Lắng mình trước vẻ đẹp cổ kính của đền Wat Umong ở Chiang Mai

Thứ hai, 05/10/2020, 10:30 GMT+7

Không nổi tiếng như Wat Phra Singh hay Wat Suan Dok nhưng đền Wat Umong ở Chiang Mai vẫn khiến du khách bị cuốn hút bởi vẻ đẹp độc đáo, khác biệt của mình.

test

Giới thiệu về đền Wat Umong

Wat Umong (tên đầy đủ: Wat Umong Suan Puthatham) là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở chân núi Doi Suthep, quận Muang, phía Tây của thành phố Chiang Mai, Thái Lan và cách phía Nam của Đại học Chiang Mai khoảng 1 km.

 

vẻ cổ kính của đền Wat UmongKiến trúc cỏ kính của ngôi đền (Ảnh @909eui)

 

Ngôi đền được xây dựng vào năm 1297 bởi vua Phraya Mang Rai của Vương quốc Lanna để cầu nguyện. Tuy nhiên, sau đó, khi thần Mangrai chết, Phật giáo thiếu sự duy trì và vì tranh giành ngôi báu với nhau trong hoàng tộc nên ngôi đền đã bị đưa vào quên lãng.

Mãi cho đến thời vua Pha Yu , Phật giáo được khôi phục và khi vua Kue Na Thammathirat lên ngôi (khoảng năm 1910) thì ông đã ra lệnh khôi phục lại đền Welu Katatharam này để cầu nguyện cho Phra Maha Thera Chan và đổi tên thành "Wat Umong Therachan" theo tên của Phra Maha Thera Chan.

 

các công trình tại đền Wat UmongCác công trình đều nhuốm màu thời gian (Ảnh @wanderingsine)

 

Ngày nay, ngôi chùa Wat Umong đã hơn 700 năm tuổi – là một trong những ngôi chùa cổ nhất Chiang Mai nói riêng và Thái Lan nói chung, nhưng nó vẫn luôn là chốn tâm linh quan trọng của khách hành hương khi đến đây du lịch.

 

Những điểm thú vị của đền Wat Umong

Sau khi bước qua cánh cổng khuất sau những bóng cây cổ thụ cao lớn, hai bên là hai bức tượng cổ có ý nghĩa để chắn các thế lực đen tối và bảo vệ cho sự yên bình của ngôi đền, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nhiều công trình ấn tượng của đền Wat Umong mà còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị.

 

1. Các đường hầm

Công trình này được xây dựng bằng gạch dưới bàn tay khéo léo của người thợ Lanna. Khi xây, người ta lát gạch xen kẽ từ tường hầm trở lên hai bên cho đến khi chiều cao trần của viên gạch cong vào nhau tạo thành hình vòm, các bức tường gạch thì được xây rất dày để hỗ trợ cho cấu trúc vững chắc của đường hầm.

 

cửa hang đá - công trình ấn tượng tại đền Wat UmongCửa hầm tựa như một pháo Đài (Ảnh @lilsunbaby)

 

Hơn nữa, khu vực giữa các đường hầm đều là bức xạ màu nâu cam bóng xuống mặt đất, không có gạch, vữa hay mảnh sứ. Đồng thời, lớp đất đá ong này đều được phủ kín trần của mọi đường hầm, kết hợp với thiết kế sâu hun hút tạo nên một không huyền bí cuốn dút du khách.

 

hang đá - công trình độc đáo của đền Wat UmongChất liệu chủ yếu bằng gạch (Ảnh @nanya_tul)

 

Đặc biệt, trong đường hầm trong ngôi chùa Umong còn các bức bích họa khắc họa hình ảnh của các vị thần, các con vật, con người và cỏ cây, hoa lá, chim muông mang đậm phong cách nghệ thuật của Lanna, với 2 màu được sử dụng nhiều nhất là đỏ tươi (đỏ tươi) và xanh lục tươi theo tỷ lệ sử dụng màu là 70:30 hoặc 80:20 - tương ứng với lý thuyết màu sắc trong hội họa. 

 

hang đá - vẻ huyền bí tại đền Wat UmongCác bức bích họa vẫn còn nét mờ mờ trên tường (Ảnh @i_num_mun_i)

 

Từ đó có thể thấy, những người thợ thủ công tài ba Lanna đã biết khái niệm về lý thuyết màu sắc và các yếu tố nghệ thuật trước khi nghệ thuật phương Tây truyền bá vào Thái Lan hàng trăm năm sau đó, quá bất ngờ phải không nào.

Trong đó, ấn tượng nhất là một bản sao của Ashok Pillar tương tự như ở Vaishali với bốn con sư tử - được coi là Quốc huy của Ấn Độ và một bánh xe ở chân đế và một bánh xe lớn hơn ở phía trên đóng vai trò như một chiếc ô cho sư tử. 

Tuy nhiên, do đã được điêu khắc ngay từ khi mới xây dựng đền Wat Umong và trải qua thời gian quá lâu, ngay cả lớp sơn trường cũng bị bong tróc nên các bức phù điêu cũng không tránh khỏi bị hư hại và phai mờ đi khiến nhiều người nghĩ rằng có thể không còn bức tranh nào. Chính vì vậy, Cục Mỹ thuật đã phải tham gia vào việc phục hồi và tu sửa các bức tranh bằng cách khảo sát, làm sạch sơn, gia cố tường thạch cao, sơn các lớp màu để đảm bảo độ ổn định và ghi lại các bằng chứng trong suốt công tác bảo tồn, bao gồm ảnh, sơ đồ và bản vẽ đường nét.

Ngoài ra, trong đường hầm còn có bốn lối đi có thể thông với nhau, mỗi lối sẽ được thờ mọt vị thần, Phật để mọi người có thể đến lễ bái, cầu nguyện.

 

tượng phật trpng hang - nét ấn tượng của đền Wat UmongMỗi một hang lại có một bức tượng Phật để bái lễ (Ảnh @nadiamontano_)

 

 

2. Tòa bảo tháp

Nếu các đường hầm cho du khách cảm giác như lạc vào một mê cung kỳ bí thì tòa bảo tháp tại chùa Wat Umong Suan Puthatham lại khiến ta phải ngỡ ngàng vì độ tinh xảo trong cách xây dựng.

 

bảo tháp - công trình nổi bật tại đền Wat UmongTòa bảo tháp được thiết kế tinh xảo (Ảnh @leeandrofaria)

 

Công trình này là một bảo tháp hình chuông đầu tiên của nghệ thuật Lanna, được xây dựng vào thế kỷ 19, được phát triển từ một bảo tháp hình chuông trong nghệ thuật Bagan. Hình chóp nón được cải tiến trang trí tạo thành đỉnh chùa bằng cách tô điểm theo hình dạng của những cánh sen dài, cùng với hoa sen lộn ngược và nằm ngửa (Pattambaht).Thứ tự của các căn cứ trong một mặt bằng hình tròn, 3 căn cứ xếp chồng lên nhau, to dần về phía dưới để có thể đứng vững.

 

tòa bảo tháp - công trình ấn tượng của đền Wat UmongMang hình quả chuông (Ảnh @claudinhamorales)

 

Dù chúng đã bị phủ một lớp rêu phong bên ngoài và nhuốm màu thời gian nhưng những từng góc cạnh vẫn còn rõ ràng và nguyên vẹn, vẫn đứng sừng sững, hiên ngang giữa một mảnh đất rộng lớn, khiến du khách khi đến thăm đền không thể không chú ý tới.

 

3. Các công trình quan trọng khác

Đi dạo trong ngôi đền Wat Umong ở Chiang Mai, du khách còn có thể chiêm ngưỡng rất nhiều các kiến trúc ấn tượng như: cánh đồng tượng Phật điêu khắc bị hỏng, mô hình cột đá Asoke, nhà hát tâm linh với các bức tranh tương tự như ở Suan Mokkh, tượng Bồ tát, bản sao của tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ đại của Ấn Độ, bảo tàng ngoài trời, Phòng trưng bày Dhammakaya, thư viện Dhammakosha, bảo tàng Chalermprakiet và văn phòng Vườn Phutthatham.

 

tượng phật nằm - công trình tâm linh quan trọng tại đền Wat UmongBức tượng Phật khổng lồ đang nằm (Ảnh @abointhailand)

 

4. Trải nghiệm các hoạt động thú vị

Bên cạnh việc đến bái phật, du khách khi du lịch đền Wat Umong, còn có thể cùng các nhà sư thực hành thiền định, cho hươu sống trong khu vực ăn, chơi đùa cùng những chú bồ câu hay thăm các con vật đáng yêu tại một vườn thú nhỏ mở phía sau mở phía sau đền nữa đấy.

 

cho bồ câu ăn - trải nghiệm thú vị tại đền Wat UmongCho bồ câu ăn (Ảnh @kanom_tom)

 

À, đừng quên ghé thăm các ngôi đền nổi tiếng của Chiang Mai gần ngay đó như: Wat Doi Suthep hay Wat Chedi Luang…nhé.

 

Một số lưu ý khi đến đền Wat Umong
 

Cách di chuyển 

Bằng ô tô riêng: Có thể vào bằng 2 cách, thứ nhất là qua đường Suthep từ đầu hẻm khoảng 0,5 km hoặc thứ hai là từ đường kênh thủy lợi khoảng 0,1 km.

Bằng phương tiện công cộng: bạn có thể đi xe buýt nhỏ màu đỏ (Red Line) hoạt động quanh thành phố để đến chùa.

 

Thời điểm tham quan lý tưởng

Nằm trong một khu rừng xanh mát, rợp bóng cây nên thời điểm thích hợp nhất để bạn ghé thăm ngôi đền Umong là vào khoảng từ tháng 10 trở đi, vì lúc này Chiang Mai đang bước vào mùa khô sẽ giúp việc đi lại và tham quan rừng được dễ dàng hơn.

 

cây cối - không gian xanh tại đền Wat UmongKhông gian xanh mát quanh chùa (Ảnh @yeonoggy)

 

Nếu bạn yêu các kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi, bạn muốn tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tài tình của người xưa thì đền Wat Umong ở Chiang Mai là một điểm đến lý tưởng cho bạn đấy nhé.

 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn