Tìm hiểu về dân tộc Mông trên lãnh thổ Việt Nam

Thứ năm, 04/08/2022, 15:14 GMT+7

Cùng tìm hiểu về dân tộc Mông – dân tộc thiểu số với nét văn hóa truyền thống độc đáo, gắn liền với những bản du lịch cộng đồng đẹp ở các tỉnh miền núi nước ta. 

test

Thông tin cơ bản về người Mông

Khi tìm hiểu về dân tộc Mông, bạn sẽ thấy đây là một dân tộc có nét văn hóa truyền thống lâu đời và độc đáo. Đồng bào dân tộc thiểu số này vốn từ các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc di cư sang Việt Nam khoảng 300 năm trước, tập trung sống ở các vùng núi cao từ 1000 mét trở lên. 
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taNgười Mông là dân tộc đông thứ 2 ở Việt Nam, chỉ sau người Kinh. Ảnh: @22.noww


Trong số 54 dân tộc anh em của người Việt, đồng bào người Mông có dân số đông thứ 2, chỉ sau người Kinh. Cùng với các dân tộc còn lại, người Mông đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo, đa dạng. Có dịp du lịch Tây Bắc hay một số vùng thuộc Bắc Trung Bộ, du khách sẽ có cơ hội ghé thăm những bản làng người Mông thật xinh đẹp, bình yên.
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taDân tộc Mông có truyền thống văn hóa lâu đời, đa dạng. Ảnh: @nhung.nhung.2908


Đồng bào người Mông chia thành nhiều nhóm như Mông Trắng, Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Hoa, Mông Xanh, Mông Mán và Na Mẻo. Mỗi nhóm người Mông lại có sự khác biệt về ngôn ngữ và trang phục. Thông thường, người Mông Đen sẽ mặc váy có nhiều màu đen, còn người Mông Trắng chủ yếu mặc váy có màu trắng.
 

>>Xem thêm: Độc đáo nét đẹp văn hóa các dân tộc ở Lai Châu


Tìm hiểu về dân tộc Mông: Địa bàn cư trú

Đồng bào dân tộc Mông có khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện và hoàn cảnh sống. Vì thế, đa phần người Mông cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trải dọc theo biên giới Việt – Trung. Người Mông tập trung nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, miền Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và một số ít ở Tây Nguyên. 
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taNgười Mông tập trung đông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: @vonhatphuog


Ở mỗi địa bàn sinh sống, người Mông sáng tạo ra những hình thức canh tác mới phù hợp với điều kiện tự nhiên. Ví dụ như các tỉnh Hà Giang, Lào Cai,… người Mông trồng ruộng bậc thang, làm nương rẫy dọc theo sườn núi, tạo nên một dấu ấn rất đẹp mà không phải nơi nào ở Việt Nam cũng có.
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taNgười Mông có trang phục truyền thống rực rỡ màu sắc. Ảnh: @as.salam___


Ngày nay, càng tìm hiểu về dân tộc Mông, người ta càng khâm phục kinh nghiệm trồng trọt của họ. Người Mông chủ yếu trống lúa nước và làm nương rẫy, ít chăn nuôi. Trình độ trồng lúa của người Mông rất cao. Vì thế, họ là một trong những dân tộc có lịch sử trồng lúa nước lâu đời.
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taDân tộc Mông chia thành nhiều nhóm, cùng nhau giữ gìn nét văn hóa lâu đời. Ảnh: @b.forest_photography


Một trong những vùng đất nổi tiếng về ruộng bậc thang có đông người Mông sinh sống là huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Theo thống kê, địa bàn huyện có hơn 90% dân tộc Mông sinh sống. Cùng với các dân tộc khác, người Mông đã kiến tạo nên một vùng đất trồng ruộng bậc thang cực kỳ đẹp và nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. 


Vài nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông 

Có thể nói rằng người Mông đã góp phần làm nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Tây Bắc nói riêng. Đi du lịch ở các tỉnh có người Mông sinh sống, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống đặc trưng của người Mông.
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taRuộng bậc thang của người Mông tuyệt đẹp ở Mù Cang Chải. Ảnh: @xploresoutheastasia


Theo tập quán của mình, người Mông thường cứ trụ tập trung trong một khu vực nhất định. Họ dựng nhà giữa các thung lũng dưới chân núi, dọc theo triền núi, men theo các thửa ruộng bậc thang. Người Mông thường sử dụng gỗ pơ mu để làm nhà, tạo độ bền chắc và phù hợp với điều kiện miền núi.
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taNgười Mông sống trong những căn nhà sàn gỗ hoặc nhà trình tường. Ảnh: @duyloc.tuong


Trong khi đó, người Mông ở một số tỉnh Hà Giang, Lào Cai xây nhà bằng đất trình tường rất đặc biệt. Kiểu nhà này thường thấp, mát mẻ và mùa hè và có khả năng giữ ấm tốt vào mùa đông. Quanh nhà có thêm bờ rào đá, trong nhà trồng thêm cây mơ, cây đào, vườn cải,… vừa đẹp vừa thơ mộng. 
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taQuanh nhà trình tường của người Mông ở Hà Giang có thêm bờ rào đá, trồng thêm hoa đào, hoa mơ rất đẹp. Ảnh: @linh.do503


Bên trong những ngôi nhà của người Mông thường có thần cửa, cột, bếp và ma nhà giúp bảo vệ họ khỏi các thế lức xấu. Người Mông khi ra khỏi nhà thường mang theo một vật nho nhỏ như bùa chú để bảo vệ khỏi ma quỷ. Đây được xem là một tín ngưỡng hay và đẹp của người dân tộc Mông.
 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH HÀ GIANG KHUYẾN MÃI


Những bản làng người Mông nổi tiếng 

Đồng bào dân tộc Mông có ý thức giữ gìn và quảng bá nét đẹp truyền thống trong văn hóa của họ. Ngày nay, các bản làng người Mông được đầu tư để phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước thường xuyên ghé thăm. Mỗi bản làng mang một nét đẹp riêng, nhưng tất cả đều giữ trọn những giá trị văn hóa lâu đời.
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taLàng du lịch cộng đồng Pả Vi của người Mông ở Hà Giang. Ảnh: @tn7670852021


Có dịp du lịch Hà Giang, bạn hãy đến thăm làng Pả Vi – ngôi làng Mông với kết cấu hình lục giác khi nhìn từ trên cao vô cùng đẹp và độc đáo. Làng Pả Vi phát triển mạnh mẽ mô hình du lịch cộng đồng với nhiều dịch vụ homestay, ăn uống, nghỉ ngơi đa dạng. Bản làng này có nhiều vườn hoa đẹp, đa dạng các góc check in thơ mộng cho du khách.
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taDu khách có thể thuê trang phục của người Mông để chụp ảnh. Ảnh: @hoaithulim


Còn nếu bạn đến thăm Sapa thì bản Cát Cát chính là bản làng người Mông tuyệt đẹp không thể bỏ qua. Ngày nay, bản làng này trở thành điểm đến hấp dẫn ở Sapa nhờ cảnh đẹp thơ mộng. Nơi đây có suối thác hữu tình, có ruộng bậc thang, có những nếp nhà truyền thống và nhiều homestay, quán cà phê xinh xắn.
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taBản Cát Cát là nơi có nhiều người Mông sinh sống, nơi đây phát triển du lịch mạnh mẽ. Ảnh: @je.miin


Ngoài ra, khu vực miền núi phía Bắc còn có Du Già, Hang Táu, Lìm Mông,.. cũng là nhựng bản làng có nhiều người Mông cư trú, lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp truyền từ đời này sang đời khác. Đến những bản làng người Mông, du khách vừa được ngắm cảnh đẹp, vừa được tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa của cư dân bản địa. 
 

Tìm hiểu về dân tộc Mông của nước taNhững em bé người Mông ở dốc Thẩm Mã Hà Giang. Ảnh: @dung_nguyen97


Tìm hiểu về dân tộc Mông để thấy rằng đây là một trong những dân tộc có nét văn hóa truyền thống lâu đời, độc đáo và thú vị. Cùng với 53 dân tộc anh em khác, người Mông góp phần tạo nên sự đa dạng cho văn hóa Việt Nam. Vì thế khi vi vu các tỉnh miền núi phía Bắc, bạn nhớ dành ít thời gian trải nghiệm tại những bản làng người Mông xinh đẹp. 
 

Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Instagram


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn