Guidebook

Tinh hoa Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận 

Thứ sáu, 31/05/2019, 11:05 GMT+7

Trải qua 800 năm hình thành và phát triển từ thời vua Poklong Garai cho đến nay, gốm Bàu Trúc thể hiện giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm tại vùng đất Ninh Thuận.

test

Làng gốm Bàu Trúc – Ninh Thuận


Nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 10km về phía Nam, làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Làng gốm truyền thống này đã có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 8 thế kỷ từ khi ông bà Poklong Garai đưa người Chăm đi cư từ vùng đồi núi về đồng bằng sinh sống. 

 

làng gốm bàu trúcGốm Bàu Trúc trải qua 800 năm hình thành và phát triển từ thời vua Poklong Garai cho đến nay


Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận lưu giữ nhiều nét đặc sắc hiếm có trong nghệ thuật làm gốm của người Chămpa xưa. Chính vì thế mà nơi đây đã trở thành làng nghề cổ nhất Đông Nam Á nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công có chất lượng tuyệt hảo.

 

làng gốm bàu trúcLàng Gốm Bàu Trúc là làng nghề gốm cổ nhất Đông Nam Á


Nét độc đáo trong nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc tại Ninh Thuận


Làng gốm lâu đời nhất Đông Nam Á


Trải qua 800 năm hình thành và phát triển từ thời vua Poklong Garai cho đến nay, gốm Bàu Trúc thể hiện giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm tại vùng đất Ninh Thuận. Cái tên Bàu Trúc có tên gốc Chăm là Paley HamuTrok, nghĩa là “làng trũng”, nhô ra cuối triền sông. Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ xưa nhất của Đông Nam Á.


Không dùng bàn xoay trong khâu tạo hình đồ gốm


Người phụ nữ Chăm ở Bàu Trúc làm gốm không dùng bàn xoay. Người ta gọi kỹ thuật làm gốm Bàu Trúc bằng cái tên rất dân dã là “làm bằng tay xoay bằng mông”. Đất được đặt lên một trụ đá tròn, người thợ cứ đều chân bước quanh cột đá. Qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Chăm, những khối đất dần biến thành lọ hoa, bình nước, thành khương, nồi đất… Thao tác thoạt nhìn thì rất đơn giản, nhưng không được học, được rèn giũa thì không ai có thể làm được.

 

làng gốm bàu trúcGốm Bàu Trúc không sử dụng bàn xoay để tạo hình sản phẩm


Để cho ra đời một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn công phu như vừa nặn hình vừa chỉnh nắn để tạo dáng gốm ban đầu, sau đó dùng “vòng quơ” chải quanh thân gốm. Tiếp theo, dùng “vải cuộn” thấm nước quấn vào tay rồi chà láng mặt ngoài của gốm để tạo nên sản phẩm hoành chỉnh nhất. 

 

làng gốm bàu trúcCác hoa văn trên gốm Bàu Trúc thể hiện đậm chất văn hóa cổ của dân tộc Chăm Pa


Sản phẩm sau khi được tạo hình sẽ đến công đoạn vẽ, trạm, khắc hoa văn. Quá trình này hoàn toàn được làm bằng tay. Đa phần, gốm Bàu Trúc đều có hoa văn gắn liền với thiên nhiên, cuộc sống hàng ngày như cảnh sóng nước, chấm vỏ sò, cây cỏ.... Đặc trưng nhất trong hoa văn gốm Bàu Trúc chính là những tháp tượng mô phỏng các vũ nữ Apsara, các vị thần linh trong tôn giáo Bà La Môn… 


Nghề làm gốm được truyền lại cho phụ nữ trong gia đình


Tại làng gốm Bàu Trúc, nghệ nhân là những phụ nữ trong gia đình, con gái trong làng ở độ tuổi 12,13 tuổi đều đã biết nhào đất, làm gốm… các thiếu nữ khi về nhà chồng phải biết nung gốm, nấu cơm, nấu nước bằng nồi đất nung do chính tay mình làm ra. Ngoài ra, cách thức làm gốm độc đáo tại làng Bàu Trúc còn thể hiện sự tinh tế, khéo léo và tỉ mỉ của người phụ nữ Chăm truyền thống. 

 

làng gốm bàu trúcNgười phụ nữ Chăm truyền thống đều biết làm nghề gốm


Chất liệu gốm được làm từ đất sét sông Quao 


Để chọn nguyên liệu làm gốm tốt, đất sét phải được lấy từ bờ sông Quao. Đất sét phải có độ mịn, độ dẻo cao và sạch, nếu chỉ lẫn một chút cát thô hoặc ít sạn, bẩn thì sau khi nung sản phẩm sẽ dễ bị nứt, hoặc bị hư hoàn toàn. Đất sét lấy về được đập nhuyễn, ngâm nước, sau đó là công đoạn nhồi đất. Nhồi đất là khâu quan trọng nhất, nếu không nhồi kỹ, khi nung, sản phẩm sẽ dễ bị nổ. Đất được nhồi kỹ có thể để dành dùng dần trong vòng vài ngày, khi làm chỉ cần tưới nước vào là nặn được. 

 

làng gốm bàu trúcĐất sét được lấy từ bờ sông Quao có độ mịn, độ dẻo cao và sạch, ít bị lẫn bụi bẩn


Lượng cát sử dụng để trộn với đất sét phải tùy thuộc theo kích thước và công dụng của mỗi loại sản phẩm. Nhờ vào những đặc tính rất riêng của đất sét vùng sông Quao, mà gốm Bàu Trúc có chất lượng và tạo hình hoàn toàn khác biệt so với những loại gốm khác trên thị trường. Nước hay thực phẩm để trong các sản phẩm gốm Bàu Trúc đều có nhiệt độ mát hơn, và bảo quản được lâu hơn. 


Gốm được nung bằng lò lộ thiên


Gốm sau khi được chế tác xong sẽ được nung ở nhiệt độ từ 5.000 độ C – 6.000 độ C trong vòng 6 tiếng. Và sản phảm được nung ở lò lộ thiên (ngoài trời) để lấy khí oxy tuyệt đối. Nung gốm phải chọn ngày nắng, củi được chất bên dưới, sản phẩm được sắp xếp ở trên theo nguyên tắc lớn dưới, nhỏ trên. Cuối cùng, phủ một lớp rơm cho kín để khi cháy, tro rơm không làm bốc hơi nóng giúp sản phẩm có màu đẹp tự nhiên.  

 

làng gốm bàu trúcSản phẩm được nung bằng lò lộ thiên nên vẫn giữ nguyên màu sắc đặc trưng của đồ gốm


Sau khoảng thời gian nung 6 tiếng, những sản phẩm mỹ nghệ sẽ được lấy ra để phun màu, loại màu này được chiết xuất từ trái dông hoặc trái thị được hái ở trên rừng, rồi được tiếp tục nung thêm trong vòng 2 giờ nữa. Nhờ vào cách thức này mà gốm Bàu Trúc có màu vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu …đặc trưng của màu đất rất đẹp mắt. 


Một chuyến du hành đến vùng đất Phan Rang Ninh Thuận, bạn sẽ có dịp cùng tìm hiểu về văn hóa, và nghệ thuật chế tác đồ gốm độc đáo của đồng bào dân tộc Chăm tại làng gốm Bàu Trúc. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến những giây phút thư giãn với nhiều điều thú vị và bổ ích trong dịp du lịch Ninh Thuận của bạn đấy.


Thùy Vũ (Tổng hợp) – luhanhvietnam.com.vn

 

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)