Sủi cảo Trung Quốc - món ăn hấp dẫn ai cũng 'thòm thèm'

Thứ hai, 20/06/2022, 13:51 GMT+7

Dù chỉ là một món ăn giản dị, bình dân nhưng sủi cảo Trung Quốc vẫn là món ngon tinh túy của ẩm thực Trung Quốc. Vậy bạn đã biết gì về đặc sản rất cuốn miệng này chưa? 

test

Giới thiệu về sủi cảo Trung Quốc 

Sủi cảo Trung Quốc còn được gọi với những cái tên khác như bánh chẻo hay bánh tai. Đây chính là một món bánh rất thú vị và hấp dẫn trong ẩm thực Trung Quốc. Ngoài ra nó còn rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên có khá nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại bánh là há cảo và sủi cảo? Vậy hai món ăn này có điểm gì khác nhau? 

 

Giới thiệu về sủi cảo Trung Quốc Sủi cảo Trung Quốc 

 

Há cảo thường sẽ có nhân gồm: tôm băm nhỏ, thịt băm, rau củ theo khẩu vị và gia vị. Còn sủi cảo thường sẽ có nhân như: tôm nguyên con, thịt băm, cải thảo và các loại gia vị. Đặc biệt khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị tôm. 

 

Giới thiệu về sủi cảo Trung Quốc Sủi cảo khác với há cảo

 

Sủi cảo Trung Quốc là món ăn được người dân địa phương ăn chính trong dịp Tết Âm, giống như món bánh chưng ở Việt Nam. Hầu như món ăn này còn thường xuyên xuất hiện trong các mâm cơm gia đình quanh năm, đặc biệt là những tỉnh ở phía Bắc Trung Quốc. Sủi cảo đã vinh dự khi được xếp trong danh sách những món ăn nổi tiếng của ẩm thực nước nhà. Sủi cảo thông thường sẽ bao gồm thịt nghiền, rau. Chúng sẽ được ép lại bằng cách nhấn thật chắc vào các góc bánh cho thành nếp. Không chỉ ở Trung Quốc mà người dân Việt Nam cũng khá ưa chuộng món bánh này. 

 

Giới thiệu về sủi cảo Trung Quốc Sủi cảo còn là món ăn được người VIệt ưa thích 

 

>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc từ A - Z

 

Nguồn gốc của bánh sủi cảo

Theo kể lại thì vào thời Đông Hán, xuất hiện 1 vị thầy thuốc rất giỏi về y học cổ truyền tên là Trọng Cảnh. Khoảng 1800 năm về trước, vị thần đã quay về ngôi làng tổ tiên của mình sau thời gian dài. Vào mùa đông năm đó, bệnh sốt bùng phát mạnh mẽ thành một dịch bệnh nguy hiểm. Đồng bào chịu cảnh lạnh buốt vì thiếu ăn, áo ấm nên đã bị tê cóng, chủ yếu ở quanh đôi tai. Nhìn thấy tình trạng đó của người dân, Trọng Cảnh đã nung nấu ý chí sẽ phải làm một điều gì đó để chữa khỏi bệnh cho mọi người. 

Ông đã lấy thịt cừu, ớt đen cùng một vài loại dược liệu cắt nhỏ rồi gói trong lớp bột. Tạo hình đó giống một đôi tai và đem luộc chín trong nước sôi. Những người bị bệnh đều được phát hai cái bánh ăn cùng một bát canh ấm. Vài ngày sau đó, tình trạng tê cóng đã dần biến mất, dịch bệnh cũng được đẩy lùi. Kể từ đó, mọi người bắt chước vị thần y làm bánh đó để ăn mừng dịp Tết Nguyên Đán. 

 

Nguồn gốc của bánh sủi cảo Trung QuốcBánh sủi cảo có hình dạng giống đôi tai 

 

Cách chế biến sủi cảo Trung Quốc 

Bánh sủi cảo Trung Quốc có hình dạng khá đơn giản nhưng để làm được thì lại khá cầu kỳ. Đặc biệt là phần nhân. Quá trình chuẩn bị kỳ công nhất chính là lúc băm thịt và rau. Khi băm nhân thì khi dao thớt chạm nhau phải ra được tiếng rắn chắc. Theo quan niệm của người Trung thì băm nhân càng lâu thì, thời gian càng dài thì gói sủi cảo cũng nhiều, đồng nghĩa là cuộc sống khá giả, đầm ấm. 

 

Cách chế biến sủi cảo Trung Quốc Làm nhân là công đoạn cầy kỳ nhất

 

Khi sỏi sủi cảo xong thì bắt đầu việc nấu. Đun một nồi nước thật sôi rồi thả sủi cảo vào. Khi thả vào bạn cảm tưởng như mình đang thả các tác phẩm đầy tâm huyết vào trong nồi nước. Lưu ý trong quá trình luộc bánh hãy dùng một chiếc vợt đảo đáy nồi để tránh cho việc sủi cảo bị cháy. Khi nấu, thường sẽ phải thay 3 lần nước đun. Trong tiếng Trung thì điều đó có nghĩa là "phúc đi rồi lại đến". Đun sôi trong khoảng 15 - 20 phút là được. 

 

Cách chế biến sủi cảo Trung Quốc Nhân càng nhiều thì cuộc sống càng đầm ấm, hạnh phúc 

 

Sủi cảo Trung Quốc có thể chế biến bằng nhiều phương pháp như chiên, hấp, luộc, nấu canh. Đặc biệt khi ăn phải chấm cùng xì dầu thêm ớt và gừng mới dậy vị. 

 

Cách chế biến sủi cảo Trung Quốc Sủi cảo luộc là phương pháp phổ biến nhất

 

Nhân sủi cảo Trung Quốc thể hiện ý nghĩa gì? 

Nhân cần tây: thể hiện sự giàu có, cần cù. Nó cũng biểu trưng cho câu nói chúc gia đình luôn hòa thuận, dồi dào sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc. 

Nhân nấm: thể hiện sự may mắn và giàu có. Nấm có hình dạng giống chiếc mũi tên đi lên, thể hiện sự phát triển, cuộc sống của gia chủ ngày càng được nâng cao. Hoặc có thêm ý nghĩa nữa là mong muốn cho con trẻ trong gia đình cao lớn, học hành ngày càng giỏi giang. 

Nhân bắp cải nhồi thịt: biểu trưng cho câu chúc phúc cuộc sống sung túc trăm năm. Nó cũng thể hiện cho một tình yêu sắt son, bền chặt cho các cặp vợ chồng mới cưới. 

Nhân cá: mang ý nghĩa là của cải dư thừa. Lý do là vì từ "cá" được phát âm giống từ "dư". Mong muốn dư thừa từ năm này qua năm khác là 1 câu nổi nổi tiếng ở Trung Quốc. Các gia đình đều mong muốn mỗi năm đều có lương thực. 

Nhân thịt bò: mang ý nghĩa phát triển mạnh mẽ, cầu chúc hạnh phúc và sức khỏe tốt. 

 

Cách chế biến sủi cảo Trung Quốc Mỗi loại nhân sủi cảo đều có ý nghĩa riêng

 

 

Sủi cảo - món ăn phải có trong lễ đón năm mới của người Trung Quốc 

Sủi cảo là một món ăn tiêu biểu của đất nước Trung Quốc, cả về hình dáng và phần nhân bên trong đều mang nhiều ý nghĩa văn hóa. Thể hiện nguyện vọng về 1 cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và hy vọng có nhiều niềm vui và phước lành. 

 

Sủi cảo Trung Quốc - món ăn phải có trong lễ đón năm mới của người Trung Quốc Người dân Trung Quốc thường ăn sủi cảo vào dịp đầu năm mới 

 

Sủi cảo Trung Quốc là một món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán. Vào đêm giao thừa, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng thưởng thức những bát sủi cảo. Đặc ngày mùng 1 Tết, mọi người ngồi bên nhau làm sủi cảo. Vừa làm vừa trò chuyện, hàn huyên đủ thứ trên đời. Thỉnh thoảng lại cười thật to, cả căn nhà rộn ràng niềm vui. Người dân Trung Quốc rất thích ăn sủi cảo, đặc biệt là vào những bữa cơm dịp Tết.  

Thêm một điều đặc biệt nữa là khi thưởng thức sủi cảo thì người Trung Quốc luôn ăn số bánh chẵn, tuyệt đối không ăn số lẻ. Họ cũng sẽ không ăn hết sạch sành sanh số bánh đã nấu mà luôn để lại một vài cái (số chẵn) với ý nghĩa năm nào tiền bạc, của cải cũng dư thừa, cuộc sống thịnh vượng. 

 

Sủi cảo Trung Quốc - món ăn phải có trong lễ đón năm mới của người Trung Quốc Người Trung Hoa không ăn sủi cảo là số bánh lẻ 

 

Nếu may mắn hơn, bạn có thể ăn trúng chiếc sủi cảo có đồng xu hoặc sợi chỉ trắng bên trong nhân. Người Trung Quốc cho rằng đồng xu báo hiệu cho cuộc sống của bạn trở nên đủ đầy, sung túc hơn trong năm sau. Trong khi đó thì sợi chỉ trắng mang ý nghĩa cho sự trường thọ. 

 

Sủi cảo Trung Quốc - món ăn phải có trong lễ đón năm mới của người Trung Quốc Khi ăn bánh nhớ chấm thêm chút gia vị nha 

 

Hy vọng với những thông tin mà Luhanhvietnam vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về món sủi cảo Trung Quốc. Hãy lấy đó làm động lực để tới đất nước này một chuyến nha!

 

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn