Tham quan chùa Phật Cô Đơn vãn cảnh thanh tịnh và cầu duyên

Thứ năm, 01/12/2022, 13:56 GMT+7

Chùa Phật Cô Đơn là địa điểm tâm linh ở Sài Gòn thu hút du khách vãn cảnh thanh tịnh và đặc biệt ngôi chùa này còn là địa điểm cầu duyên nổi tiếng. Cùng tìm hiểu xem ngôi nhà ở đâu Sài Gòn và có gì thu hút đến vậy nhé!

test

Địa chỉ chùa Phật Cô Đơn ở đâu Sài Gòn?

Chùa Phật Cô Đơn hay còn gọi là Bát Bửu Phật Đài hay chùa Thanh Tâm tọa lạc tại ấp 1, thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Đây là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo thu hút đông đảo du khách tới tham quan, cầu nguyệt và lễ Phật. Khi tham quan ngôi chùa nổi tiếng này ở Sài Gòn bạn còn được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, check-in sống ảo và cầu duyên. 

Thông tin về Bát Bửu Phật Đài:

- Địa chỉ: Ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Sài Gòn 

- Thời gian: 5h - 21h (tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ Nhật).
 

chùa Phật Cô Đơn là địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Sài GònBát Bửu Phật Đài là địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Sài Gòn


Cách di chuyển tới chùa Phật Cô Đơn Sài Gòn

Chùa Phật Cô Đơn cách trung tâm thành phố Sài Gòn khoảng 30km về hướng Tây Nam, để di chuyển tới chùa bạn có thể đi bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như: Phương tiện cá nhân, xe bus… Cụ thể như sau:


Xe bus 

Nếu đi xe bus hiện có tuyến bus số 71 có điểm dừng gần Bát Bửu Phật Đài. Thời gian xe bus hoạt động từ 5h20 - 19h, tần suất 122 chuyến mỗi ngày và giá vé là 6.0000đ/lượt. 


Phương tiện cá nhân

Để chủ động về đi lại, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô tự lái hoặc xe máy. Có 2 hướng đường mà bạn có thể tham khảo bao gồm: 

- Thứ nhất: Từ trung tâm Sài Gòn -> đi theo hướng đường Trường Chinh (QL1A) ngã từ 4 An Sương -> rẽ trái đi thêm 15 phút -> ngã rẽ sẽ thấy bảng chỉ dẫn -> đi thêm 30 phút trên Ql1A vào cổng chùa số 2. 

- Thứ 2: Đi từ Phan Văn Hớn -> Hóc Môn -> Đài tưởng niệm liệt sĩ Ba Giồng -> đi thêm 200m -> rẽ trái và đi dọc theo kênh khoảng 30 phút là tới.
 

Cách di chuyển tới chùa Phật Cô Đơn  Cách di chuyển tới Bát Bửu Phật Đài 


Tìm hiểu lịch sử của Bát Bửu Phật Đài

Để tham quan chùa Phật Cô Đơn ở Sài Gòn, trước hết bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa. Chùa được xây dựng bên kênh Cầu Xáng vào năm 1955 và được khánh thành vào năm 1956. Chùa Thanh Tâm được xây dựng trên diện tích rộng lớn khoảng 30ha do cư sĩ Lê Chí Bình phát tâm và tu sửa ngôi chùa làm nơi tín ngưỡng tâm linh cho người dân. Trong chùa có trồng một nhánh cây bồ đề để nhắc nhở về gốc tích của đạo thiêng. 

Chùa Phật Cô Đơn từng trải qua những đợt tàn phá của chiến tranh, tuy nhiên kim thân Đức Phật vẫn luôn sừng sững tĩnh tại khi ngôi chùa bị thiêu rụi. Khi chiến tranh tất cả người dân đều di tản, nhưng Đức Phật vẫn an yên tại chùa. Vì vậy, vào năm 1976 nhiều đoàn thanh niên xung phong và người dân tới chùa lao động công ích. Kể từ đó chùa có tên gọi là Phật Cô Đơn, có nghĩa là Đức Phật một hình thiền giữa chốn đồng không mông quạnh.
 

Chiêm ngưỡng tượng Phật lộ thiên ở chùa Phật Cô Đơn  Chùa Phật Cô Đơn từng trải qua nhiều lần trùng tu vì chiến tranh


Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa Phật Cô Đơn 

Bạn đang thắc mắc không biết chùa Phật Cô Đơn có gì? Ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn này bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa. Chùa được xây dựng rất khang trang và rộng rãi, mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn luôn toát lên vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ. Khu vực cổng tam quan của chùa được xây dựng cao, to và vô cùng uy nghiêm. Đó là những đường trạm trổ được uốn lượn vô cùng tinh xảo. Trong khuôn viên của chùa trưng bày những bức tượng Phật.
 

Ngắm nhìn chùa Phật Cô Đơn từ trên cao tuyệt đẹpChiêm ngưỡng kiến trúc chùa Thanh Tâm từ trên cao


Khi di chuyển qua khuôn viên chùa chính là khu chánh điện, nơi thờ Phật Di Đà và cạnh đó là tượng Phật Tiêu diện và thần Hộ Pháp. Tiếp theo là khu điện thờ tượng Phật Bồ Tát Chuẩn Đề và tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Địa tạng và tượng Phật Di Lặc cùng nhiều tượng Phật được chạm khắc vô cùng tinh xảo.

Không gian rộng lớn của chùa Phật Cô Đơn thu hút du khách tham quanChùa Phật Cô Đơn có diện tích rộng lớn và chia thành nhiều khu


Chùa Phật Cô Đơn Sài Gòn còn là nơi học đạo tràng thanh tịnh và trang nghiêm. Chùa Thanh Tâm hiện là cơ sở tự viện thuộc sự quản lý của Giáo hội Sài Gòn có nhiệm vụ lưu trú dành cho những tăng ni Phật tử theo học chương trình cao đẳng, cử nhân và sau Đại học của học viện. 

Không gian rộng lớn và gần gũi thiên nhiên ở chùa Phật Cô Đơn  Khuôn viên của chùa Phật Cô Đơn mát mẻ, trong lành

chùa Phật Cô Đơn là địa điểm hành hương thu hút du khách gần xaChùa là điểm đến thu hút các tăng ni Phật tử vào dịp lễ lớn


Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Sài Gòn 

Bát Bửu Phật Đài không chỉ là địa điểm tâm linh nổi tiếng, mà còn thu hút giới trẻ Sài Gòn và các tỉnh lân cận tới cầu duyên rất linh thiêng. Với tên chùa là Phật Cô Đơn, nhiều Phật tử tin rằng khi cầu duyên tại chùa sẽ được Đức Phật ban đường tình duyên và sớm viên mãn trong tình yêu. Vì vậy vào những ngày cuối tuần hay mùng một, ngày rằm, lễ Tết và đặc biệt là ngày lễ Tình yêu 14/2 chùa thu hút đông đảo các bạn trẻ từ khắp mọi nơi tới cầu duyên.
 

chùa Phật Cô Đơn có nhiều tượng Phật Chùa Phật Cô Đơn còn là địa điểm cầu duyên nổi tiếng ở Sài Gòn
 


Những lưu ý khi tham quan chùa Phật Cô Đơn

Dưới đây là những lưu ý khi tham quan chùa Phật Cô Đơn mà bạn có thể tham khảo:

- Vì chùa là chốn linh thiêng, do đó khi tham quan bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo để không làm mất đi tính trang nghiêm của chùa. 

- Không được tự ý chụp ảnh bên trong chùa, không chạm vào bất kỳ đồ vật nào khi chưa được cho phép. 

- Nếu muốn quay phim hoặc chụp ảnh, bạn nên xin phép ban quản lý nhà chùa trước. 

- Tham quan khuôn viên trong chùa bạn không nên giẫm đạp lên cây cối và giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi. 

- Bạn có thể mang lễ từ nhà hoặc mua lễ ở khu vực cổng chùa. 

Nếu bạn đang tìm cho mình ngôi chùa có cảnh đẹp, thanh tịnh và cầu duyên thì chùa Phật Cô Đơn Sài Gòn chính là điểm đến lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có chuyến đi trọn vẹn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những thông tin du lịch Sài Gòn cho chuyến đi sắp tới nhé!


Phương Nga (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn