Bảo tàng quốc gia Bhutan: nơi những tinh hoa văn hóa được trân trọng

Thứ sáu, 13/11/2020, 11:44 GMT+7

Bên cạnh các tu viện độc đáo thì bảo tàng quốc gia Bhutan cũng là điểm đến ý nghĩa với ai yêu thích những nét văn hóa truyền thống ấn tượng đấy nhé.

test

Vài nét về bảo tàng quốc gia Bhutan

Bảo tàng quốc gia Bhutan là một bảo tàng văn hóa có tên là Ta Dzong (tháp canh), tọa lạc trên Paro Rinpung Dzong của thị trấn Paro ở miền tây Bhutan

 

vẻ đẹp Bảo tàng quốc gia BhutanVẻ đẹp của bảo tàng (Ảnh @awesomeness_means_samy)

 

Công trình này được thành lập vào năm 1649 bởi Tenzin Drugdra - thống đốc đầu tiên của Paro, làm nơi ở cho binh lính cũng như trại giáo dưỡng của quân đội để bảo vệ người dzong khỏi những cuộc tấn công không ngừng của Tây Tạng và Ấn Độ.

Đến năm 1968 thì nó được cải tạo lại để làm Bảo tàng Quốc gia dưới sự chỉ huy của Vua Jigme Dorji Wangchuck - vị Vua cha truyền con nối thứ ba của Bhutan. Tuy nhiên, vào năm 2011, bảo tàng bị thiệt hại do một trận động đất, sau đó được mở cửa trở lại vào năm 2016 và trở thành điểm đến hàng đầu của Bhutan với những du khách yêu thích lịch sử trong và ngoài nước.

 

Những điểm thú vị của bảo tàng quốc gia Bhutan


1. Kiến trúc    

Bảo tàng quốc gia Ta Dzong được xây dựng theo hình tròn trông giống như vỏ ốc xà cừ, với các bức tường dày 2,5m và có 7 tầng bên trong nên người ta thường nói rằng nó trông giống như sự kết hợp của mặt trời và mặt trăng có hình tròn và hình lưỡi liềm.

 

kiến trúc Bảo tàng quốc gia Bhutan Kiến trúc ấn tượng của bảo tàng (Ảnh @prettysilvie)

 

Đặc biệt, công trình này được xây hoàn toàn bằng đá và gỗ mà không có sự hỗ trợ của bất kỳ loại đinh nào, ấy thế mà cấu trúc của nó cực kỳ chắc chắn, để rồi sau trận động đất kéo dài suốt 15 ngày vào năm 1714 và trận động đất năm 1896 mà nó vẫn không bị phá hủy.

 

thiết kế Bảo tàng quốc gia Bhutan Bền vững qua mặc tháng (Ảnh @mehulmalpani)

 

Bên trong bảo tàng quốc gia Bhutan thì được xây dựng một lối đi ngầm nối tháp với sông Pa Chhu và được sử dụng để cung cấp nước cho tháp trong thời chiến. Nhưng điều kỳ lạ là không có tài liệu nào ghi chép về người xây dựng công trình này, vì vậy, đến ngày nay vẫn khiến rất người tò mò và ngỡ ngàng.

Để bước vào bên trong khuôn viên của tòa nhà Ta Dzong du khách sẽ phải đi qua một chiếc cổng sừng sững được làm bằng đá với 3 lối đi. Lối ở giữa cao nhất, được thiết kế gồm 2 tầng và được trang trí bằng những họa tiết tinh xảo màu đỏ, xanh, trắng nổi bật, trong đó tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, trên đỉnh ở chính giữa thì được đặt một tòa tháp bằng vàng rất bắt mắt.

 

cổng - công trình đẹp tại Bảo tàng quốc gia Bhutan Cổng sừng sững đón chào du khách (Ảnh @shamba07)

 

Hai cổng hai bên thì nhỏ hơn và thay vì mái ngói xanh như cổng chính thì người ra lại lợp ngói đỏ, đồng thời được phân chia rõ rệt thành 2 cổng ra hoặc chuyên vào.

 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH ẤN ĐỘ KHUYẾN MÃI

 

2. Các hiện vật lịch sử quý giá

Khi đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những ngôi đền cổ với kiến trúc độc đáo nằm trong khuôn viên mà còn được tham quan phòng truyền thống, phòng nghệ thuật và các phòng trưng bày đồ cổ bên trong bảo tàng.

Theo thống kê, ngày nay bảo tàng Ta Dzong sở hữu hơn 3.000 tác phẩm đồ tạo tác và phẩm nghệ thuật, bao gồm hơn 1.500 năm di sản văn hóa của Bhutan và rất nhiều vũ khí truyền thống, trang phục, áo giáp cùng dụng cụ thủ công… từ đầu năm 4000 TCN cho đến nay.

Phòng trưng bày Lịch sử Tự nhiên và Vật dụng Nghi lễ thì có các đồ vật như dao găm, mũ đội đầu, sấm sét, áo choàng, chũm chọe, nhạc cụ phù hợp với nghi lễ Phật giáo và bản đồ 3D của Bhutan.

Xa hơn về phía trước thì có Nhà nguyện của Vị thần giàu có và bao gồm các bộ sưu tập ấn tượng về thangkhas cổ đại và hiện đại cả cổ và hiện đại mô tả các vị thánh và giáo viên quan trọng của Bhutan, các mặt nạ đều khắc họa ý nghĩa tiêu biểu như mặt nạ lễ hội đáng sợ được nhóm lại theo điệu múa tsechu của Bhutan và một loạt các bức tranh bằng bột màu khoáng tự nhiên. 

Phòng Nghệ Thuật của bảo tàng quốc gia Bhutan thì chứa một số mẫu vật tốt nhất của nghệ thuật Bhutan , bao gồm các kiệt tác về tượng và tranh bằng đồng, trong đó, các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trang nhã trên những đường nét khoa học.

Phòng trưng bày Di sản lại chứa những điều kỳ lạ như một quả trứng do con la đẻ ra, xác động vật và xác chim đã được bảo tồn và lưu giữ trong các cấu trúc bằng kính, một vài liên kết sắt nguyên bản từ cây cầu sắt ở Tamchhog và một chiếc sừng ngựa được cho là của Guru Rinpoche - hiện vật quý hiếm được phổ biến tại Bảo tàng này.

Việc tham quan bảo tàng ở Bhutan là cơ hội tuyệt vời để xem một số hiện vật quý hiếm mà khó có thể được nhìn thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Mặc dù máy ảnh không được phép mang vào trong bảo tàng, nhưng những kỷ niệm lưu trong ký ức chắc chắn là thứ mà bạn sẽ mang theo suốt đời. 

Có thể nói, với việc lưu giữ phong phú các truyền thống và kỷ luật sáng tạo khác nhau, thể hiện sự pha trộn đáng chú ý của quá khứ với hiện tại, khách du lịch có thể dễ dàng tìm hiểu về lịch sử độc đáo của Bhutan cũng như những truyền thống văn hóa phong phú của đất nước này. Từ đó, thể hiện rõ vai trò bảo tồn và quảng bá văn hóa cùng các giá trị truyền thống của bảo tàng quốc gia Bhutan cho du khách trong và ngoài nước, đồng thời thúc đẩy du lịch cho quốc gia.

 

3. Khung cảnh tươi đẹp

Nằm ở vị trí khá cao nên đứng từ tòa tháp Ta Dzong du khách co thể thu trọn vẻ đẹp của thung lũng Paro xinh đẹp bên dưới với những ngôi nhà trắng nằm san sát nhau nổi bật trên thảm cỏ xanh mướt trải dài vô tận và xung quanh là những dãy núi nhấp nhô, hùng vĩ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên cực kỳ thơ mộng, trữ tình.

 

khung cảnh xung quanh Bảo tàng quốc gia Bhutan Khung cảnh tươi đẹp xung quanh (Ảnh @beentheresofar)

 

Ngoài ra, không khí trong lành, bình yên và những làn gió mát rượi mang theo hơi thở tươi trẻ tràn trề sức sống của cây cối, núi rừng cũng là một điểm cộng rất lớn khiến du khách lưu luyến chẳng muốn về. Nhất là khi đứng đây mà đón ánh bình binh lung linh hay buổi hoàng hôn quyến rũ thì phải nói mà “số dzách” luôn.

 

ngắm cảnh - hoạt động thú vị tại Bảo tàng quốc gia BhutanHóng gió và ngắm cảnh trên bảo tàng (Ảnh @anoldsoul_capri)

 

Sau khi đã hoàn thành việc tham quan bảo tàng, thì du khách có thể đi xuống một con đường từ bảo tàng đến dzong và trở lại thị trấn. Đắm mình trong chuyến đi bộ ngắn này sẽ mang lại cho bạn cơ hội thưởng ngoạn tầm nhìn đẹp ra thung lũng và Cung điện Ugyen Pelri đấy nhé.

 

Một số lưu ý khi đến thăm bảo tàng quốc gia Bhutan

- Giờ mở cửa: từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều vào khoảng thời gian từ thứ 3 đến thứ 7, từ 11 giờ sáng đến 16 giờ chiều vào chủ nhật, riêng thứ 2 và một số ngày lễ của chính phủ sẽ đóng cửa không đón khách. Đặc biệt, bảo tàng đóng cửa sớm hơn một giờ vào mùa đông (tháng 11 đến tháng 2).

- Phí vào cửa: người dân địa phương 10 Nu / Người, khách du lịch từ SAARC là 50 Nu / Người, sinh viên là 5 Nu / Người, công dân nước ngoài là 200 Nu / Người, còn các tu sĩ, Gomchen, Ni Ni và trẻ em dưới 10 tuổi thì được miễn phí. Tuy nhiên, giá vé sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào các thời điểm khác nhau.

- Máy ảnh bị nghiêm cấm trong bảo tàng nhưng khách du lịch có thể tận dụng tối đa kỹ năng chụp ảnh của mình bằng cách chụp kiến trúc bên ngoài của tòa nhà và các khu vực xinh đẹp xung quanh. 

 

chụp ảnh - hoạt động hấp dẫn tại Bảo tàng quốc gia Bhutan Chụp ảnh bên ngoài thoải mái nhé (Ảnh @summeryao)

 

Chẳng cầu kỳ, xa hoa nhưng với những giá trị văn hóa và nghệ thuật ý nghĩa bảo tàng quốc gia Bhutan vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng du khách.

 

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn