Nếu bạn yêu thích du lịch văn hóa, Thái Lan sẽ là điểm đến nhất định bạn không thể bỏ qua. Mọi điều về văn hóa, phong tục Thái Lan đều vừa quen vừa lạ với chúng ta. Quen vì đều bị ảnh hưởng bởi Đạo Phật, lạ bởi khác biệt địa lý, lịch sử và con người. Cùng Luhanhvietnam tìm hiểu đôi chút về văn hóa Thái Lan bạn nhé!

>> Xem thêm: Gợi ý lịch trình du lịch Thái Lan 2 tuần, từ Bangkok, Phuket đến Chiang Mai

Tổng quan về văn hóa Thái Lan

Thái Lan cũng nằm trong khu vực Đông Nam Á, thời gian bay từ Sân bay Nội Bài đến Sân bay Suvarnabhumi (Bangkok) chỉ tương đương với từ Nội Bài đến Tân Sơn Nhất mà thôi. Vì gần nhau như vậy nên phong tục Thái Lan và Việt Nam đều có một số điểm chung về văn hóa như Đạo Phật, thờ cúng tổ tiên, các lễ hội tôn giáo, xây dựng đền chùa…

Phong tục Thái Lan - Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo. Ảnh: pexels

Bên cạnh đó, phong tục tập quán của người Thái Lan chịu ảnh hưởng nhiều từ Ấn Độ, Trung Quốc và Campuchia, mang đậm bản sắc Phật giáo và Ấn Độ giáo. Có thể bạn chưa biết nhưng Thái Lan là một trong những quốc gia có nhiều chùa nhất thế giới, điều này phần nào chứng tỏ họ rất tin vào Đạo Phật.

Phong tục Thái Lan - Rất nhiều ngôi chùa được xây dựng ở Thái Lan

Rất nhiều ngôi chùa được xây dựng ở Thái Lan. Ảnh: pexels

Những phong tục Thái Lan đặc trưng

Đến du lịch Thái Lan, đặc biệt nếu bạn có cơ hội sống cùng người dân bản địa, bạn hãy ghi nhớ một số phong tục Thái Lan đặc biệt dưới đây để không phạm vào kiêng kỵ văn hóa nhé!

Phong tục Thái Lan -Bạn cần nắm rõ phong tục của người Thái Lan trước khi đi du lịch đến đây

Bạn cần nắm rõ phong tục của người Thái Lan trước khi đi du lịch đến đây. Ảnh: pexels

Chắp tay chào hỏi

Chào hỏi là phong tục tập quán của người Thái Lan bạn cần biết nhất khi đến đây. Người dân nơi đây khi chào nhau sẽ chắp hai lòng bàn tay lại với nhau, đặt trước ngực hoặc trên đầu kết hợp với hơi cúi chào, họ gọi đó là Wai. Không chỉ sử dụng khi chào hỏi, họ còn thực hiện động tác này khi muốn nói cảm ơn, xin lỗi hay thể hiện lòng biết ơn của mình.

Phong tục Thái Lan - Cách chào vô vùng đặc biệt và độc đáo của người Thái Lan

Cách chào vô vùng đặc biệt và độc đáo của người Thái Lan. Ảnh: pexels

Đây là phong tục Thái Lan được nhiều người biết đến nhất. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết thì đừng thấy lạ khi họ làm vậy với mình nhé! Một lưu ý khác, tùy thuộc vào thân phận và địa vị mà vị trí đặt tay khác nhau, họ còn kết hợp với quỳ lạy khi chào người có địa vị tôn quý như cha mẹ, Đức Vua…

Chú ý bàn chân của bạn

Theo phong tục tập quán của người Thái Lan, đầu là nơi linh thiêng nhất của một người, trong khi đó bàn chân lại là nơi “thấp kém” nhất. Vậy nên, phong tục Thái Lan nghiêm cấm chạm vào đầu của người khác. Đồng thời, bạn hãy chú ý không được chĩa lòng bàn chân vào người khác, đó là biểu hiện sự thiếu tôn trọng họ.

Phong tục Thái Lan - Không được để chân mình cao hơn người khác

Không được để chân mình cao hơn người khác. Ảnh: pexels

Bạn cũng bị coi là người mất lịch sự khi đặt chân lên cao hơn đầu người khác hay chạm chân vào bất kỳ đồ vật gì. Hành động này sẽ là vô cùng vô lễ khi người kia là người có địa vị cao hơn bạn. Để tránh điều này xảy ra, người Thái thường ngồi quỳ trên sàn, chân để vào trong hoặc phía sau.

Phong tục Thái Lan - Khi ngồi phải để chân vào trong hoặc về phía sau

Khi ngồi phải để chân vào trong hoặc về phía sau. Ảnh: pexels

Ẩm thực Thái Lan

Nhắc đến phong tục Thái Lan không thể thiếu văn hóa ẩm thực. Món Thái hiện nay đã nổi tiếng toàn thế giới với vô số nhà hàng được mở bởi sự đặc trưng trong hương vị và cách chế biến. Các món ăn kết hợp hài hòa các nguyên liệu đặc trưng gồm thảo dược, thực phẩm và 4 gia vị chua, cay, ngọt, đắng.

Phong tục Thái Lan - Hình ảnh món Pad Thái

Hình ảnh món Pad Thái – món ăn nức tiếng trong nền ẩm thực Thái Lan. Ảnh: pexels

Bạn chắc chắn đã từng nghe nói đến các món ăn “nghe thôi là biết Thái Lan liền” như Pad Thái, Tomyum, xôi xoài, gỏi đu đủ, bánh Roti Kiểu Thái hay kem dừa rồi… Nghĩ thôi đã thấy thèm. Đặc điểm chung của các món Thái là vị ngọt, chua và cay rất đậm, ăn là biết liền.

Phong tục Thái Lan - Món Tomyum chua cay nghe mà đã chảy nước miếng .

Món Tomyum chua cay nghe mà đã chảy nước miếng. Ảnh: pexels

Nét ẩm thực đa dạng của Thái Lan là kết quả của việc giao thoa văn hóa với các vùng lân cận như Lào, Campuchia, Malaysia và Myanmar. Nhất là các vùng giáp ranh, phong tục Thái Lan bị ảnh hưởng một cách rõ rệt. Vùng núi Korat mang hơi hướng Hồi giáo của Malaysia, vùng Đông Bắc chịu tác động của ẩm thực Lào, vùng núi phía Bắc mang đậm phong cách Myanmar…

Phong tục Thái Lan - Xôi xoài nhìn đơn giản thế thôi nhưng ngon vô cùng

Xôi xoài nhìn đơn giản thế thôi nhưng ngon vô cùng. Ảnh: pexels

Hạn chế và cẩn trọng những cử chỉ thân mật ở nơi đông người

Vì chịu ảnh hưởng lớn bởi Phật Giáo nên phong tục Thái Lan mang đậm nét phương Đông. Những hành động thể hiện tình cảm thân mật như ôm, hôn ở nơi công cộng bị xem là vô duyên, thiếu tế nhị ở Thái Lan. Mặc dù theo xu thế hiện đại, người trẻ có cái nhìn cởi mở hơn nhưng các hành động này vẫn khiến mọi người thấy không thoải mái.

Phong tục Thái Lan - Bạn nên hạn chế các cử chỉ thân mật nơi công cộng khi đến Thái Lan

Bạn nên hạn chế các cử chỉ thân mật nơi công cộng khi đến Thái Lan. Ảnh: pexels

Nữ giới hãy giữ khoảng cách với các vị sư

Phật giáo được hầu hết người dân Thái Lan tôn theo, họ có xu hướng tín Phật và thực hiện các nghi lễ Phật giáo nhiều hơn nước ta. Nguyên nhân là do Phật giáo Thái Lan là Phật giáo Tiểu thừa hay Phật giáo Nguyên thủy, các quy định, khoảng cách giữa người thường và nhà sư khắt khe hơn rất nhiều so với Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam.

Phong tục Thái Lan - Thái Lan theo Phật giáo Tiểu thừa hay Phật giáo Nguyên thủy khác với Việt Nam

Thái Lan theo Phật giáo Tiểu thừa hay Phật giáo Nguyên thủy khác với Việt Nam. Ảnh: pexels

Có tới 96% dân số Thái Lan theo Đạo Phật nên những phong tục Thái Lan bị ảnh hưởng rất lớn bởi giáo lý nhà Phật, một số quy định trong Phật giáo còn được đưa vào điều lệ đất nước. Trong đó, phụ nữ phải giữ khoảng cách với các nhà sư. Đây là điều cấm kỵ tất cả mọi người phải làm theo.

Phong tục Thái Lan - Phụ nữ không được tiếp xúc gần với nhà sư

Phụ nữ không được tiếp xúc gần với nhà sư. Ảnh: pexels

Một cô gái trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều không được tiếp xúc trực tiếp với nhà sư. Ngược lại, nhà sư cũng tuyệt đối không lại gần và chạm vào nữ giới. Ngay cả trên các phương tiện công cộng, nữ giới cũng không được ngồi gần nhà sư, phải chủ động tránh tiếp xúc.

Phong tục Thái Lan - Hoàng gia được tôn trọng tuyệt đối ở Thái Lan

Hoàng gia được tôn trọng tuyệt đối ở Thái Lan. Ảnh: pexels

Ngoài ra, Hoàng gia và các thành viên Hoàng tộc là những người được toàn bộ người dân Thái Lan tôn kính hết mực. Đến Thái Lan, bạn không được xúc phạm Nhà Vua và Hoàng tộc, không được dẫm chân lên tiền vì trên đó in hình Nhà Vua. Đây là phong tục của người Thái Lan bạn tuyệt đối không được quên.

Phong tục Thái Lan - Bạn không được dẫm chân lên các tờ tiền Thái Lan

Bạn không được dẫm chân lên các tờ tiền Thái Lan bởi có in hình Nhà Vua. Ảnh: pexels

Trên đây là thông tin cơ bản về những nét phong tục Thái Lan đặc biệt bạn cần phải biết trước khi đến quốc gia này du lịch. Nếu muốn tìm hiểu và trải nghiệm sâu sắc hơn các phong tục tập quán Thái Lan, bạn hãy lên kế hoạch cho chuyến đi của mình ngay nhé!

>> Xem thêm: Đây là lý do quyết định khiến bạn nên đi du lịch Thái Lan ngay hôm nay!

Thục Anh

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bài viết liên quan

Tour phổ biến

Tour khởi hành từ