'Bỏ túi' kinh nghiệm phượt A Pa Chải - điểm cực Tây của Tổ quốc

Thứ hai, 08/06/2020, 16:24 GMT+7

'Bỏ túi' kinh nghiệm phượt A Pa Chải dành cho những ai lần đầu tiên tham gia chuyến du lịch bụi khi về với Điện Biên. Cảm giác chinh phục được điểm cực Tây của Tổ quốc bằng hình thức phượt bụi cực kỳ thú vị khi vượt qua những cung đường đèo mạo hiểm, khám phá vùng đất mới lạ để làm giàu bản đồ du lịch cá nhân.

test

Nếu là người đam mê du lịch bụi thì chắc chắn A Pa Chải - điểm cực Tây của Việt Nam sẽ là điểm đến cực kỳ thú vị đang chờ bạn đến để khám phá đấy nhé. Đây là vùng giáp biên với 2 nước Lào và Trung Quốc thuộc xã Sín Thầu - Mường Nhé - Điện Biên Phủ với khoảng cách 250km. Hơn nữa, A Pa Chải được mệnh danh là "1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy". Nghe đã thấy có gì đó tò mò và khiến ta phải bớt chút thời gian để tìm hiểu kinh nghiệm phượt A Pa Chải trước khi đến nơi này rồi.

 

 

Trọn bộ kinh nghiệm phượt A Pa Chải - điểm cực Tây của tổ quốc
 

Cực Tây A Pa Chải ở đâu?

Trước khi làm chuyến hành trình du lịch bụi A Pa Chải thì bạn phải tích lũy kiến thức đôi chút về Cực Tây A Pa Chải phải không nào?

A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu - Mường Nhé - Điện Biên. Và để chinh phục được điểm Cực Tây của tổ quốc thì bạn phải vượt qua ít nhất 500km từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ. Rồi tiếp tục giữ sức khỏe dẻo dai để vượt qua những cung đường núi gập ghềnh, quanh co tầm 260km thì sẽ đến Sín Thầu - nơi có đường biên giới tiếp giáp giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Và cứ xuôi theo tuyến đường nhựa Mường Nhé là đến A Pa Chải.

 

 

A Pa Chải là địa danh gắn liền với cột mốc số 0 có tọa độ 22°23’53″N 102°8’51″E nằm trên đỉnh núi Khoan La San. Cột mốc được 3 quốc gia thống nhất cắm mốc vào ngày 27/0/2005 được làm bằng đá Granit, cắm ở giữa là hình lục giác. Bên ngoài được bao bọc là khối vuông với diện tích là 5 x 5m và mỗi mặt là được khắc tiên nước bằng tiếng quốc ngữ và huy quốc riêng.

 

 

Phượt A Pa Chải lúc nào là phù hợp nhất?

Theo kinh nghiệm phượt A Pa Chải của dân mê xê dịch thì ở đây có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 - 10 và mùa khô là từ tháng 11 - 3 năm sau. Và nhiệt độ trung bình nơi đây là 21 - 23 độ C. Và nếu bạn nào muốn khám phá điểm cực Tây của Tổ quốc khi nên đi vào mùa khô vì như thế di chuyển của bạn sẽ thuận lợi hơn, và sẽ không gặp tình trạng sạt lở hay đường bị trơn ngã.

 

 

Lưu ý: Không nên đến A Pa Chải vào dịp 30/04 - 01/05 vì đây là thời gian mà phần đa khách du lịch đến đây tham quan nên rất là đông đúc và khó khăn trong việc di chuyển, ăn uống.

 

Kinh nghiệm phượt A Pa Chải bằng xe máy

Nếu bạn là người thích chinh phục những cung đường mạo hiểm và thích tận hưởng những cảnh sắc thiên nhiên đẹp trên những chặng đường thì theo kinh nghiệm phượt A Pa Chải của nhiều bạn chia sẻ di chuyển bằng xe máy sẽ "bao phê".

 

 

Hướng dẫn cụ thể đường đi A Pa Chải:

  • Nếu xuất phát từ Hà Nội bạn theo quốc lộ 6, đi qua thị xã Hòa Bình – Cao Phong, thị trấn Mộc Châu – Yên Châu – Lai Châu – Thuận Châu – Tuần Giáo – Mường Ẳng – theo quốc lộ 279 đến Điện Biên Phủ, từ đây tiếp tục di chuyển lên Mường Chà, Mường Nhé là đến A Pa Chải. 
  • Từ Lào Cai đến A Pa Chải bạn có thể đi xe máy theo đường 4D lên đến Sapa. Sau đó vượt qua đèo Ô Quy Hồ rồi đến Tam Đường - Lai Châu - Phong Thổ. Tiếp tục đi theo hướng đường 12 để qua Sìn Hồ - Mường Lay - Mường Chà - Mường Nhé với quãng đường 500km.

 

Các thủ tục xin phép cần thiết để tới A Pa Chải

Một trong những bí quyết phượt A Pa Chải dễ dàng mà không gặp bất kỳ rắc rối nào khi đi du lịch Điện Biên thì du khách cần phải làm thủ tục xin phép trước khi đi.

Để chinh phục điểm cực Tây A Pa Chải thì bạn cần chuẩn bị giấy tờ giới thiệu của địa phương nơi mình sinh sống, cư trú hay nơi làm việc để xin phép bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Điện Biên. Lúc này bạn sẽ được cấp giấy tờ giới thiệu xuống đồn Điện Biên và chính quyền địa phương A Pa Chải.

 

 

Một số yêu cầu quan trọng khi làm thủ tục xin phép phượt A Pa Chải như sau:

- Khi bắt đầu vào khu vực biên giới, tất cả mọi người đều phải xuất trình giấy CMND hay giấy tờ do công an xã, phương thị trấn mình lưu trú cấp.

- Nếu bạn là người nước ngoài đang công tác tại cơ quan Trung ương, khi đến khu vực biên giới thì có giấy phép do bộ công an cấp.

- Đối với người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài nếu đủ điều kiện vào khu vực biên giới, vành đai biên giới nếu xác định ở qua đêm thì bắt buộc bạn phải đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn hay đồn công an sở tại để đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật.

- Mọi hoạt động của du khách tham quan đều phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn của bộ đội biên phòng, công an, cũng như chính quyền địa phương trong thời gian ở khu vực biên giới.

 

 

Gọi tên điểm phượt ở A Pa Chải mà dân xê dịch đều yêu thích
 

Leo mốc 0 – cực tây A Pa Chải

Cột mốc số 0 chính là điểm đến đầu tiên trong hành trình phượt A Pa Chải. Nếu gặp thời tiết thuận lợi thì du khách sẽ mất tầm 4 tiếng để leo lên và 3 tiếng để leo xuống. Và nếu bạn nào phượt bằng xe máy thì có thể đi thẳng vào đồi cỏ tranh nhưng đi ô tô thì mất khoảng 2 tiếng đi bộ.

 

 

Cầu Hang Tôm

Theo kinh nghiệm phượt A Pa Chải thì du khách có thể đến Cầu Hang Tôm để ngắm cảnh. Đây là 1 hồ nước cực kỳ rộng thoáng, yên ả với làn nước trong mát. Để đến được đây, bạn có thể đi nhờ thuyền của người dân vào trong đó ngắm cảnh. Hồ nước trong xanh đến mức bạn có thể soi mình phản chiếu núi đồi nơi đây.

 

Cột mốc 17 – 18

Và đến A Pa Chải nhất định bạn phải đến cột mốc 17 - 18. Đây là cột mốc được làm từ đá hoa cương và là điểm ngắm tuyệt đẹp nhất ở A Pa chải. Nơi này cách trạm biên phòng khoảng 6,5km và đặt tại bờ suối nơi giao nhau giữa suối Nậm Náp và sông Đà.

 

 

Ăn gì khi phượt A Pa Chải?

Nếu bạn lựa chọn nghỉ ngơi ở Mường Nhé thì có thể ăn uống tự do theo ý thích của mình. Nhưng nếu lựa chọn ngủ nghỉ tại đồn thì có thể gọi điện đặt đồ ăn trong đồn với chi phí 100.000đ/người cho mâm cơm khá đầy đủ và thịnh soạn.

 

 

Những lưu ý khi phượt A Pa Chải mà bạn cần biết

Kinh nghiệm phượt A Pa Chải mà dân du lịch bụi chia sẻ là đường có nhiều đá sỏi khiến việc di chuyển khá khó khăn. Có những đoạn dốc dựng đứng, hay phải đi qua những cánh rừng già nhiều gai nhọn...rất hiểm nguy. Thế nên để đảm bảo an toàn và tránh được thời tiết lạnh giá, hay tránh những cú ngã đau thì ngoài việc sở hữu 1 trái tim sắt đá và cái đầu lạnh thì du khách cần phải lưu ý đến 1 số vấn đề sau:

 

 

- Nên chuẩn bị thuốc men, bọc khớp mắt cá, đầu gối, găng tay gai bảo vệ, áo mưa, hay 1 số thiết bị điện tử...

- Hãy chuẩn bị đồ uống ngọt để tăng cường sức khỏe trong suốt quá trình phượt

- Chuẩn bị những loại giày đế kép với độ bám cao

- Mang theo 1 số nhu yếu phẩm cần thiết

Nếu bạn muốn trải nghiệm phượt A Pa Chải để lưu giữ thanh xuân tươi đẹp thì nhớ mang theo bộ kinh nghiệm mà Lữ Hành Việt Nam đã chia sẻ nhé. Chắc chắn bạn sẽ có chuyến đi ngoạn mục cực đáng nhớ. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không xách balo lên và đi ngay nào bạn ơi!

 

Nguyễn Chiên (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn