Về Côn Đảo linh thiêng, bạn đã biết nghi lễ viếng mộ cô Sáu

Thứ ba, 18/06/2019, 09:57 GMT+7

Nếu có dịp ghé thăm Côn Đảo, 3 điều mà bạn không thể bỏ qua đó chính là tắm biển, ăn hải sản và viếng mộ Cô Sáu. Một ngôi mộ linh thiêng, gắn liền với câu chuyện của người con gái dũng cảm, kiên cường và lòng yêu nước sâu sắc trở thành người con gái vĩ đại trong lịch sử chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

test

 

Cô Sáu là ai? Mộ Cô Sáu ở đâu?

 

Cô Sáu là nữ liệt sĩ tên Võ Thị Sáu, người con gái sinh ra trong một gia đình truyền thống Cách mạng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và có đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động Cách mạng Cô đã bị bọn thực dân Pháp bắt và xử tử khi mới 18 tuổi nhưng ý chí của Cô đã trở thành động lực to lớn giúp phong trào Cách mạng phát triển.

 

nghi-le-vieng-mo-co-sau-6Chân dung người anh hùng Võ Thị Sáu

 

Ngôi mộ của Cô Sáu nằm ở nghĩa trang Hàng Dương cùng với nhiều các chiến sĩ yêu nước khác và là địa điểm tâm linh nổi tiếng thu hút du khách ở Côn Đảo đến viếng mộ Cô Sáu.

 

nghi-le-vieng-mo-co-sau_1Mộ cô Sáu hiện được đặt tại nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo

 

Người con gái anh dũng, quật cường

 

Cô Sáu hy sinh ngày 23/01/1952, là tử tù nhỏ tuổi nhất thời bấy giờ ở Côn Đảo. Khi bị thực dân Pháp bắt, Cô luôn dũng cảm đối diện với sự tra hỏi của địch và có những tuyên bố đầy mạnh mẽ như: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”

Trước hôm bị hành hình, Cô đã liên tục hát cho các bạn tù nghe những bài hát như Tiến quân ca, Lên đàng, Cùng nhau đi hồng binh,… Khi Cô bị đưa ra hành hình các chiến sĩ trong tù cùng nhau đồng thanh hô phản đối và đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ Việt Nam để tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và đưa tiến người đồng đội ra pháp trường.

Trên pháp trường người con gái đó đã hô vang những  lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp, Việt Nam độc lập muôn năm, Hồ Chủ tịch muôn năm!”  đầy dũng cảm và tự tin.

nghi-le-vieng-mo-co-sau-1Anh hùng Võ Thị Sáu hi sinh hiên ngang, kiêng cường quyết không chịu khuất phục quân thù

 

Ngày giỗ cô Sáu

 

Sau khi Cô hy sinh, mọi người lấy ngày sinh của Cô là 23/1 hàng năm làm ngày giỗ Cô Sáu. Cứ đến ngày này, Người dân Côn Đảo và Nhà nước tổ chức long trọng ngày giỗ cho Cô. Du khách mọi miền cũng đổ về đây viếng mộ Cô Sáu để dâng hương tưởng nhớ công lao và bày tỏ sự thành kính, biết ơn của mình.

Thông thường lễ viếng diễn ra khoảng sau 23 giờ, trước đó mọi người sẽ làm lễ tại đài tưởng niệm rồi mới lễ đền Cô Sáu. Mọi người có thể tự chuẩn bị sẵn đồ lễ hoặc có thể mua ở thị trấn Côn Đảo, vì có rất nhiều người đến lễ nên cần chuẩn sắp lễ trước để khi vào lễ tránh chen lấn xô đẩy.

 

nghi-le-vieng-mo-co-sau-3_1Lễ viếng mộ Cô Sáu luôn được thực hiện một cách chỉn chu và linh thiêng

 

Cần chuẩn bị những nghi lễ gì khi viếng mộ Cô Sáu?

 

Ngoài ra, không chỉ ngày giỗ mới là ngày để tưởng nhớ cô Sáu mà khách du lịch Côn Đảo khi đến nghĩa trang Hàng Dương đều sẽ ghé thăm, viếng mộ Cô Sáu để tỏ lòng thành kính, và gửi gắm những ước muốn tâm linh. Thời điểm viếng mộ Cô đông nhất chính là vào ban đêm. Người ta kháo nhau rằng, đó là thời điểm linh thiêng nhất và sẽ cầu được ước thấy.

Thường sẽ có những lễ vật cần chuẩn bị để tỏ lòng biết ơn và thành kính dâng lên nữ chiến sĩ kiêng trung của dân tộc đó là:

Đồ lễ để viếng mộ Cô Sáu cần 7 món sau:

  • 1 sấp giấy tiền vàng tổng hợp
  • 1 nón lá
  • 1 bộ gương lược
  • 1 chai nước suối
  • 1 sấp các thỏi vàng
  • 1 bó nhang
  • 1 bó hoa cúng màu trắng

Đối với những người cầu kì hơn khi đi lễ họ đặt cả áo dài may đo thật để dâng lên. Khi đặt đồ lễ nên ngửa nón lá lên và đặt tất cả đồ cúng vào trong lòng nón lá rồi đặt lên mộ Cô Sáu.

 

nghi-le-vieng-mo-co-sau-4Những lễ vật cần chuẩn bị khi viếng mộ Cô Sáu

 

Bạn cũng nên chuẩn bị một bài khấn sẵn có thể bao gồm tên tuổi, quê quán, khấn cho ai, mong muốn điều gì,…. Hãy thành tâm khấn trước mộ, sau khi khấn xong cúi 3 lạy để tỏ lòng thành kính với người đã khuất và ra ngoài đốt tiền vàng.

Ngoài ra, nên chuẩn bị thêm đồ cúng khác để cúng các liệt sĩ  trong nghĩa trang: cờ Tổ quốc, khăn rằn, quần áo bộ đội, mũ tai bèo,…để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước.

 

Một số lưu ý khi đến viếng mộ Cô Sáu

Ngoài những kinh nghiệm du lịch Côn Đảo trên thì bạn cũng cần chú ý một số điều sau khi viếng thăm nghĩa trang Hàng Dương nói chung và mộ Cô Sáu nói riêng:

  • Nghĩa trang Hàng Dương và mộ Cô Sáu là nơi linh thiêng nên khi đến đây viếng mộ Cô Sáu bạn cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc và lịch sự.
  • Tránh nói to, nói tục chửi bậy và có cách hành xử văn minh.
  • Giữ gìn vệ sinh khuôn viên, thu dọn đồ sau khi cúng và xếp hàng chờ đến lượt mình tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự, rối loạn trước mộ.

 

nghi-le-vieng-mo-co-sau-5Cần đảm bảo trật tự, giữ gìn sự thanh tịnh cho chốn linh thiêng

 

Ngoài viếng mộ Cô Sáu thì nên thắp nén nhang cho các mộ liệt sĩ khác của nghĩa trang bởi tất cả họ đều là những người đã có công xây dựng cuộc sống tự do hạnh phúc cho đất nước ngày hôm nay.

Đông Nguyễn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn