Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Gia Lai

Muôn vẻ các lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số tại Gia Lai

Thứ tư, 11/09/2019, 14:27 GMT+7

Mang những đặc trưng của văn hóa buôn làng Tây Nguyên, Gia Lai có nhiều lễ hội đặc sắc tổ chức trong năm như lễ Đâm Trâu, lễ Bỏ Mả, lễ Cơm Mới...

test

Một số các lễ hội Gia Lai đặc sắc

 

Lễ đâm trâu

Lễ Đâm Trâu thường diễn ra trong khoảng đầu tháng chạp năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau, lễ hội do người Gia Rai và Ba Na tổ chức tại nhà rông với sự đóng góp của cả buôn làng. Người Ba Na tổ chức trong 3 ngày, còn người Gia Rai tổ chức trong một ngày rưỡi. Con Trâu được đem cột quanh cây nêu, một thanh niên lực lưỡng được cử ra để lãnh trách nhiệm đâm Trâu, sau đó dùng máu hòa rượu để cúng Giàng (thần).   

 

Muôn vẻ các lễ hội Gia Lai đặc sắcMáu con trâu bị đâm dùng để tế Giàng

 

Lễ hội Gia Lai này được tổ chức vào dịp mừng chiến thắng , mừng thắng lợi của cộng đồng, khánh thành nhà rông, lễ cầu an, lễ xoá điềm xấu, điềm gở cho cả buôn làng hoặc tạ ơn thần linh.


Lễ bỏ mả

Lễ Bỏ Mả (lễ Pơ Thi) là lễ hội lớn nhất và tinh túy nhất trong các lễ hội Tây Nguyên. Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa (từ tháng 11 đến hết tháng 4 dương lịch năm sau) đó chính là lúc người Ba Na và Gia Rai ở Gia Lai tổ chức lễ Bỏ Mả. Đây là lễ hội có ý nghĩa tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên thường diễn ra trong 3 ngày. Lễ Bỏ Mả trải qua ba bước: Dựng nhà mồ, lễ bỏ và lễ rửa nồi (giải phóng linh hồn). Lễ hội mang tính nhân văn sâu sắc: Tái sinh cho người chết và giải phóng cho người sống khỏi những ràng buộc với người chết.

 

Muôn vẻ các lễ hội Gia Lai đặc sắcLễ bỏ mả là lễ hội mang tính nhân văn sâu sắc


Lễ cơm mới

Mỗi năm một lần, vào tháng 1-2 dương lịch, khi toàn bộ lúa chín ngoài đồng đã được thu hoạch hết cũng là lúc người dân các làng chuẩn bị lễ vật để mừng lúa mới. Lễ cơm mới thực chất là để mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng nương được mùa, thu nhiều lúa thóc và quan trọng hơn là tạ ơn thần lúa, tôn vinh hạt thóc được Giàng ban cho nên tập tục cúng Giàng, cúng thần trời, thần sông suối, thần mưa, thần mùa màng được chú trọng. Lễ cơm mới được tổ chức ở nhà rông hoặc nhà riêng, khi mà chủ nhà sẽ mới họ hàng, bạn bè tới chung vui ăn uống; việc tổ chức cơm mới tùy thuộc vào khả năng thu hoạch nhiều - ít của gia đình song nhà nào càng đông khách chứng tỏ càng nhận được vinh dự lớn. Lễ mừng lúa mới là lễ hội mang đậm tín ngưỡng vạn vật hữu linh.

 

Muôn vẻ các lễ hội Gia Lai đặc sắcLễ cơm mới là lễ hội đông vui, nhộn nhịp bậc nhất trong năm của người Tây Nguyên

Lễ cầu mưa

Một lễ hội Gia Lai đặc trưng của đồng bào Gia Rai trước khi bước vào mùa trồng tỉa, đôi khi là vì trời khô hạn trong mùa cây sinh trưởng. Tuỳ theo từng tộc người, lễ cầu mưa của các dân tộc có thể được tổ chức ở từng gia đình, tổ chức theo cộng đồng. Thông thường lễ diễn ra tại bến nước, một đám đất được đắp lên tượng trưng cho đám rẫy, trên bày biện các lễ vật gồm: một ghè rượu, một chiếc gùi có treo thịt quanh vành gùi, 2 khúc lồ ô cắt ngắn đựng rượu đặt bên ngoài chân đế gùi. Ngoài ra, còn có thịt và 3 ống nứa tượng trưng cho những công cụ chứa nước mưa. Song hành cùng sự phát triển của tưới tiêu thủy lợi mà mùa màng cũng được cung cấp đủ nước, cầu mưa không còn là nhu cầu thiết yếu của người dân Gia Lai, lễ cầu mưa cũng thưa vắng dần. Hiện tập tục này chỉ còn duy trì hàng năm tại thôn Plei Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện vào mỗi tháng 4 Dương lịch, trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc.

 

Muôn vẻ các lễ hội Gia Lai đặc sắcPhục dựng lễ cầu mưa ở huyện Phú Thiện
 
 
>> Tham khảo: Chùm tour du lịch Tây Nguyên giá tốt
                                                

Lễ cúng bến nước

Giọt nước đối với đồng bào dân tộc Ba Na, Gia Rai ở Tây Nguyên là một biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của bà con. Họ tổ chức lễ cúng bến nước hàng năm sau mùa thu hoạch để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bắt đầu lễ hội bằng lễ cúng ông bà tỏ tiên, tiếp đó là cúng Giàng cầu mưa. Kết thúc buổi lễ những cô gái trong trang phục truyền thống cùng mọi người theo bước chân thầy cúng tới bến nước đầu làng để gùi về những bầu nước mát ngọt trong niềm vui hân hoan. Sau đó mọi người quây quần bên nhau uống rượu cần trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh, tinh thần của đồng bào dân tộc Ê đê.

 

Muôn vẻ các lễ hội Gia Lai đặc sắcBến nước giống như linh hồn của buôn làng Ê đê

 

Mặc dù theo thời gian, cuộc sống của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã thêm phần văn minh, tiến bộ; nhiều lễ hội không còn giữ được nguyên bản song tựu chung lại đây vẫn là những nét đặc trưng riêng trong văn hóa lễ hội Tây Nguyên cần được bảo tồn và lưu giữ.
 

Chang (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)