Độc đáo phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ

Thứ tư, 20/01/2021, 09:34 GMT+7

Là một quốc gia đa sắc màu, với nền văn hóa đa dạng và đầy thú vị nên phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ cũng được rất nhiều người quan tâm.

test

Mặc dù Ấn Độ cũng tận hưởng không khí chuyển giao từ năm cũ sang năm mới cực kỳ sôi động như các quốc gia phương Tây, nhưng đây lại không phải ngày Tết chính của đất nước này, thay vào đó người Ấn sẽ tổ chức Lễ mừng năm mới tùy thuộc vào ngày mặt trời theo phong tục của họ. Chính vì thế, mỗi một bang khác nhau sẽ có cách đón Tết cổ truyền khác nhau.

 

Phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ tại mỗi bang


1. Maharashtravà Konkan

Lễ mừng năm mới truyền thống của người Ấn tại Maharashtravà Konkan được gọi là Gudi Padwa hay Gudi Padva, thường tổ chức vào ngày đầu tiên của lễ Chaitra, tức rơi vào khoảng thời gian từ cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 theo lịch Gregory. Bởi trong đạo Hindu, Gudi Padwa đánh dấu sự khởi đầu một năm mới theo sự thay đổi quỹ đạo của mặt trăng.

Theo đó, toàn bộ ngôi nhà được trang trí đẹp đẽ và tất cả các thành viên đều tắm rửa mùa xuân và mặc quần áo mới trước khi ngồi lại với nhau và cầu nguyện hay đi thăm bạn bè và người thân. 

 

mặc quần áo mới - phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn ĐộMọi người sẽ mặc quần áo mới đi chúc Tết (Ảnh @_.sanjana.burli)

 

Bên cạnh đó, vào ngày Tết truyền thống này, người ta sẽ treo một lá cờ Gudhi đặc biệt bao gồm: một biểu ngữ lụa với một vòng hoa và lá, trên cùng là một bình uống bị úp ngược, lên trên cửa sổ, mái nhà hoặc cây cối, để xua đuổi ma quỷ và mang lại sựmay mắn, thịnh vượng.

Các món được chuẩn bị vào ngày tốt lành này là: thịt nguội, kesari bhaat, puran poli,...

 

phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ - nấu các món ăn thơm ngonNhững món ăn thơm ngon trong ngày Tết (Ảnh @thegoodfoodtvbyvikrant)

 

2. Bang Gujrat (ven biển phía tây Ấn)

Lễ Vikram Samvat là một ngày Tết cổ truyền của người dân Ấn Độ tại bang Gujrat - ven biển phía tây Ấn Độ. Cũng giống như lễ Gudi Padwa, Vikram Samvat cũng không có một ngày cố định mà nó phụ thuộc vào việc quan sát vào sau ngày lễ Diwali và thường rơi vào ngày trăng non trong tháng thứ tám của người Hindu ở Kartik.

 

phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ - đón giao thừa sớmLễ mừng năm mới độc đáo của vùng Gujrat (Ảnh @sanskarteaching)

 

Phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ tại Gujrat cực kỳ đặc biệt, vì họ sẽ đón giao thửa vào ngày bắt đầu của lễ Chaitra trong tháng Tư, tức là trùng với lễ mừng năm mới ở bang Maharashtravà bang Konkan, nhưng tận 6 tháng sau, họ mới bắt đầu đón năm mới của riêng mình. Đây là điều khá kỳ lạ mà chắc chắn không một vùng đất nào trên thế giới có được.

 

3. Bang Andhra Pradesh và Karnataka

Từ "Ugadi" có nguồn gốc từ hai từ khác nhau là: "Yuga" có nghĩa là "tuổi" trong tiếng Phạn và "Adi" có nghĩa là "bắt đầu" bằng cả tiếng Phạn và tiếng Kannada. Lễ hội Ugadi còn được gọi là Chandramana Ugadi và dùng để chỉ sự khởi đầu của Năm Mới theo Âm lịch của người Hindu, thường rơi vào các tháng 3 và 4 (theo lịch Gregory), liên quan đến việc quan sát tôn giáo và các hiện tượng tự nhiên. 

Theo phong tục đón Tết cổ truyền của người Ấn tại Andhra Pradesh và Karnataka, trước khi bắt đầu lễ mừng năm mới, người ta dọn dẹp, quét vôi ve nhà cửa và trang trí các ngôi đền cũng như phòng thờ thần trong nhà bằng hoa lài và lá xoài.

Để bắt đầu lễ kỷ niệm, cả gia đình thức dậy trước bình minh để đi tắm gội thật sạch sẽ và xoa bóp toàn thân bằng dầu mè, sau đó mặc quần áo truyền thống mới mua. Đồng thời, các tượng thần và nữ thần trong ngôi nhà cũng được tắm trong dầu, và được dâng lên những lời cầu nguyện và cúng dường cùng với lễ vật là: hoa neem, xoài và me.

 

phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ - tắm rửa cho tượngCác bức tượng thần cũng được chau chuốt (Ảnh @swamy_ayyappa__)

 

Tiếp theo, toàn bộ các thành viên sẽ được nghe Panchanga để được ban phước lành. Sau khi đã nghe xong thì các vị thầy tu trong đền thờ hoặc bất kỳ ai đã đọc Panchanga đều được tặng quà cảm ơn dưới dạng quần áo mới.

Sau lễ cầu nguyện, nhưng người phụ nữ trong gia đình sẽ chuẩn bị món ăn ngon cho ngày Tết, tiêu biểu là Bevu Bella - món ăn có sự kết hợp của hoa hoặc nụ Neem, đường thốt nốt, ớt xanh, muối, nước me và xoài chưa chín, tượng trưng cho sự kết hợp của những điều vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, kinh tởm và bất ngờ trong cuộc sống.

 

các món ăn ngon - điểm độc đáo trong phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn ĐộThực đơn khá đơn giản của lễ Ugadi (Ảnh @oneteaspoonoflife)

 

Một điều khá thú vị khác trong phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ tại vùng đất này là lối vào cửa của những người sùng đạo sẽ được trang trí bằng đất đỏ, một chuỗi lá xoài và lá neem, cùng các hình vẽ được tô bằng phấn trắng Rangoli, để xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo, giống như cách người Việt chúng ta quét vôi trước cổng nhà vậy.

 

 

4. Bang Punjab

Baisakhi được tổ chức vào ngày 13 tháng 4 hoặc 14 tháng 4 hàng năm và được xem là ngày Tết truyền thống của những người theo đạo Hindu, đặc biệt là người Sikh và Punjabis.

Ở Punjab, Lễ hội này đánh dấu sự chín của mùa màng và cũng được coi là ngày tạ ơn của những người nông dân với Chúa vì đã phù hộ cho mùa màng bội thu, dồng thời cầu nguyện cho một tương lai thịnh vượng. 

Theo phong tục đón Tết truyền thống của người Ấn tại Punjab, tất cả các Gurudwara ở Ấn Độ đều được trang hoàng lộng lẫy, mọi người thì nhiệt tình kéo đến tham gia hội chợ hoặc melas, cũng như biểu diễn khiêu vũ, các điệu nhảy bhangra hoặc gidda sôi động.

 

phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ - múa hátCác chương trình nhộn nhịp (Ảnh @travellinkslive)

 

Trong ngày Tết cổ truyền này, mọi người sẽ thưởng thức các món ăn Punjabi truyền thống của Bắc Ấn Độ như: bhature chhole, peele chawal (cơm vàng mặn), lassi ngọt hoặc bơ sữa, punjabi kadhi pakora với cơm, các món thịt cừu, gà tandoori, murgh makhani (cà ri gà bơ), và tráng miệng bằng dừa nạo, trái cây khô,...

 

cơm nắm ngũ sắc - nét thú vị trong phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn ĐộNhững nắm cơm đủ màu sắc ngày Tết Baisakhi (Ảnh @ovensup_by_madhu)

 

5. Bang Assam

Năm mới của người Ấn tại bang Assam bắt đầu bằng lễ Bohag Bihu hay Rongali Bihu vào khoảng giữa tháng 4, thường là ngày cuối cùng của tháng 'Chait', tức là lúc bắt đầu cho mùa vụ nông nghiệp mới, và được tổ chức trong khoảng 7 ngày. 

 

 phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ - tổ chức ngoài đồng Lễ hồi bắt đầu vụ mùa mới (Ảnh @pulsebyheadline8)

 

Bắt đầu cho Lễ Bohag Bihu là việc dọn dẹp nhà cửa, tắm sạch cho gia súc của họ và cung cấp thức ăn ngon cho chúng như một lời cảm ơn vì đã giúp đỡ họ trong đất nông nghiệp. Đông thời, gia súc cũng được thả rông trong một ngày, sau đó thay dây và được thờ cúng với những lời cầu nguyện và vòng hoa truyền thống. Đây là một phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ vô cùng độc đáo mà đảm bảo chỉ người Assam mới có mà thôi.

Vào ngày thứ hai của lễ kỷ niệm, thì mọi người tập trung vào một buổi lễ cầu nguyện đặc biệt được tổ chức tại Namghar hoặc trong phòng cầu nguyện để cầu mong an lành của toàn bộ cộng đồng.

Các món ăn đặc biệt trong ngày Tết truyền thống này là: Pitha, laddoos, bánh dừa, cá rô phi, cá hố, cốm dẹp, đường thốt nốt và sữa đông....

Đương nhiên, cách người Ấn đón Tết ở Assam cũng không thể thiếu việc các cô gái mặc trang phục truyền thống mới như Mekhala và các chàng trai khoác lên mình dhoti cùng gamcha, để tham gia các hội chợ, khiêu vũ hay múa Bihu cực kỳ sôi động và nhộn nhịp.

 

phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ - khiêu vũCác chàng trai cô gái cùng nhau khiêu vũ (Ảnh @littlebigpixar)

 

6. Bang Kerala

Vishu là ngày đánh dấu sự di chuyển của Mặt trời tới hoàng đạo MeshaRashi theo các tính toán của Chiêm tinh Ấn Độ, vì thế đây là một lễ hội báo trước sự bắt đầu của Năm mới, được tổ chức rất hoành tráng ở Kerala và các khu vực lân cận của Tamil Nadu. 

Theo phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ tại Kerala, vào ngày Vishupulari (bình minh của ngày Vishu), người ta thường thức dậy rất sớm và đi đến phòng puja nhắm mắt để điều đầu tiên họ có thể nhìn thấy là quang cảnh vinh quang của Chúa - nghi lễ này được gọi là Kanikanal, vì người ta tin rằng những điều tốt đẹp được nhìn thấy đầu tiên trong lễ hội Vishu sẽ đóng vai trò như một lá bùa may mắn và mang lại vận may cho cả năm.

 

phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ - cầu nguyệnCúng thần linh là điều phải làm đầu tiên (Ảnh @nithinthehr)

 

Sau khi thực hiện một trong những nghi lễ đầu tiên của lễ hội Vishu, thì tất cả các thành viên trong gia đình sẽ đi tắm và mặc quần áo mới để thu thập Vishukkaineetam - một tập quán phân phối của cải dưới dạng tiền xu, tức hững người lớn tuổi trong gia đình tặng tiền xu hoặc tiền giấy cho những người trẻ hơn, giống như phong tục lì xì quen thuộc của chúng ta vậy.

Một số gia đình giàu có thì không chỉ cho tiền con cái mà còn cho cả hàng xóm hay người hầu ... với niềm tin rằng con cái của họ sẽ được may mắn thịnh vượng trong tương lai.

Món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của người Ấn Độ tại Kerala thường là các món ngọt, mặn, chua và đắng với tỷ lệ tương đương nhau, được chế biến từ mít, xoài, bí đỏ, bầu, cùng với các loại rau và trái cây theo mùa khác.

Điển hình là: Veppampoorasam (một chế phẩm đắng của neem), Kanji (thức uống làm từ gạo, gia vị và nước cốt dừa) và Mampazhapachadi (súp xoài chua), pachadi củ dền, naranga khichadi, dứa payasam...

 

phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ - ăn uốngMón ăn thơm ngon trong ngày Tết Vishu (Ảnh @ju.clicks)

 

7. Bang Tamil Nadu

Puthandu là một lễ hội được tổ chức vào ngày đầy tiên của tháng Tamil Chithirai, tức khoảng tháng 4 hàng năm, để kỷ niệm sự khởi đầu năm mới của những người Tamil theo đạo Hindu trên khắp thế giới.

Vào ngày Tết cổ truyền này, người Tamil sẽ đi mua quần áo mới, cầu nguyện trong các ngôi đền, trang trí nhà cửa và chào hỏi nhau bằng câu "Puthandu Vazthuka" có nghĩa là "Chúc mừng năm mới".

 

phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ - cầu nguyệnNhững phong tục thú vị tại lễ Puthandu (Ảnh @percentage_chai)

 

Ngoài ra, theo phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ tại Tamil Nadu thì họ thường tổ chức một bữa tiệc lớn để họp mặt gia đình, thưởng thức những món ăn thơm ngon như: Appalam, cơm đông, vazhaipoo vadai, keerai vadai,...và cùng quây quần tâm sự, để mọi người gắn kết và thân thiết hơn.

 

8. Bang Gujarat

Giai đoạn sáng hơn của chu kỳ Mặt trăng là sự kiện đánh dấu việc bắt đầu cho một năm mới của người Gujarati, nó được gọi là Bestu Varas hoặc Varsha Pratipada.

Không giống các điểm đón năm mới khác ở Ấn Độ, tại Gujarat, người dân đón Tết cổ truyền hay Tết phát tài trong 5 ngày vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 sau lễ Diwali.

Vào những ngày này, biểu tượng Swastika thiêng liêng được sơn mới, và ghi trên đó các từ "shubh" (điềm lành) và "labh" (lợi nhuận / sự giàu có), đồng thời cũng cầu nguyện đến Devi Lakshmi - Nữ thần của sự giàu có và Devi Saraswati - Nữ thần học tập, để các vị thần cho một năm thịnh vượng, phát tài, thành công.

 

phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ - quây quần bên nhauCả nhà cùng quây quần đón tết (Ảnh @littlebigpixar)

 

Điều thú vị nhất trong truyền thống đón Tết độc đáo của người Ấn tại Gujarat là tất cả mọi người, nhất là những người kinh doanh sẽ đóng lại tài khoản cũ (Chopda) và mở ra sổ tài khoản mới, như một cách để bỏ đi năm cũ dù thành công hay thất bại và bắt đầu chặng đường mới.

Có thể nói, việc mỗi một vùng đất có một cách đón Tết khác nhau đã tạo cho phong tục đón Tết cổ truyền ở Ấn Độ một nét độc đáo không lẫn vào đâu được, khiến ai cũng phải thích thú.

 

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn