nhiệt. 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - các hoạt độngLễ hội được tổ chức diễu hành từng đoàn thuyền trên sông Đốc

 


Những lưu ý khi đi lễ hội Nghinh Ông ở Cà Mau 

Dưới đây là những lưu ý mà bạn có thể “bỏ túi” khi tham gia lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc ở Cà Mau

- Nếu có thời gian du khách nên tìm hiểu trước về lịch sử và nguồn gốc của lễ hội để tránh bỡ ngỡ khi tham quan. 

- Ăn mặc kín đáo, lịch sự và gọn gàng khi tham gia lễ hội Nghinh Ông. 

- Lễ hội đông đúc du khách vì vậy bạn không nên mang theo nhiều tài sản giá trị. 

- Vì lễ hội đi lại khá nhiều, do đó bạn nên chọn giày thể thao hoặc dép thấp để thuận tiện cho việc di chuyển. 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau thể hiện nét đẹp về văn hóa và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vì vậy, nếu có dịp ghé thăm Cà Mau vào thời điểm tháng 2 Âm Lịch bạn hãy một lần đến với lễ hội Nghinh Ông để cùng tham gia và tìm hiểu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lưu lại những kinh nghiệm du lịch Cà Mau để có những thông tin hữu ích cho chuyến đi sắp tới. 

 

Phương Nga (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)