Lễ hội Tây Thiên Vĩnh Phúc - Về miền văn hóa tâm linh

Thứ năm, 25/07/2019, 20:04 GMT+7

Hàng năm, cứ vào dịp khai xuân du khách lại kéo về Vĩnh Phúc tham gia Lễ hội Tây Thiên, được trở về miền văn hóa tâm linh đất Phật, thưởng ngoạn cảnh đẹp và khơi dậy văn hóa truyền thống.

test

Lễ hội Tây Thiên Vĩnh Phúc diễn ra vào thời gian nào?

 

Có nhiều người vẫn chưa thực sự nắm bắt được thời gian diễn ra lễ hội Tây Thiên, cũng như tìm hiểu về lễ hội đặc sắc này. Đi tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!

 

le-hoi-tay-thien-vinh-phuc-1Phật tử dâng hoa đăng trong Lễ hội Tây Thiên

Lễ hội Tây Thiên được diễn ra vào ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là một lễ hội kéo dài và quan trọng nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Chính vì vậy ngay từ công tác chuẩn bị đều được đồng lòng gấp rút thực hiện và nhận được sự ủng hộ của người dân.

 

Đôi nét về chùa Tây Thiên và lễ hội đặc sắc này

 

Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc ấn tượng với kiến trúc độc đáo và hùng vĩ, là ngôi chùa đẹp tựa lưng vào núi. Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng hai, du khách thập phương cùng những Phật tử đều quy tụ về đây làm lễ, tưởng nhớ người xưa. Đây được xem là điểm du lịch Vĩnh Phúc cực kỳ hấp dẫn du khách.

 

le-hoi-tay-thien-vinh-phuc-7Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc trong sáng sớm

Chùa Tây Thiên là ngôi chùa cùng thờ đạo Mẫu và thờ Phật. Hàng năm, cứ ngày rằm tháng hai, con dân khắp nơi đều về Chùa Tây Thiên đầu tiên để tưởng Quốc mẫu, sau đó là xem các hội diễn cổ, leo núi thưởng ngoạn danh thắng... Quốc Mẫu tê thật là Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp Vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, phát triển nông nghiệp. Sau khi đánh đuổi ngoại xâm và ấm yên Tổ quốc, bà trở về quê hương tại thôn Đông Lộ - xã Đại Đình - huyện Tam Đảo ngày nay, rồi "hoá" tại đây.

 

le-hoi-tay-thien-vinh-phucĐoàn người rước Lễ vào Tây Thiên

Để tổ chức thành công lễ hội, người dân và chính quyền địa phương chuẩn bị lễ hội từ tháng 11 Âm lịch của năm trước đến khoảng tháng 2 Âm lịch năm sau. Đoàn tế của xã gồm khoảng 30 người, trong đó có một vị chủ tế, ba vị bồi tế, hai xướng tế, một người đánh chuông, một người đánh trống và phường bát âm. Bên cạnh đó, mỗi người một việc, cùng đóng góp các lễ vật vào ngày lễ. Chủ tế được chọn phải là bậc cao niên, khỏe mạnh, gia đình song toàn, đông đúc.

 

le-hoi-tay-thien-vinh-phuc-2Phật tử thắp nến sáng trời Tây Thời

Đúng sáng ngày 15 tháng 2 âm lịch mỗi năm, 14 xóm thuộc xã Đại Đình cùng tham gia rước Thánh Mẫu từ đền Mẫu Sinh ra chùa Ngò rồi về đền Thõng. Lễ vật gồm có xôi, lợn quay, gà, hoa quả, ngoài ra còn có bánh giầy, chè lam, xôi đen và thịt chua của người Sán Dìu. Sau khi tổ chức 14 xóm cùng nhau, các xóm lại tự tổ chức lễ tế riêng nên nếu không tham dự được lễ chính, du khách có thể ghé từng xóm để tham dự nhé!

Lễ hội Tây Thiên thường có 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ có các hoạt động: Lễ cáo, lễ rước kiệu, lễ dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên tại đền Thỏng, lễ dâng hương tại chùa Thượng và đền Thượng, lễ tạ. 

 

le-hoi-tay-thien-vinh-phuc-4
 
Tour du lịch Vĩnh Phúc

 

le-hoi-tay-thien-vinh-phuc-5Sư thầy thắp nến

 

Phần hội tổ chức hoạt động thể thao dân tộc, trò chơi dân gian, thi đấu bóng chuyền nam, nữ toàn tỉnh; tổ chức giải kéo co, cờ tướng, nhảy bao bố, vật dân tộc; tổ chức hội thi làm bánh chưng gù, bánh gio và bánh dày, thi nấu cơm; tổ chức hội trại văn hóa các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trong huyện; giao lưu văn nghệ quần chúng và liên hoan dân ca Soọng Cô, trình diễn trang phục dân tộc huyện Tam Đảo; tổ chức hội chợ thương mại - du lịch.

 

le-hoi-tay-thien-vinh-phuc-6Dòng người đổ về Tây Thiên Vĩnh Phúc

Vào dịp diễn ra lễ hội, du khách ùn ùn kéo về Vĩnh Phúc, nên hay diễn ra tình trạng tắc đường, dòng người đông đúc,... chính vì vậy, du khách tham gia Lễ hội Tây Thiên cần cảnh giác cao độ, giữ gìn đồ đạc cá nhân, tham gia Lễ hội nên mang theo đồ ăn phụ, nước uống, tránh tình trạng bị đuối sức, hoặc mất mát trong quá trình tham quan vãn cảnh.

 

Linh Tu (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn