Hoàng Thành Thăng Long – nơi lưu giữ những giá trị văn hóa trường tồn

Thứ bảy, 29/08/2020, 06:00 GMT+7

Khác hẳn với sự xô bồ, ồn ào của phố xá Thủ đô, Hoàng Thành Thăng Long mang trong mình một vẻ đẹp rất tĩnh lặng, trầm ổn. Đến với địa danh này bạn sẽ chiêm ngưỡng được một góc diện mạo khá đồ sộ, phong phú của kiến trúc cung điện xưa cũng như tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa, lịch sử dân tộc. 

test

Đôi nét nổi bật nhất về Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long là tên gọi một khu di tích đặc biệt ở nước ta được xây từ thế kỷ VII, thuộc triều đại Đinh Tiền Lê. Trải qua thời gian rất dài cùng với các biến cố lịch sử, địa danh này đã vinh dự được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa của thế giới. Một số di tích nổi bật đã được tìm thấy và gìn giữ ngay trong khu di tích này gồm: Điện Kính Thiên, Kỳ Đài,  khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn,...

 

Hoàng Thành Thăng Long Hoàng Thành Thăng Long nằm ngay ở Thủ đô Hà Nội (Ảnh: m_mindy25)

 

Địa danh này trước kia là nơi đã chứng kiến rất nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc ta. Đối với những ai có tâm hồn yêu những giá trị văn hóa Việt Nam thì đây chắc chắn là điểm đến cực thú vị giúp bạn chiêm nghiệm, tìm hiểu những gì sống động nhất của dân tộc ta xưa kia. 

 

Du lich Hà Nội Đây chắc chắn là điểm đến văn hóa được yêu thích tại Hà Nội (Ảnh: walisuyang)

 

Không chỉ có giá trị văn hóa giàu tính nhân văn mà Hoàng Thành còn sở hữu khung cảnh rất thoáng đãng. Hàng ngày tại đây đón nhiều các đoàn khách như học sinh, sinh viên, các quan chức đến tham quan và bổ sung kiến thức về lịch sử. 

 

Tham quan Hoàng Thành Thăng Long Một góc tại Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: vyytha25)
 
 
Đôi nét về Hoàng Thành Thăng Long Nơi đây có giá trị văn hóa rất nhân văn (Ảnh: dhoangcanee)

 

Giá trị lịch sử ở Hoàng Thành Hà Nội 

Trải qua từng ấy năm tồn tại, khu di tích Hoàng Thành đã có nhiều sự thay đổi nhưng riêng ở Tử Cấm Thành thì lại giữ gần như vẹn nguyên. Chỉ có không gian bên trong là đã được tu sửa nhiều lần. Các giá trị tại đây không chỉ có ở các di vật, di tích mà còn tồn tại ở chiều sâu văn hóa, những giá trị tinh thần đó thực sự vô giá và được bồi đắp qua hàng nghìn năm. 

 

Giới thiệu Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: chironhanoi)

 

Hoàng Thành Thăng Long chính là minh chứng hoàn hảo nhất về một di tích có mối quan hệ mật thiết với nhiều sự kiện lịch sử trọng yếu của quốc gia. Đây cũng là một bằng chứng thuyết phục về sự sống, sức phục hưng mạnh mẽ của quốc gia sau 10 thế kỷ bị đô hộ. Hoàng Thành đã ghi dấu ấn thắng lợi của Việt Nam trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân, giành nền độc lập. Vì thế có ảnh hưởng rộng lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc. 

 

Không gian ở Hoàng Thành Thăng Long Khuôn viên của Hoàng Thành (Ảnh:dala_hye)

 

Di chuyển đến Hoàng Thành Thăng Long ra sao? 

Để có thể đến Hoàng Thành thì bạn nên di chuyển đến 19C Hoàng Diệu. Đây chính là cổng chính để khách du lịch vào thăm. Bắt đầu từ trung tâm Thủ đô bạn hãy dễ dàng đi tới đây bằng nhiều hình thức như xe bus, ô tô, xe máy, xe đạp,... Nếu chọn xe bus thì hãy lên tuyến 22 nhé. Chuyến xe sẽ dừng ngay ở trước cửa Hoàng Thành. 

 

Sơ đồ đến Hoàng Thành Thăng LongBản đồ để đi đến Hoàng Thành Thăng Long

 

Tham quan Hoàng Thành Thăng Long thời gian nào thích hợp? 

Bạn có thể đến Hoàng Thành bất cứ thời gian nào nhưng dựa trên kinh nghiệm du lịch Hà Nội của Lữ Hành Việt Nam thì nếu không muốn tham quan dưới thời tiết nắng gắt hay mưa rào thì đi vào mùa thu là sáng suốt nhất. Lúc này trời rất xanh, cao, Hà Nội lại không mưa mà chỉ có những cơn gió nhẹ đầu mùa rất phù hợp để tham quan, di chuyển. 

 

Thời điểm đến Hoàng Thành Thăng Long Ảnh: trangbeo1698)

 

Giá vé tham quan Hoàng Thành  

Khu di tích Hoàng Thành sẽ mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần nhưng trừ thứ 2

Thời gian: Sáng: 8h00 - 11h30; Chiều: 14h00 - 17h00 

Giá vé: 30k/lượt/người 

Lưu ý là đối với học sinh, sinh viên trên 15 tuổi, người trên 60 tuổi thì giá vé giảm còn 15/lượt/người. Riêng trẻ em không quá 15 tuổi, có công cách mạng thì được free vé. 

 

Giá vé tham quan Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: realgapexp)

 

 

Các điểm tham quan nằm trong di tích Hoàng Thành 
 

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu 

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu là di tích thuộc Hoàng Thành, nơi đây gồm tầng dưới cùng chính là phần phía đông thành Đại La thuộc thời Cao Biền, nhà Đường. Ở tầng trên chính là cung điện của nhà Lý, nhà Trần. Tiếp đến là một phần trung tâm đông cung thời nhà Lê. Ở trên cùng là một phần trung tâm của tòa thành tỉnh Hà Nội từ thế kỉ XIX. 

 

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu ở Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: khoahocphattrien.vn)
 
 
Di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu ở Hoàng Thành Thăng Long Các di tích còn sót lại

 

Cột Cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội là một di tích nổi tiếng xây từ năm 1812 thuộc triều Gia Long. Cột cờ cao đến 60m. Kiến trúc gồm chân đế, thân cột, vọng cảnh. Phần chân đế xây thành hình vuông với diện tích 2007 m2 và có ba cấp thóp dần lên. Mỗi một cấp đều có phần hoa văn, tường hoa bao bọc. Từ mặt đất đến chân thứ 2 bạn phải leo qua 18 bậc thang. Muốn lên tiếp cấp 3 thì cũng leo 18 bậc nữa. Ở cấp thứ 3 gồm 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc. 

 

Cột cờ Hà Nội ở Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: lunatran123)
 
 
Check in ở cột cờ Hà Nội trong Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: duongtranggg)

 

Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên là một di tích hạt nhân chính trong toàn bộ tổng thể khu di tích của thành cổ Hà Nội. Nơi đây nằm ngay ở trung tâm của Hoàng Thành. Ở trước điện Kính Thiên chính là phần Đoan Môn rồi sẽ đến cột cờ. Hiện nay Điện Kính Thiên chỉ sót lại một khu nền cũ. Phía nam của điện có dãy lan can cao hơn 1m. Ở mặt trước lại được xây bằng hệ thống bậc đi lên bởi những phiến đá rất lớn. Thềm cửa điện có 10 bậc, 4 rồng đá và được chia 3 lối lên. 

 

Điện kính thiên trong Hoàng Thành Thăng Long Một phần kiến trúc độc đáo ở Điện Kính Thiên 

 

Hậu Lâu

Hậu Lâu được biết tên khác chính là Lầu Tĩnh Bắc. Đây chính là tòa lầu xây ngay phía sau Điện Kính Thiên và cũng là hành cung thành cổ Hà Nội. Tuy vậy kiến trúc này được xây phía bắc với ý đồ về phong thủy nhằm giữ vững sự bình yên ở bắc hành cung. Đây cũng là nơi mà hoàng hậu, các công chúa đã ở trong thời phong kiến. 

 

Toàn cảnh Hậu Lâu trong Hoàng Thành Thăng Long Toàn cảnh Hậu Lâu
 
 
Hậu Lâu Hà Nội trong Hoàng Thành Thăng Long Cận cảnh một phần Hậu Lâu

 

Đoan Môn

Đoan Môn chính là nơi sẽ dẫn bạn vào Hoàng Thành Thăng Long. Nơi đây được thiết kế giống cổng thành thời xưa. Đoan Môn gồm 5 cửa vòm xây bằng đá, gạch vồ ở thời Lê. Cánh cửa nằm giữa là lối đi dành riêng cho vua, chúa. 4 cửa ở hai bên là lối quan lại đi lại. Nhìn từ bề ngoài nó có nét giống Đại Nội Huế vài phần. 

 

Đoan môn Hoàng Thành Thăng Long Đoan môn Hoàng Thành Thăng Long
 
 
Tham quan Đoan Môn Tham quan Đoan Môn

 

Cửa Bắc

Cửa Bắc chính là 1 trong 5 cổng thành của Hà Nội dưới thời nhà Nguyễn. Tại đây hiện vẫn còn lưu lại những vết đại bác do thuyền Pháp bắn từ sông Hồng vào từ 1882. Trên cửa Bắc cũng là nơi thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. 

 

Cửa Bắc Hoàng Thành Thăng LongCửa Bắc Hoàng Thành Thăng Long

 

Nhà D67

Nhà D67 là nơi mà Quân ủy Trung ương và Bộ quốc phòng họp bàn và đưa ra nhiều quyết định có tính chất lịch sử, đánh dấu các mốc son sáng chói của cách mạng dân tộc.

 

Nhà D67 Hoàng Thành Thăng LongNhà D67 Hoàng Thành Thăng Long

 

Lưu ý cần thiết khi đi tham quan khu di tích Hoàng Thành 

  • Ở xung quanh Hoàng Thành Thăng Long có rất nhiều quán ăn vặt Hà Nội rất ngon, rẻ mà bạn có thể kết hợp đến thưởng thức 
  • Khi tham quan bạn nên nhớ phải tuân thủ các quy định, không đem theo vũ khí, những chất gây cháy nổ hay các thực phẩm nặng mùi vào đây
  • Hãy chú ý đến việc ăn mặc các trang phục lịch sự, không có các hành động gây nên sự phản cảm, cấm tuyệt đối việc giẫm chân lên các vườn cỏ, trèo lên di sản, xả vứt rác lung tung.

 

Lưu ý khi đến Hoàng Thành Thăng Long Hãy để ý trang phục khi đến đây nhé (Ảnh: lanchee___)

 

Hoàng Thành Thăng Long, nơi đưa du khách chìm đắm trong không gian trầm mặc nhưng rất tự hào. Một chuyến tham quan đến đây chắc chắn sẽ để lại nhiều xúc cảm đặc biệt trong lòng du khách.  

 

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn