Khám phá quần thể đền Sambor Prei Kuk - cố đô bị lãng quên

Thứ hai, 08/07/2019, 17:03 GMT+7

Quần thể đền Sambor Prei Kuk là một trong ba di sản thể giới tại Campuchia. Cũng với Angkor Wat, Sambor Prei Kuk cũng là cố đô huyền thoại một thời của đất nước Chân Lạp xưa. Hôm nay chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về nơi đây nhé.

test

 

Lịch sử hào hùng của quần thể đền Sambor Prei Kuk

Trong tiếng Campuchia, Sambor Prei Kuk mang ý nghĩa là “Ngôi đền trong rừng rậm”. Qủa đúng như vậy, quần thể đền Sambor Prei Kuk hiện nằm thu mình trong những cánh rừng nhiệt đới ở tỉnh Kampong Thom, Campuchia. Nơi đây cách quần thể Angkor Wat khoảng 176 km về phía đông và cách thủ đô Phnom Penh 206 km về phía bắc. Sambor Prei Kuk là di sản thể giới thứ 3 của Campuchia cùng với khu di tích cổ Angkor và đền Preah Vihear. Nếu như ở Angkor là cuộc chiến không khoan nhượng giữa những cây tung cổ thụ với mái đền đá ở Ta Prohm, thì tại nơi đây phần thắng đang dần nghiêng về những cây đa cổ quái đang ra sức nuốt chửng các ngôi đền. 

 

quần thể đền Sambor Prei Kukquần thể đền Sambor Prei Kuk bị thời gian vùi lấp

 

Sambor Prei Kuk được xem là kinh đô đầu tiên của vương triều Chân Lạp thời kỳ “tiền Angkor”, thủ đô của đế chế Chenla cổ từ năm 550 – 598 với tên gọi Ishanapura. Nơi đây đã từng là một nền văn minh cổ đại phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 6 và thế kỷ 7 với hơn 20.000 hộ dân sinh sống trước khi đế chế Khmer ra đời. Nếu như các bạn vẫn còn ngơ ngác thắc mắc tại sao chỉ với bàn tay con người, dân tộc Khmer đã xây nên Angkor hùng vĩ và tinh xảo đến thế thì bạn sẽ càng kinh ngạc hơn khi biết rằng quần thể đền Sambor Prei Kuk đã được xây dựng trước cả Angkor. 

 

check_-_inĐây là điểm đến HOT không hề kém cạnh Angkor Wat đâu nhé

 

Giới thiệu kiến trúc quần thể đền Sambor Prei Kuk

Quần thể đền Sambor Prei Kuk có diện tích lên đến khoảng 30km2 với 54 cụm đền chùa, các tháp bát giác, ao hồ chứa đá yoni cùng nhiều tác phẩm điêu khắc vô cùng giá trị có niên đại hơn 1000 năm. Trong khi Angkor Wat hầu hết được làm từ đá cứng và bền, thì Sambor Prei Kuk chỉ được xây dựng bằng gạch nung kết hợp cùng đá sa thạch được kết dính bởi một loại nhựa cây trộn đường Thốt Nốt. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa tại quần thể đền Sambor Prei Kuk cũng mang phong cách đặc trưng Khmer cổ thời kì tiền Angkor, và chịu ít ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ. 

 

Quần thể đền Sambor Prei KukKiến trúc quần thể đền Sambor Prei Kuk mang đậm phong cách Khmer cổ

 

Khu vực trung tâm của Quần thể đền Sambor Prei Kuk được chia làm 3 khu vực  chính với mỗi khu vực được bố trí bao quanh bởi một bức tường gạch có hình vuông. Các cấu trúc trong khu vực này được xây dựng tại các thời điểm khác nhau. Khu vực phía bắc và phía nam được xây dựng đầu tiên vào thế kỷ thứ 7, tiếp đó sau này khu vực trung tâm chính giữa mới được xây dựng. Hiện nay khu di tích Sambor Prei Kuk vẫn còn lưu giữ được 7 cụm đền tương đối nguyên vẹn. Trong đó có 3 cụm đền gồm Prasat Tao, Prasat Sambor và Prasat Trapeang Ropeak đã được mở cửa đón du khách tham quan vào tháng 7 – 2017. Chắc chắn du khách sẽ vô cùng ngỡ ngàng khi ghé thăm 3 cụm đền này bởi những nét hoa văn chạm khắc tinh tế được những người dân Khmer cổ tạo nên vẫn còn lưu lại dấu ấn nơi đây. 

 

Quần thể đền Sambor Prei KukQuần thể đền Sambor Prei Kuk mở cửa đón khách du lịch

 

Ngôi đền Prasat Tao có chiều cao 19m với cặp sư tử bằng đá đen oai nghiêm canh gác trước đền. Trong khi tất cả những ngôi đền đài ở đây đều được làm bằng gạch nung thì hai chú sư tử độc đáo này lại được làm bằng đá nguyên khối. Càng đặc biệt hơn là đôi sư tử này còn ẩn chứa rất nhiều điều tâm linh kì lạ: Chúng không thể bị di chuyển. Ngay cả khi có một lực lượng hùng hậu rất nhiều công nhân lực lưỡng muốn tạm dời chúng đi để trùng tu ngôi đền cùng không thể nào nhấc lên được. Chỉ đến khi chính quyền sở tại nhờ cậy các nhà sư đến lập lễ khấn vái thì khi ấy chỉ cần bốn người đàn ông đã dễ dàng đưa chúng đến nơi bảo quản. Sau quá trình trùng tu đền, hai chú sư tử đá lại được đưa nhẹ nhàng về vị trí cũ để tiếp tục công việc coi gác đền hơn ngàn năm qua. Có lẽ cũng vì sự linh thiêng ấy mà cả hai bức tượng sư tử đá quý giá vẫn còn nguyên vẹn mà không hề bị đánh cắp làm của riêng. 

 

Quần thể đền Sambor Prei KukĐền Prasat Tao tại khu quần thể di tích chỉ có duy nhất cửa hướng Đông được mở

 

Ngôi đền Prasat Tao này còn có một truyền thuyết rất thú vị nữa. Đó là đền có bốn cửa hướng ra bốn phía, nhưng chỉ có cánh cửa hướng đông là được mở. Người ta tìm được tài liệu cổ tại Sambor Prei Kuk có ghi chép lại rằng: “Chỉ những ai đức độ vẹn toàn mới mở được các cánh cửa kia”. Có lẽ đây vẫn là sự bí ẩn chưa được giải đáp và các cánh cửa kì lạ kia vẫn đang chờ người mở chúng.

 

Quần thể đền Sambor Prei KukTượng sư tử được làm từ đá vô cùng tinh xảo

 

Trapeang Ropeak là ngôi đền thờ thần Indra. Nơi đây không có cặp sư tử đá canh gác như Prasat Tao nhưng lại lôi cuốn du khách bởi những đường nét chạm trổ tinh xảo. Thậm chí một vài tác phẩm vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 14 thế kỷ trôi qua. Điều đặc biệt ở đây là những tác phẩm chạm khắc trên gạch này rất nhỏ, có khi chỉ bằng nửa hoặc một viên gạch với kích thước như hiện nay nên rất dễ bị hỏng, vỡ và hư hại. Vậy nhưng trải qua khoảng thời gian dài như vậy mà chúng vẫn còn rất sắc sảo và nguyên vẹn, đủ thấy được tài nghệ bậc thầy của những người thợ thủ công thời đó. Rất may mắn là xung quanh ngôi đền không bị bao phủ bởi những cây cổ thụ to lớn nên kiến trúc cũng như những đường nét trạm khắc nghệ thuật của ngôi đền gần như vẫn giữ được nguyên hình tuyệt đẹp. Từ những kiến trúc đó, chúng ta có thể hình dung được phần nào về nền văn hoá Sambor Prei Kuk thịnh vượng một thời xa xưa.

 

Quần thể đền Sambor Prei KukTrapeang Ropeak là ngôi đền thờ thần Indra

 

Quần thể đền Sambor Prei Kuk đã từng bị tàn phá trước đây do chiến tranh, do sự hủy diệt của mẹ thiên nhiên và thời gian bào mòn khiến cho ngôi đền trở nên rất hoang tàn, gần như đổ nát và bị hủy hoại rất nặng nề. Sau khi được phát hiện thì chính phủ Campuchia đã quyết định phục hồi lại khu di tích này, một vài kiến trúc gần như vẫn được giữ nguyên như cũ. Tuy vậy nhưng tình trạng một số ngôi đền bị các cây cổ thụ xâm lấn nghiêm trọng, các bức tranh điêu khắc trên đá bị thời gian phủi lấp và xóa nhòa khiến cho công việc trùng tu càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều lần. Bên cạnh đó việc khu quần thể nằm lọt thỏm giữa rừng rậm nhiệt đới, từng bị tàn phá bởi chiến tranh nên nơi đây vẫn còn sót lại nhiều boom mìn trong khu đền. Chính vì vậy mà hiện nay chỉ có 3 khu vực đền đã được dọn dẹp là mở cửa đón khách vào thăm quan. Sau khi được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đền Sambor Prei Kuk ngày càng được biết đến và thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

 

Quần thể đền Sambor Prei KukTuy rằng bị tàn phá nặng nề nhưng quần thể đền Sambor Prei Kuk đang dần được khôi phục để đón tiếp khách tham quan

 

Xem thêm các tour du lịch khám phá Campuchia tại đây

 

Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn