Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Tuyên Quang

Những điều cần biết về tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang 

Thứ tư, 14/08/2019, 21:31 GMT+7

Một trong những nét đẹp văn hóa được rất nhiều người quan tâm khi tới Tuyên Quang đó chính là tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo và đặc sắc nhất của vùng núi phía Bắc này.

test

Để hiểu rõ hơn về phong tục cưới hỏi này, hãy cùng luhanhvietnam tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục cưới hỏi của người dân nơi đây.

 

1. Đôi nét về phong tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang

 

Những điều cần biết về tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang Trước khi tiến hành hôn lễ, đám cưới của người Dao Đỏ phải trải qua rất nhiều thủ tục khác nhau

 

Là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, Na Hang là nơi sinh sống của rất nhiều các đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, Dao Đỏ là dân tộc chiếm 27% trong số các dân tộc sinh sống tại đây. 

Mỗi một dân tộc sẽ có những nét văn hóa đặc trưng riêng và Dao Đỏ cũng vậy. Đặc biệt là tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang luôn là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. 

Người Dao Đỏ sinh sống nhiều nhất tại xã Năng Khả của huyện Na Hang. Nơi đây có tục cưới hỏi rất độc đáo. Cũng chính nhờ có nét đẹp văn hóa này mà du lịch Tuyên Quang ngày càng có sức hút rất lớn đối với du khách. 

Đối với người dân nơi đây, tục cưới hỏi sẽ được tổ chức chủ yếu tại nhà trai. Nhà gái chỉ tổ chức các bữa ăn để chúc mừng cho ngày trọng đại của cô dâu chú rể. Tùy từng nhà sẽ có thời gian diễn ra đám cưới khác nhau. Thông thường đám cưới sẽ diễn ra từ 2-3 ngày.

 

2. Những điều cần biết về lễ cưới hỏi của người Dao Đỏ

 

Những điều cần biết về tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang Cô dâu người Dao không chỉ xinh đẹp mà trang phục mặc khi cưới cũng rất nổi bật và đẹp mắt

 

So với tập tục cưới hỏi ở những nơi khác thì lễ cưới hỏi của người Dao Đỏ có nhiều điểm khác biệt hơn. Chính điều này đã tạo nên nét đặc trưng văn hóa cho nơi đây. 

 

Trước lễ cưới cần chuẩn bị những gì?

 

Sau khi đã tìm hiểu và thực sự muốn về chung một nhà, đôi trai gái người Dao sẽ báo với cha mẹ đôi bên để họ có sự chuẩn bị. Việc làm đầu tiên mà nhà trai phải làm đó là cắt cử người sang thưa chuyện với nhà gái. 

Mục đích sang để nói chuyện và xin tên tuổi, ngày tháng năm sinh của cô gái để xem lá số. Sau khi xem xong và lá số của đôi bạn trẻ này hợp nhau, nhà trai sẽ cử người sang bên nhà gái lần 2. Sau khi cả 2 gia đình đồng ý sẽ tiến hành tới việc thỏa thuận lễ vật để thách cưới. Đây là một trong những tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang. Bởi từ bao đời này, quan niệm gả bán nên lễ vật thách cưới của người Dao thường rất cao. Thường các lễ vật sẽ gồm có bạc trắng, quần áo, trang sức. Ngoài ra, còn có thêm gạo, thịt lợn là những sính lễ cũng có trong tục cưới người hỏi của người Dao.

 

Những điều cần biết về tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang Hình ảnh cô dâu khi bắt đầu khởi hành về nhà chống

 

Số lượng các món đồ sính lễ còn tùy thuộc vào mỗi gia đình. Có những gia đình thường đưa ra những yêu cầu rất cao như bạc trắng lên tới 100 đồng và kèm theo đó là mấy tạ lợn… 

Hiện nay, đồng bạc trắng đã dần trở nên khan hiếm nên người ta hay quy ra tiền hoặc đổi sang các loại trang sức khác cho cô dâu như vòng cổ, vòng tay. Về vấn đề trang phục cưới, nhà trai có thể gửi tiền mặt để nhà gái tự lo. Đặc biệt, trong tục cưới hỏi của người Dao Đỏ, cô dâu mới có thể mặc lại đồ cưới của bà hay của mẹ chồng trước kia từng mặc trong ngày cưới. Do đó, không nhất thiết phải là trang phục cưới mới hoàn toàn. Sau khi thống nhất, bàn giao sẽ có bản giao ước được lập giữa 2 bên gia đình. Mỗi gia đình sẽ giữ một bản để cùng nhau thực hiện. Sau khi giao đủ số lễ vật đã quy ước, bản giao ước này sẽ được hủy.

Nhà trai cũng sẽ phải bàn và hỏi kỹ lưỡng về việc nhà gái sẽ có bao nhiêu người sang đưa dâu. Nắm được số lượng cụ thể sẽ giúp cho việc chuẩn bị được tốt hơn từ chỗ nghỉ ngơi đến việc ăn uống, quà cáp biếu tặng.

 

Xem thêm: Tour du lịch Đông Tây Bắc khởi hành từ Hà Nội

 

 

Các hoạt động diễn ra khi tổ chức lễ cưới

 

Những điều cần biết về tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang Trang phục trong đám cưới của người Dao Đỏ cũng khá cầu kỳ và rực rỡ

 

Ngày cưới diễn ra là ngày cô dâu về nhà chồng và cũng là ngày tổ chức mời cổ của nhà trai. Trong rất nhiều nghi thức của lễ cưới thì lễ cúng báo với tổ tiên là quan trọng nhất.

Các lễ vật để dâng lên tổ tiên cũng phải có sự chuẩn bị cẩn thận. Lễ vật sẽ gồm 2 con lợn có trọng lượng khoảng 60-80 kg. Lợn này phải được mổ tại nhà bếp. Tuyệt đối không mổ ở ngoài trời. Sau đó, thầy cúng chính phải là người đã được cấp sắc sẽ tiến hành làm lễ. Lễ cúng gia tiên sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ chiều tới khuya mới xong.

Tiếp theo trong tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang đó là về giờ giấc cô dâu mới ra khỏi nhà và giờ bước chân vào nhà chồng. Đây là việc rất quan trọng. Chọn giờ phải chọn giờ lành và đặc biệt không trùng giờ. Nếu như trước kia nhà gái sẽ tự đưa dâu thì hiện nay trong các đám cưới của người Dao Đỏ, nhà trai đã tới đón dâu và thường là đi đón với số lượng người đi là lẻ.

Sau đó, nhà gái sẽ thực hiện nghi lễ báo với tổ tiên và làm phép chú trên trang phục của cô dâu, cụ thể là khăn trùm để mong mọi việc được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió.

 

Những điều cần biết về tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang Tục cưới hỏi của người Dao đỏ có rất nhiều nét đẹp đặc sắc để du khách khám phá

 

Số lượng người đưa dâu phải là số chẵn và theo phong tục cưới hỏi của người Dao Đỏ, nam giới sẽ đi trước và nữ giới phải đi sau.

Trang phục của cô dâu mặc trong ngày về nhà chồng phải là trang phục truyền thống của người Dao Đỏ. Đa phần là các kiểu trang phục cưới với tone màu rực rỡ, yếm đỏ, khăn quấn đầu và tấm trùm che mặt cũng phải màu đỏ. Đặc biệt, phù dâu phải là cô gái có độ tuổi trẻ hơn so với cô dâu và phải là gái chưa có chồng. Đây là người sẽ dắt cô dâu trong suốt chặng đường từ nhà gái về nhà trai.

Hiện nay, đời sống của người Dao đã có nhiều đổi khác nhưng những nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi vẫn luôn được người dân nơi đây gìn giữ. Dù không còn quá nhiều các thủ tục như trước nhưng những lễ nghĩa cốt lõi vẫn luôn được người Dao thực hiện trong các buổi lễ cưới theo đúng phong tục cưới hỏi của người Dao Đỏ Tuyên Quang.

Hy vọng những chia sẻ bên trên sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về một trong những nét đẹp văn hóa khác biệt của tỉnh Tuyên Quang. 

 

Huê Vũ ( tổng hợp ) - luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)