Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Thái Lan

Cổ kính ngôi chùa Chedi Luang ở Chiang Mai

Chủ nhật, 27/09/2020, 10:30 GMT+7

Được mệnh danh là xứ sở chùa tháp tuyệt đẹp, Chiang Mai chưa bao giờ khiến du khách thất vọng về kiến trúc độc đáo của các đền chùa, tiêu biểu trong đó chính là ngôi chùa Chedi Luang cổ kính.

test

Giới thiệu về chùa Chedi Luang

Chedi Luang là một ngôi chùa Phật giáo của hoàng gia, tọa lạc tại số 103 đường Phra Pok Klao, khu vực Phra Sing Sub, quận Mueang, thành phố Chiang Mai, Thái Lan – nơi được coi là trung tâm hành chính của Vương quốc Lanna ngày xưa.

Ban đầu, chùa Chedi Luang có tên là "Chotikaram Viharn", có nghĩa là một tu viện huy hoàng, bởi vì nó là nơi chứa xá lợi của Đức Phật – một thánh vật linh thiêng của Phật giáo hoặc nghĩa là ánh sáng đèn lồng để trang trí cho tượng Phật, nổi bật ngay từ xa. Mãi đến sau này mới được đổi tên thành "Wat Chedi Luang" có nghĩa là vừa to vừa đẹp.

 

vẻ đẹp cổ kính của Chùa Chedi Luang Ngôi chùa có tuổi thọ lâu đời bậc nhất Thái Lan (Ảnh @jmacfaddin)

 

Tương truyền, tu viện Chedi Luang được xây dựng dưới thời trị vì của Vua Saen Mueang Ma khi ông 39 tuổi để dành một phần từ thiện cho cha của mình là vua Phaya Kue Na. Nhưng khi chưa hoàn thành thì ông đã ra đi, để rồi sau này, nữ hoàng Tilok Jutha Ratchathewi – vợ của Phaya Muang Ma đã tiếp tục xây dựng cho đến khi hoàn thành dưới triều đại của vua Phaya Sam Fang Axis.

Trải qua bao biến cố, sau biết bao lần tu sửa, cùng với các ngôi chùa ở Chiang Mai khác, chùa Chedi Luang Worawihan đã được công nhận là di tích lịch sử của quốc gia vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 và trở thành một chốn tâm linh không thể thiếu của du khách khi đến “đóa hoa hồng của phướng Bắc Thái Lan” – Chiang Mai. 

 

Những điều thú vị của ngôi chùa Chedi Luang

Ban đầu ngôi đền Wat Chedi Luang có tường bao quanh bằng bạc và các kiến trúc bên trong được dát vàng quý giá, nhưng sau khi bị sụp đổ bởi trận động đất thì nó đã được xây lại hoàn toàn bằng gỗ. Tuy nhiên, để tránh bị hư hại qua thời gian thì người ta đã dựng lại bằng bê tông vững chắc như ngày nay.

Khi bước chân vào khuôn viên chùa Chedi Luang, vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy của đền thờ chính Viharn Luang với các mái nhà xếp tầng đẹp mắt và các cánh cửa được trang trí tinh xảo bởi những hình thù độc lạ chắc chắn sẽ khiến bạn cực kỳ thích thú cho xem.

 

điện thờ chính - tòa nhà linh thiêng của Chùa Chedi Luang Điện thờ có kiến trúc bắt mắt (Ảnh @bego_crespo)

 

Nhất là khi đến cửa chính, đứng trước hình ảnh thần rắn Naga đẹp nhất miền Bắc (Thái Lan), đang leo trên bệ cầu thang với chiếc đuôi hất lên trên để tạo thành vòm của ngôi đền thì chẳng ai có thể không trầm trồ và ngạc nhiên được đâu.

 

kiến trúc cửa ra vào - nét đặc sắc của Chùa Chedi Luang Lan can cầu thang được tạo hình thần rắn độc lạ (Ảnh @niqgonzalez)

 

Bên trong điện thờ thì được treo những bức phù điêu độc đáo, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trên tường, các mô hình Hoàng đạo bằng vàng ở xung quanh và bức tượng Phật Atharot khổng lồ trong tư thế đứng ở chính giữa, khiến du khách không thể bỏ qua. 

 

tượng Phật - báu cật của Chùa Chedi Luang Bức tượng Phật vàng nổi bật bên trong (Ảnh @malinee_namphung)

 

Bật mí, đây còn là bức tượng được người mà người dân Chiang Mai rất tin tưởng vì sự linh thiêng, nên nếu đến đây rồi mà không thành tâm nguyện cầu cho bản thân và gia đình là tiếc nuối lắm đấy nhé.

Đi tiếp ra phía sau, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bảo tháp Phra That Chedi Luang cao nhất ở miền Bắc hiện nay và ở vương quốc Lanna xưa, với chiều cao 80 mét, phần đế hình vuông có chiều dài mỗi cạnh là 56 mét.

 

tòa bảo tháp Luang - công trình ấn tượng của Chùa Chedi Luang Tòa bảo tháp nổi bật trong chùa (Ảnh @byfleur)

 

Tòa tháp của ngôi chùa Chedi Luang được xây thành bốn mặt theo phong cách Bagan. Mỗi bên được tôn trí bởi một tượng Phật bằng vữa ngồi trên dòng Mekong, xung quanh chân bảo tháp có 28 con voi đá và 8 con rắn trên cầu thang mỗi bên, dù đã bị ăn mòn theo thời gian nhưng chúng vẫn toát lên được vẻ đẹp uy mãnh của mình.

 

các chú voi quanh bảo tháp - linh vật của Chùa Chedi Luang Những chú voi bảo vệ xung quanh (Ảnh @wynnchang)

 

Theo quan niệm của người dân Thái Lan, voi là sức mạnh gây ra sức mạnh uy hiếp, che khuất, ngăn chặn, loại bỏ và trấn áp kẻ thù sẽ đến xâm lược. Vì vậy, việc tạo ra các bức tượng voi sẽ phát huy sức mạnh thành phố và mang lại hòa bình cho đất nước. Chính vì vậy, họ thậm chí còn tổ chức cả nghi lễ để thờ cho những chú voi để ban phước lành.

Nằm ngay phía sau bảo tháp Luang là các mô hình các di tích khác nhau của của các triều đại khác nhau để lại và pháp đường, sala của Wat Phra Non để thờ cúng. 

Ngoài ra, tháp Inthakil và cột trụ thành phố cũng là nơi bạn nhất định phải ghé qua trong khuôn viên chùa Chedi Luang ở Chiang Mai. Không chỉ vì kiến trúc ấn tượng của nó mà trong Phật giáo, nó còn được coi là trung tâm của vũ trụ nên được người dân nơi đây rất coi trọng. Thậm chí, họ còn tổ chức hẳn một ngày lễ để kỷ niệm công trình này nữa cơ.

 

Tòa tháp Inthakil và cột trụ thành phố - kiến trúc ý nghĩa của chùa Chedi LuangTòa tháp Inthakil và cột trụ thành phố (Ảnh @tony_sith_pak)

 

Nếu còn thời gian, bạn cũng có thể đi tham quan các địa điểm du lịch Chiang Mai thú vị gần đó như: chùa Wat Phra Singh, tượng đài Ba Vua hay phố đi bộ Chủ nhật (đường Tha Phae),…cũng không tồi đâu nhé.

 

chùa Wat Phra Singh - địa điểm gần chùa Chedi LuangNgôi chùa Wat Phra Singh gần đó cũng rất đáng ghé thăm đấy nhé (Ảnh @078kg)

 

 

Thời điểm lý tưởng để viếng thăm chùa Chedi Luang

Du khách có thể đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa Wat Chedi Luang vào mỗi mùa. Tuy nhiên thời điểm tuyệt vời nhất là mùa đông  - khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Khi đó thời tiết khá mát mẻ, rất thích hợp để đi bộ và ngắm cảnh.

Nhưng nếu du khách vẫn chọn du lịch vào mùa hè - khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 thì phải chuẩn bị trang phục và các đồ đạc kỹ lưỡng để đối phó với thời tiết nắng nóng, vì nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C trở lên, công thêm có gió mùa mùa hè, khá khó chịu. 

Thời điểm không nên đến nhất là mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10), vì lúc này Chiang Mai thường có những cơn giông bất chợt, có thể cản trở việc tham quan của bạn.

Ngoài ra, du khách có thể chọn tham quan vào các dịp lễ hội hàng năm ở chùa Chedi Luang như: Lễ hội thờ cúng Inthakhil Pillar - trụ cột quan trọng của thành phố, lễ hoa đăng, lễ cúng sinh nhật sư, lễ té nước cầu mưa thần linh, hay lễ cầu duyên…để tận hưởng không khí vui tươi, nhộn nhịp cùng người dân.

 

lễ hội - thời điểm tuyệt đẹp tại chùa Chedi LuangNgày lễ lung linh tại chùa (Ảnh @ig_bethere)

 

Đặc biệt những dịp quan trọng như ngày đầu năm mới, ngày lễ Songkran,…chùa Chotikaram Viharn cũng có thể có những sự kiện đặc biệt dành cho khách du lịch đến thăm, cực kỳ thú vị luôn đấy nhé.

 

Cách di chuyển đến chùa Chedi Luang

Xe buýt màu đỏ (red bus) hoặc xe tuk-tuk: Các phương tiện này chạy quanh thành phố Chiang Mai, nên du khách có thể gọi xe từ cả bến xe Chiang Mai hoặc các khu vực khác trong thành phố với giá có thể thỏa thuận dao động trong khoảng từ 15 - 60 baht/người (tùy theo điểm khách lên xe).

Taxi: Bạn có thể bắt taxi chạy trên đường ở bất kỳ khu vực nào hoặc đặt qua ứng dụng Grab đều được nhé. Tuy nhiên, giá cả của phương tiện này sẽ rất đắt đấy nhé.

Tự lái ô tô/ xe máy: Bạn hoàn toàn có thể thuê xe ở các cửa hàng chuyên cho thuê hoặc khách sạn, nhà nghỉ mình đang ở để di chuyển, vừa tiết kiệm được chi phí lại thuận tiện đi lại để tham quan nhiều địa điểm khác nhau nữa.

 

Một số lưu ý khi ghé thăm chùa Chedi Luang

Giờ mở cửa: từ 5 giờ sáng đến 22 giờ 30 phút tối.

Giá vé: công dân Thái Lan được miễn phí còn khách du lịch nước ngoài phải trả 40 baht/người.

Cách ứng xử: Nên ăn mặc lịch sự: không mặc áo sơ mi cộc tay và quần hoặc váy ngắn. Đồng thời, tuân theo những điều cấm của chùa, ví dụ như cấm phụ nữ vào một số khu vực nhất định hoặc không để giày vào một số nơi nghiêm ngặt…

 

một số nơi cấm phụ nữ vào - quy định tại chùa Chedi LuangMột số nơi trong chùa cấm phụ nữ ra vào (Ảnh @loreleypolaroid)

 

trang phục lịch sự - lưu ý quan trọng khi đến chùa Chedi LuangĂn mặc phù hợp khi vào chùa (Ảnh @jumpho)

 

Đến Chiang Mai mà không ghé qua chùa Chedi Luang cổ kính để cầu may thì chuyến đi của bạn sẽ cực kỳ thiếu sót đấy nhé!

 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)