Tu viện Bát Nhã - vẻ đẹp ẩn giấu giữa chốn rừng xanh

Thứ năm, 26/09/2019, 18:06 GMT+7

Nếu đã quá nhàm chán với những điểm check - in nổi tiếng như chùa Linh Quy Pháp Ấn, chùa Di Đà, nhà thờ Thánh Mẫu,... thì tại sao bạn không thử khám phá tu viện Bát Nhã nhỉ?

test

Lịch sử hình thành tu viện Bát Nhã

Tu viện Bát Nhã thuộc thôn 10, xã Damb’ri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Cái tên Bát Nhã là tên phiên âm từ chữ Prajnâ trong tiếng Ấn Độ cổ với ý nghĩa là trí tuệ. Tu viện này được xây trên một ngọn đồi rộng khoảng 25 hecta, xung quanh là những cánh đồng chè mênh mông và có ba thác nước bên dưới. Tất cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng như lạc vào chốn tiên cảnh.

 

Tu viện Bát NhãTu viện Bát Nhã - vẻ đẹp tựa tiên cảnh

 

Tu viện Bát Nhã được thành lập bởi Thượng Tọa Thích Đức Nghi. Về lịch sử lâu dài thì cội nguồn của tu viện đã được khai sinh từ rất lâu rồi. Nhưng phải đến năm 1994 thì tu viện mới được bắt đầu xây dựng và đến năm 2002 thì hoàn thành. Vào năm 2005, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng những tu sinh từ Pháp đã về Việt Nam tu tập và quyên góp gần một triệu đô la Mỹ để mua đất, xây mới thêm nhiều cơ sở vật chất để phát triển tu viện như ngày nay. Tính đến hiện tại, tu viện có khoảng hơn 400 thầy sư, ni cô và tu sĩ đang theo học và sinh hoạt tại đây.

 

Tu viện Bát NhãCheck - in trước khi vào tu viện Bát Nhã

 

Đường đi tới tu viện khá xa, cách thành phố Đà Lạt khoảng 140km. Đầu tiên hãy tìm đường đến thị xã Bảo Lộc thông qua các biển chỉ dẫn trên đường hoặc Google Map. Tiếp đó, từ thị xã Bảo Lộc đi theo hướng về khu du lịch thác Đambri khoảng 15km nữa là bạn sẽ thấy đường vào tu viện ngay bên tay trái. Chỉ cách thác Dambri chỉ 2km nên sau khi tham quan tu viện bạn có thể kết hợp tới khu du lịch Dambri luôn.

 

Tu viện Bát NhãHãy chú ý lối vào tu viện Bát Nhã có một tấm đá lớn rất dễ thấy

 

Khuôn viên của tu viện Bát Nhã

Tu viện có hai cổng vào, lối vào chính đi qua cổng tam quan và một cổng phụ. Cổng tam quan được xây dựng vô cùng bề thế bằng đá với cửa lớn ở chính giữa và hai cổng phụ hai bên. Mái ngói 2 tầng cong vút cổ kính kết hợp với bậc đá rêu phong mang đậm phong cách Á Đông truyền thống. Theo lối cổng phụ, du khách sẽ phải băng qua một rừng thông dịu mát và chiêm ngưỡng tảng đá khắc tên Bát Nhã bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh lẫn tiếng Sanskrit.

 

Tu viện Bát NhãCổng Tam quan - lối vào chính của tu viện

 

Xem thêm các tour du lịch miền Trung tại đây

 

Tu viện Bát Nhã được đặt ở chính giữa khuôn viên rộng, hay còn gọi là chính điện. Tất cả những sinh hoạt hằng ngày như tu tập, giảng đạo, thờ cúng,. đều được diễn ra tại đây. Hai bên là 2 khu sinh hoạt chính: khu Tăng được gọi là Rừng Phương Bối và Khu Ni được gọi là Bếp Lửa Hồng. Toàn bộ đều được bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh ngát. Vào những buổi sớm trên cao nguyên, nơi đây được mây mờ che phủ, hòa quyện cùng những giọt sương đêm còn đọng lại trên lá lấp lánh khiến khung cảnh thêm phần tĩnh lặng, yên bình.

 

Tu viện Bát NhãLối vào phụ bạn sẽ được dạo bước qua một khu rừng thông xanh mát

 

Chính điện được xây dựng theo phong cách chùa chiền truyền thống của Việt Nam với tường gạch sơn vàng, mái ngói cong khắc hình tượng rồng uốn lượn vươn lên trời cao. Hệ thống cột trụ đều được làm bằng gỗ quý thân to và chắc chắn. Ở bậc đá lên điện có đặt tượng ngêu làm cho chính điện càng thêm phần oai nghiêm. 

 

Tu viện Bát NhãChính điện Tu viện Bát Nhã

 

Nằm ngay bên phải chánh điện theo lối dẫn lên đồi thông là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 350cm ngự giữa hòn giả sơn, tay cầm bình tịnh thủy nhỏ đang phổ độ chúng sanh. Gần đó là một tiên đồng đang hầu bên cạnh, bên dưới là hồ nước rộng với những chiếc cầu tạo thành một khu thác suối nhân tạo ngay giữa trung tâm Thiền Viện. Kết hợp cùng với hệ thống cây cảnh xanh mướt và những hòn non bộ xung quanh, đây là điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm Tu viện Bát Nhã.

 

Tu viện Bát NhãTượng Phật Quan Âm giữa khuôn viên rộng lớn

 

Các buổi thiền hành tại đây thường diễn ra vào sáng sớm. Du khách có thể xin tá túc lại chùa một đêm và tham dự buổi thiền để hóa giải mọi muộn phiền, giúp cho tâm an yên hơn. Bên cạnh đó, chầm chậm tham quan một vòng tu viện, hít thở không khí trong lành buổi sớm cũng sẽ đem lại cho du khách những phút giây yên bình tránh xa thành phố khói bụi ồn ào náo nhiệt.

 

Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet


Copyright © 1997-2018 Luhanhvietnam.com.vn