Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê: Kiến trúc đặc sắc và câu chuyện tình vang bóng một thời

Chủ nhật, 05/01/2020, 17:43 GMT+7
Kiến trúc Á Âu kết hợp, trải qua trăm năm vẫn nguyên vẹn nét cổ xưa. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn gắn với câu chuyện tình đau thương vang danh khắp muôn nơi.
test

Lịch sử của nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Về xứ Sa Đéc – Đồng Tháp bạn sẽ được mọi người chỉ dẫn về ngôi nhà cổ trăm năm, nổi tiếng khắp vùng sông nước miền Tây. Ngôi nhà lâu đời của thương gia giàu có người Hoa – Huỳnh Cẩm Thuận và vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Là sự kết hợp độc đáo của văn hóa và kiến trúc Á – Âu, Đông – Tây đầy ấn tượng.

 

nha-co-huynh-thuy-leNgôi nhà cổ có từ hàng trăm năm nay


Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được bắt đầu xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ thứ 19, với địa thế trung tâm nằm ngay cạnh sông Sa Đéc. Ban đầu chỉ là vật liệu thô sơ, cho đến thời kỳ năm 1917 được chủ nhân tu sửa lại. Bên trong vẫn giữ màu sắc Á đông nhưng bên ngoài lại được bao gạch theo lối kiến trúc Pháp.

 

nha-co-huynh-thuy-le-10Kiến trúc cổ điển hấp dẫn từ bên ngoài cổng


Nhà cổ này chính là gia sản mà ông Huỳnh đã để lại cho người con út của mình thừa kế. Địa điểm này cũng là nơi gắn liền với câu chuyện tình nổi tiếng của vị Huỳnh Thủy Lê với một cô gái xinh đẹp người Pháp.

 

nha-co-huynh-thuy-le-2Nhà cổ này giờ đây trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn


Trong những năm tháng sau khi ông mất, mọi người trong gia đình không còn lưu lại ở căn nhà này nữa. Cũng đã có thời kỳ nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được sử dụng làm nơi làm việc cho một đơn vị cảnh sát ở Sa Đéc, cho đến năm 2007 được Chính quyền Đồng Tháp sử dụng vào mục đích phát triển du lịch. 

 

nha-co-huynh-thuy-le-4Di tích quốc gia được nhiều người biết đến


Với những ý nghĩa to lớn về cả lịch sử, kiến trúc và văn hóa mà nó sở hữu. Đến năm 2008, ngôi nhà cổ này được công nhận là di tích quan trọng cấp tỉnh và đồng thời trở thành di tích cấp quốc gia vào năm 2009.

 

>> Xem thêm: kinh nghiệm du lịch Đồng Tháp

 

Kiến trúc đặc sắc của căn nhà cổ

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Đồng Tháp với 3 gian bề thế, rộng hơn 250 m2 mang đậm chất Tây Nam Bộ, phía sau là hành lang dẫn đến 2 phòng ngủ. Vật liệu chủ yếu làm bằng gỗ và ngói nhập từ tận Trung Hoa về. Phần mái mềm mại đặc trưng Việt Nam được lợp ngói âm dương với 2 bên đầu cong vút. Khuôn viên trước nhà là khoảng sân vườn thoáng mát.

 

nha-co-huynh-thuy-le-1Kiến trúc vòm cổ điển thời Phục Hưng. Ảnh: @Nguyenkhuonghavy


Trải qua nhiều thăng trầm và đổi thay của lịch sử với nhiều năm tồn tại, nhưng ngôi nhà này hầu như vẫn giữ được khá nguyên vẹn. Những nét kiến trúc được đánh giá độc đáo và hiếm có, trở thành một biểu tượng đáng được lưu giữ cho muôn đời sau.

 

nha-co-huynh-thuy-le-16Kiến trúc cổ kính hiếm có. Ảnh: @UyenLinh

 

nha-co-huynh-thuy-le-3Chính giữa căn nhà là tượng thờ sơn son thếp vàng


Khi bước chân vào bên trong nhà cổ Huỳnh Thủy Lê bạn sẽ bị choáng ngợp bởi phong cách thiết kế đậm chất của người Hoa. Ở chính giữa của căn nhà là bàn thờ phụng Quan Công với một bức tượng được sơn son thếp vàng, hai bên có đôi rồng phượng chạm khắc tỉ mỉ.

 

nha-co-huynh-thuy-le-5Những vật dụng được khảm và trang trí tỉ mỉ


Xung quanh những chi tiết trang trí khác cũng được chạm trổ hoa lá, chim muông với mong muốn đủ đầy. Đặc biệt là những chiếc sập gụ, khung bao hay đồ vật trang trí bằng gỗ đều được khảm hình tứ quý, tứ linh (lấy hình tượng con dơi thay con rùa).

 

nha-co-huynh-thuy-le-3Kiến trúc ấn tượng từ bên ngoài

 

nha-co-huynh-thuy-le-15Các chi tiết trang trí vừa Á lại vừa Âu

 

Còn cửa sổ, cửa chính ở nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Đồng Tháp được gắn những bức phù điêu và được thiết kế hình vòm theo phong cách Phục Hưng chứ không hình vuông như ở nước ta. Phần trần nhà cũng được làm tỉ mỉ với những chi tiết xen kẽ của 2 nền văn hóa.

 

nha-co-huynh-thuy-le-9Từng viên gạch đều được mang từ Pháp về


Bên cạnh một số vật dụng đặc trưng của xứ Nam Kỳ, chủ nhân căn nhà đã cất công nhập từ Pháp về những miếng kính nhỏ hay từng viên gạch để xây và lát nhà. Đứng ở giữa nhà sẽ cảm giác thấp hơn những nơi khác, bởi đây là dụng ý thiết kế của ông với mong muốn gia đình sẽ luôn giàu có.

 

nha-co-huynh-thuy-le-11Lối đi dẫn ra phòng ngủ phía sau với chiếc sập lớn


Trong nhà cổ Huỳnh Thủy Lê những vật dụng trang trí như: giá sách, đồng hồ, máy hát đĩa cổ, bình trà, tivi, những bức hình của gia chủ,… Hay phòng ngủ với chiếc giường từ hàng trăm năm đều còn được lưu giữ nguyên vẹn. Khẳng định vị thế kiến trúc đặc sắc của mình không chỉ tại thời điểm ra đời mà còn đến tận ngày nay.

 

nha-co-huynh-thuy-le-14Chiếc tivi cổ vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Y E N E S K H A C

 

Giai thoại về câu chuyện tình bi lệ

Mỗi khi có dịp du lịch miền Tây, ai cũng tò mò muốn đến căn nhà cổ này để tìm hiểu về kiến trúc đặc sắc trăm năm. Mà đặc biệt đến còn được nghe về câu chuyện tình đầy sót sa của 2 con người có duyên nhưng không phận.

 

nha-co-huynh-thuy-le-7Ngôi nhà gắn liền với câu chuyện tình đẫm lệ


Căn nhà cổ Huỳnh Thủy Lê không phải là nơi ông và người tình của mình sống chung sau khi tình cờ gặp nhau năm 1929. Nhưng lại là nơi mà ông hàng ngày nhớ thương về cô gái người Pháp ở phương xa, về quãng thời gian 3 năm 2 người mặn nồng bên nhau. 

 

nha-co-huynh-thuy-le-13Chiếc giường cổ trăm năm của Huỳnh Thủy Lê


Do cách biệt về tuổi tác, dòng máu và cả gia môn mà cha Huỳnh Thủy Lê đã không cho họ đến với nhau. Để rồi, cô gái kém ông 16 tuổi phải ngậm ngùi về nước, ông một mình nơi đây lấy vợ mới trong nỗi u buồn. Đã có dịp ông sang Pháp và gọi cho bà bày tỏ nhớ nhung nhưng tình yêu đấy vẫn mãi là câu chuyện buồn.

 

nha-co-huynh-thuy-le-8Tác phẩm "Người Tình" sau này đã được chuyển thế thành phim và chiếu cả ở Việt Nam


Sau này, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được biết đến nhiều hơn cả trong và ngoài nước. Bởi nó được nhắc đến trong tác phẩm “Người Tình” của do chính cô gái Pháp năm xưa - bà Marguerite Duras viết. Tác phẩm xuất bản năm 1987 vô cùng nổi tiếng và đã nhận được giải thưởng văn học Pháp danh giá. Được dịch sang nhiều thứ tiếng và chuyển thể thành phim.

 

 

Một số lưu ý khi tham quan

- Giá vé tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê: 20.000đ/người (đối với cả người Việt và du khách nước ngoài).

- Tại nhà cổ này có 2 phòng ngủ còn giữ nguyên thiết kế ngày xưa. Nếu muốn được trải nghiệm nghỉ tại đây bạn có thể đặt trước, với mức giá từ 500.000 – 550.000đ/phòng cho 1 hoặc 2 người và đã bao gồm cả ăn uống.

- Bạn cũng có thể lựa chọn ăn trưa sau khi đi tham quan tại đây với giá khoảng 200.000đ/người.

Nếu có dịp về Đồng Tháp Mười, đừng quên ghé nhà cổ Huỳnh Thủy Lê để khám phá công trình độc đáo này nhé!

 

Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Nguồn ảnh: internet


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn