Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Hà Nội

Chùa Một Cột: kiến trúc độc đáo, biểu tượng văn hóa Việt Nam

Chủ nhật, 11/10/2020, 09:44 GMT+7

Chùa Một Cột là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Hà Nội và cũng là công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo, ấn tượng nhất châu Á. Với bề dày lịch sử lâu đời, ngôi chùa được biết tới là biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

test

Đôi nét về chùa Một Cột Hà Nội

Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhất Hà Nội. Ngôi chùa này được gọi với nhiều tên khác nhau như: Chùa Mật, chùa Liên Hoa Đài hay chùa Diên Hựu Tự. Được xây dựng khá lâu đời, từ năm 1049 thời vua Lý Thái Tông và ngay từ khi chùa xây xong, đi vào hoạt động, nó đã trở thành điểm nhấn của thành phố và là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

 

Khám phá chùa Một Cột với những trải nghiệm thú vịHình ảnh chùa Một Cột được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông

 

Ý nghĩa của ngôi chùa Một Cột

Có rất nhiều người thắc mắc về thiết kế độc đáo của ngôi chùa, nhưng ít ai biết rằng nó lại mang ý nghĩa giống như một đóa hoa sen mà chính vua Lý Thái Tông nằm mơ được Phật Bà Quan Thế Âm ban tặng. Nên nhà vua đã chính thức cho xây ngôi chùa nhằm nhớ đức Quan Âm. Chính vì thế, đối với nhà vua, chùa Một Cột mang ý nghĩa tâm linh rất lớn và đây cũng là nơi mà vua Lý Thái Tông lựa chọn làm nơi cúng lễ vào các ngày rằm, ngày mùng 1 hàng tháng, là nơi cầu mong quốc thái dân an. mưa thuận gió hòa.

Được biết, nhà vua là một tín đồ của Phật Giáo, và vào thời nhà Lý đã cho xây dựng tới 95 ngôi chùa, tu sửa lại các bức tượng Phật. Không chỉ vậy, vào các ngày lễ lớn, vua Lý Thái Tông còn miễn tất cả các loại thuế cho các ngôi chùa thờ Phật trên cả nước.

 

Khám phá ý nghĩa chùa Một Cột ở Hà NộiNgôi chùa Một Cột hiện tại

 

Cách đi tới chùa Một Cột

Chùa Một Cột ở đâu? Khi chùa mới được xây xong vào thời vua Lý, chùa nằm thuộc thôn Thanh Bảo, Quảng Đức, phía Tây của Hoàng Thành Thăng Long. Và ngày nay, nằm thuộc Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. 

Đường đi tới chùa Một Cột khá thuận lợi và có rất nhiều phương tiện cho bạn lựa chọn như: Xe máy, taxi hoặc xe bus đều được. Nếu bạn sử dụng xe máy hoặc ô tô riêng, thì có thể tìm kiếm trên Google Maps rất đơn giản nhé. 

Còn nếu di chuyển tới chùa bằng xe bus thì có thể tham khảo các xe như: Xe bus tuyến 09, 16, 22, 32, 34,... tùy thuộc bạn xuất phát từ vị trí nào thì lựa chọn tuyến xe cho phù hợp.

Thời gian chùa Một Cột mở cửa từ 7h sáng đến 18h tất cả các ngày và vào những ngày lễ, Tết, ngày rằm hay mùng 1 thì chùa sẽ mở cửa lâu hơn để phục vụ các Phật tử đến hành hương. Giá vé vào chùa đối với người dân Việt Nam là miễn phí, nhưng với người nước ngoài sẽ là 25k/vé 1 người.

 

Hướng dẫn cách di chuyển tới chùa Một Cột bằng xe busĐi tới chùa Một Cột bằng xe bus 09

 

>>Xem thêm: Giá vé tham quan tại Hà Nội cập nhật năm 2020

 

Thiết kế kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột

Được biết là một công trình tâm linh ấn tượng, nên tới đây sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Tuy nhiên, hành hương lễ Phật là việc đầu tiên mà bất cứ ai tới chùa cũng nên làm, bởi sự linh thiêng. Bạn có thể tới đây cầu mong may mắn, bình an, hay công danh sự nghiệp đều rất tốt.

Sau khi làm lễ xong, bạn có thể đi tham quan kiến trúc độc đáo của ngôi chùa, với rất nhiều thiết kế ấn tượng. Cụ thể là:

Liên Hoa Đài: Trong quần thể kiến trúc ngôi chùa, thì Liên Hoa Đài là khu vực trung tâm chính. Với hình ảnh chùa Một Cột là biểu tượng đại diện cho toàn bộ khu vực Liên Hoa Đài. Diện tích ngôi chùa không quá rộng, chỉ khoảng 3x3m và được thiết kết xây dựng trên một trụ đá nằm ở giữa hồ sen. Hình ảnh này khiến người ta liên tưởng đến bông hoa sen đang chớm nở trên mặt hồ vô cùng ấn tượng. Bên trong Liên Hoa Đài là tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát được son vàng chói, để thể hiện sự tôn nghiêm. 

 

Khám phá kiến trúc chùa Một Cột tại Hà NộiTượng Phật Bà Quan Thế Âm trong Liên Hoa Đài

 

Cổng Tam Quan: Là khu vực mở rộng, mới được xây dựng, nhằm phục vụ cho du khách thập phương tới làm lễ. 

 

Khám phá kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Một CộtKhu vực cổng Tam Quan mới được xây dựng

 

Cây bồ đề: Chùa Một Cột không chỉ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, mà nó còn mang những giá trị lịch sử văn hóa, các sự kiện lớn của đất nước. Trong đó, cây bồ đề nằm trong chùa là một trong những món quà ý nghĩa mà tổng thống Ấn Độ dành tặng cho Bác Hồ. Bởi loại cây này mang tới những ý nghĩa Phật Giáo và những triết lý nhân sinh thú vị. Bên cạnh đó, món quà này vừa để tổng thống Ấn Độ đánh dấu đã ghé thăm ngôi chùa, vừa là thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa 2 quốc gia.

 

Ý nghĩa của cây bồ đề trong chùa Một CộtCây bồ đề - Món quà của tổng thống Ấn Độ dành tặng Hồ Chí Minh

 

Bậc thang chính điện: Với diện tích rộng 1m4, gồm 13 bậc thang cổ mang đậm nét đẹp cổ kính và văn hóa kiến trúc thời nhà Lý.

 

Những trải nghiệm thú vị tại chùa Một CộtTrải nghiệm bậc thang cổ chính điện

 

Ngoài việc khám phá thiết kế kiến trúc của ngôi chùa, khi tới đây, bạn còn được thả hồn vào không gian yên bình, thanh tịnh, mang tới cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái và thư thái đến lạ thường. Có lẽ chính vì thế mà ngôi chùa Một Cột này luôn thu hút sự quan tâm đông đảo của khách thập phương, nên ngôi chùa luôn đông đúc. 

 

Lưu ý khi tham quan chùa Một Cột

Để có hành trình khám phá chùa Một Cột thuận lợi, bạn cần lưu ý một vài thông tin quan trọng sau:

  • Vì là địa điểm du lịch tâm linh, nên bạn chú ý tới trang phục. Cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không được mặc các bộ quần áo quá hở hang như: Quần đùi, áo sát nách, váy ngắn quá đầu gối,....
  • Không bứt lá, bẻ cành tại chùa.
  • Không được tổ chức buôn bán, các vấn đề mê tín dị đoan trong chùa.
  • Tuyệt đối không được thả tiền vào hồ sen.
  • Luôn vứt rác đúng nơi quy định.
  • Chú ý thời gian chùa mở cửa để tới hành hương.

 

 

Đó là toàn bộ những thông tin cần thiết về chùa Một Cột mà mình muốn chia sẻ tới tất cả mọi người. Nếu có thời gian ghé thăm Hà Nội, đừng bỏ lỡ điểm đến tâm linh này nhé, để phần nào đó hiểu hơn về văn hóa tâm linh và lịch sự của đất nước. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ!

 

Tạ Bằng (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)