Có gì thú vị ở nghi lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ, Cao Bằng

Thứ sáu, 30/08/2019, 15:46 GMT+7

Nghi lễ nhảy lửa của người Dao đỏ, Cao Bằng thường tiến hành vào mùa nông nhàn (tháng Chạp, tháng Giêng âm lịch) trong không gian văn hóa làng bản hoặc tại nhà những người đàn ông có điều kiện để làm Lễ cấp sắc. Đây là nghi lễ cầu bình an, sức khỏe cho người dân trong làng.

test

Độc đáo nghi lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ

 

Nghi lễ nhảy lửa

 

nghi-le-nhay-lua-cua-nguoi-dao-do-cao-bang-9Lửa được coi như là một vị thần linh thiêng, lửa giúp mang lại cho đồng bào sự ấm áp

 

Nghi lễ Nhảy lửa của người Dao Đỏ không diễn ra không cố định vào ngày nào trong tháng, nên nếu ai có dịp đến với xã Bình Lãng, Thông Nông, Cao Bằng mà được tham gia vào nghi lễ và ăn những món ăn đặc sản của Cao Bằng thì đó là một điều vô cùng may mắn. 

Theo quan niệm của người Dao Đỏ, lửa được coi như là một vị thần linh thiêng, lửa giúp mang lại cho đồng bào sự ấm áp. Nghi lễ Nhảy lửa diễn ra với ý nghĩa cầu mong thần lửa mang hơi ấm của mình về sưởi ấm dân làng, cho dân làng một năm mới bình yên, “mưa thuận, gió hòa”, muôn nhà khỏe mạnh. Ngoài ra, lễ hội nhảy lửa còn được tổ chức vào các lễ cấp sắc của thầy Tào, lễ trưởng thành cho những thanh niên người Dao Đỏ. Ngoài đồng bào Dao Đỏ thì người Pà Thẻn cũng có lễ hội nhảy lửa, nhưng mỗi lễ hội nhảy lửa đều mang nét độc đáo, chứa đựng yếu tố huyền bí, tâm linh khác nhau.

 

nghi-le-nhay-lua-cua-nguoi-dao-do-cao-bang-13Ngoài đồng bào Dao Đỏ thì người Pà Thẻn cũng có lễ hội nhảy lửa

 

Lễ nhảy lửa được tổ chức trên một khoảng sân rộng. Bài lễ bắt đầu với nhiều thầy cúng, mỗi người đều có nhiệm vụ riêng tại dàn lễ của mình, nhưng có một thầy chính. Số người tham gia lễ nhảy lửa phải là số chẵn và phải từ 4 người trở lên. Điều này đã tạo nên một buổi lễ cầu kỳ, nhiều công đoạn và kéo dài hàng giờ đồng hồ.

Trong phần nghi lễ của người Dao Đỏ nơi đây, vật phẩm được dâng cúng buộc phải có đồ lễ chính như:  rượu, gà luộc, tiền làm bằng giấy bản, đèn hoặc nến...

 

nghi-le-nhay-lua-cua-nguoi-dao-do-cao-bang-4Lễ nhảy lửa được tổ chức trên một khoảng sân rộng

 

Khi tiếng que gõ trở nên liên tục và nhanh hơn cũng chính là lúc Lễ hội nhảy lửa thực sự bắt đầu. Các chàng trai  nhảy vào giữa đống lửa đang cháy rừng rực bằng đôi chân trần. Hết người này đến người khác thay nhau nhảy trên đống than hồng, càng về khuya số người được thần linh tiếp thêm sức mạnh càng đông. Dưới tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng reo hò cổ vũ của khán giả, những chàng trai người Dao Đỏ liên tục nhảy múa trên đống lửa, than hồng bay tứ tung như một màn pháo hoa nhìn vô cùng đẹp mắt. Lễ hội kết thúc khi đống than hồng tắt lịm, chỉ còn lại những đôi chân trần đen nhẻm.

 

nghi-le-nhay-lua-cua-nguoi-dao-do-cao-bang-6Lễ hội kết thúc khi đống than hồng tắt lịm, chỉ còn lại những đôi chân trần đen nhẻm

 

Khoảng hơn một tiếng đầu, các thầy cúng thực hiện các nghi lễ cần thiết bằng việc nhảy quanh đống lửa để gọi các thầy bậc trên về ủng hộ, nhập vào những người tham gia nhảy lửa. Tham gia nghi lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ là những chàng trai khỏe mạnh, đã được thầy cúng rèn luyện có bản lĩnh để nhảy qua than còn hồng. Số lượng người tham gia nhảy lửa bao giờ cũng là số chẵn, tám hoặc mười người. 

Sau khi thầy cúng thực hiện các nghi lễ ban đầu thì cũng là lúc cơ thể của những người tham gia nhảy lửa bắt đầu rung lên. Thời điểm này báo hiệu họ sắp có sức mạnh, sắp có sự dũng cảm để nhảy vào than hồng đang ở độ nóng nhất. 

 

nghi-le-nhay-lua-cua-nguoi-dao-do-cao-bang-2Tham gia nghi lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ là những chàng trai khỏe mạnh

 

Họ bắt đầu bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến ra gần đống lửa. Như được tiếp sức bởi một nguồn năng lượng nào đó, những người đàn ông Dao đỏ với đôi chân trần, trong phút thăng hoa xuất thần họ nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào đống than hồng rực, họ còn dùng tay bốc những hòn than đang cháy phủ trùm lên người.

Theo quan niệm của người Dao Đỏ, thời gian nhảy trên lửa ngắn hay dài phụ thuộc vào sức mạnh của thần linh ban cho họ. Đối với các thiếu nữ người Dao Đỏ, lễ hội là dịp để họ lựa chọn cho mình người bạn đời có sức mạnh, lòng dũng cảm và sự trung thành.

Những người tham gia nhảy lửa khẳng định, chính những thế lực siêu nhiên đã ban tặng cho họ lòng dũng cảm vô biên, sự tự tin và được che chở, bảo vệ… Vì vậy, khi nhảy trên đống than hồng họ không hề có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi.

 

nghi-le-nhay-lua-cua-nguoi-dao-do-cao-bang-3Rất nhiều điệu nhảy có trong nghi lễ

 

Xem thêm chùm tour du lịch Cao Bằng với giá ưu đãi

 

Các điệu nhảy trong nghi lễ

 

Nghi lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ trải qua nhiều nấc bước, trong đó, nội dung chính của nghi lễ nhảy múa và khấn tụng được tổ chức liên tục trong suốt quá trình diễn ra nghi lễ. Vào nghi lễ đầu tiên, mọi người chuẩn bị múa “lạp lì lò sất sảy” (là điệu múa kể về nguồn gốc của lễ nhảy lửa). 

Kế tiếp là điệu múa kiếm hay còn gọi là múa ra binh vào tướng, múa đánh nhau. Người nào cũng cầm kiếm trong tay hoặc dắt kiếm bên người. Trong điệu múa này bao gồm các bước ra kiếm, chạy kiếm, mài kiếm và thu kiếm. 

 

nghi-le-nhay-lua-cua-nguoi-dao-do-cao-bang-15Nghi lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ trải qua nhiều nấc bước

 

Sau đó là điệu múa "chạy cờ”.  Điệu múa này với hàm ý binh lính đã tập luyện xong, các thần kiểm quân, duyệt binh, chỉnh đốn hàng ngũ. Số người tham gia điệu múa này rất đông, người cầm cờ đi trước, người cầm dao, cầm kiếm đi sau. Người ta xếp thành hàng dài, chạy chầm chậm rồi nhanh dần, chạy theo hình chữ “Z” rồi chạy theo vòng tròn theo tiếng trống, chiêng dồn dập, thúc giục. Điệu múa này diễn ra để thể hiện sự hùng dũng, tái hiện lại trang sử hào hùng của tộc người Dao trong quá trình vượt biển.

Tiếp theo là điệu múa “pẻo tộ” (điệu múa rùa hay còn gọi là múa ba ba). Nội dung điệu múa này diễn tả quá trình chuẩn bị, tìm kiếm rùa, đuổi rùa, bắt rùa, thịt rùa… để dâng lên các thần. Múa rùa do trai làng thực hiện dưới sự dẫn dắt của thầy khi được thần thánh nhập vào. Trong các điệu múa đó thì điệu múa rùa đặc trưng, vui nhộn nhất, những động tác múa nhịp nhàng, khỏe khoắn của các chàng trai miêu tả lại việc đuổi  rùa, tìm rùa, bắt rùa, giết rùa. 

 

nghi-le-nhay-lua-cua-nguoi-dao-do-cao-bang-1Nghi lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ mang nét sinh hoạt văn hoá độc đáo

 

Cuối cùng là điệu múa sản xuất diễn tả quá trình lao động của người Dao từ lúc phát nương cho đến lúc thu hoạch với những động tác rất gần gũi trong sản xuất như phát cây, chọc lỗ, tra hạt, gặt, phơi phóng, xay gạo, thổi nấu... Tất cả các động tác này được mọi người múa một cách thuần thục. Điệu múa này thể hiện sự khó nhọc của người dân khi làm ra hạt gạo.

Nghi lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ mang nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, có ý nghĩa giáo dục lòng can đảm, dám đương đầu với mọi khó khăn. Đồng thời chứa đựng niềm tin hướng cộng đồng tới cái thiện và những việc làm tốt cho mình, tốt cho mọi người.

Ảnh: Internet

Oanh Kim (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn