Văn hóa Tây Nguyên - Kết tinh của 'văn minh nương rẫy'

Thứ ba, 16/04/2019, 16:32 GMT+7

Tây Nguyên là vùng thể hiện đa dạng các sắc thái văn hóa, được thể hiện qua nghệ thuật cồng chiêng, kho tàng văn học và lễ hội các dân tộc Tây Nguyên.

test

Tây nguyên là một trong 3 tiểu vùng của miền Trung, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm ĐồngVăn hóa Tây Nguyên được hình thành và ảnh hưởng của "văn minh nương rẫy" thay vì "văn minh lúa nước" như ở đồng bằng; tất cả các lĩnh vực nghệ thuật, văn học, lễ hội đều khác biệt. Dưới đây là những biểu hiện:

 

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Cụm từ "Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên" không phải dành cho một địa danh riêng rẽ mà nó bao trùm 5 tỉnh Tây Nguyên, và là sự tập hợp của nhiều dân tộc thiểu số. Cồng chiêng Tây Nguyên không được hiểu đơn thuần như một loại nhạc cụ mà còn được người dân xem như một loại ngôn ngữ giao tiếp của con người với thế giới siêu thực, bởi thế các loại nhạc cụ này được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng.

Những dịp người Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng là lễ "thổi tai" khi đứa trẻ chào đời, tiếng chiêng cũng vang lên khi có đám cưới, làm rẫy, làm nhà... và tới khi chết đi, tiếng chiêng tiễn người đã mất ra mồ, khi bỏ nhà mồ. Nó cũng cất tiếng trong các cuộc săn bắn, lễ hội... mang tới cho người nghe không gian tâm linh huyền ảo, thanh cao và lãng mạn. Sự lãng mạn này đã xuất hiện trong các áng sử thi, trong các bài văn thơ đi vào lòng người.

 

cồng chiêng văn hóa Tây NguyênCồng chiêng xuất hiện nhiều trong đời sống, trong các lễ hội, các hoạt động tín ngưỡng của đồng bào Tây Nguyên

>> Xem thêm kinh nghiệm du lịch Lâm Đồng

 

Bên cạnh giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua kỹ thuật diễn tấu, cồng chiêng Tây Nguyên còn là sự hiện thân của tổng hòa các giá trị văn hóa: giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần;giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử. Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. 

Sự kiện UNESCO công nhận “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” năm 2005 là dấu son cho niềm tự hào về truyền thống văn hoá vừa đa dạng phong phú, vừa độc đáo và giàu bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên.

 

Sử thi Tây Nguyên

Hùng tráng như chính núi rừng và con người Tây Nguyên, trong kho tàng văn học Việt Nam, người Tây Nguyên đã xây dựng nên những áng sử thi bất hủ, còn được ví như những bản anh hùng ca của đồng bào vùng cao. Được hình thành trên nền tảng văn hoá, văn nghệ dân gian thời sơ sử và thời cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại; thể loại văn học này phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống… gắn liền với phong tục, tập quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thủy.

Tây Nguyên là vùng đất sản sinh khá nhiều sử thi sớm đã được phong danh hiệu “vùng sử thi” hay “chiếc nôi của sử thi Việt Nam” với trên 20 sử thi của các dân tộc khác nhau, nổi bật là sử thi “khan Đam San” của người Ểđê. Sử thi Tây Nguyên là một giá trị tinh thần được đồng bào nơi đây lưu giữ lại trong trí nhớ và bằng cách truyền miệng.

 

văn hóa Tây NguyênMột buổi kể lại sử thi

 

Các lễ hội đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên 

Nhắc đến văn hóa Tây Nguyên không thể không nhắc đến một mảng đời sống tinh thần quan trọng của người Tây Nguyên, đó là các lễ hội truyền thống. Tất cả các lễ hội đều biểu thị những quan niệm về con người hay vũ trụ được họ tôn thờ như: Lễ cúng bến nước, lễ ăn cơm mới, lễ cưới, lễ mừng thọ hay lễ bỏ mả cho người đã khuất, lễ cúng tạ ơn cha mẹ… tưởng như rất sơ khai, rất chất phác nhưng cũng là sự phản ánh đúng nhất về đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và nền văn minh nương rẫy.

 

văn hóa Tây NguyênLễ cơm mới - đóng cửa kho lúa vào dịp thu hoạch mùa màng

 

văn hóa Tây NguyênLễ cúng bến nước của người Ê đê

 

Ít có vùng văn hóa nào mà khi hòa mình vào các lễ hội truyền thống du khách được thỏa sức chiêm ngưỡng, cảm nhận sự hội tụ những tinh hoa văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương, của các tộc người khác nhau. Đó là sự hòa trộn của tiếng chiêng cổ ngân vang, vũ điệu xoang truyền thống, những bộ phục trang đẹp đẽ; chiêm ngưỡng những giàn cúng với những tua đan bằng tre nứa sặc sỡ sắc màu; và thưởng thức văn hóa ẩm thực, say sưa trong bữa rượu cần. Mỗi một lễ hội đều cuốn hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng, thậm chí đến từ các dân tộc khác, buôn làng khác.

Nếu du khách muốn một lần cảm nhận những nét văn hóa Tây Nguyên đặc sắc, được tìm hiểu rõ hơn về các giá trị tổng hòa mà văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đem lại, còn chần chừ gì mà không tham khảo ngay một tour du lịch Tây Nguyên!

 

 

Chang (Tổng hợp)


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn