Khám phá lễ hội Tenjin – lễ hội lâu đời và đặc sắc nhất Nhật Bản

Lễ hội tenjin là một trong những lễ hội lâu đời nhất tại Nhật Bản. Tenjin cũng là một trong những lễ hội đặc sắc nhất được tổ chức vào tháng bảy. Với lịch sử lâu đời, tồn tại và lưu truyền hơn 1,000 năm tại xứ sở Phù Tang. Tenjin-Matsuri có nguồn gốc như thế nào? Lễ hội này được tổ chức vào ngày nào? Quá trình diễn ra như thế nào? Ở đâu? Ngày hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

Lễ hội Tenjin với nghi lễ rước thần trên sông
Mùa hè này Nhật Bản có gì mà náo nhiệt thế? Ảnh: tour.dulichvietnam.com.vn

>> Xem thêm: Du lịch Nhật Bản toàn tập

Nguồn gốc của lễ hội Tenjin

Lễ hội Tenjin có tên gọi đầy đủ là Tenjin-Matsuri. Đây là lễ hội thờ vị thần thông thái của Nhật Bản. Người xưa kể lại rằng, vào thời Heian Nhật Bản từng có một nhân vật xuất chúng tên là Sugawara no Michizane. Ông được coi là một nhà thơ xuất sắc, đặc biệt là trong thể loại thơ kanshi. Ông còn là một học giả tài ba, đồng thời là một chính trị gia cừ khôi của Nhật Bản.

Sau khi ông qua đời vào năm 903, người đời đã tôn vinh ông là một vị thần thông thái, học hành. Vì vậy để tưởng nhớ và vinh danh vị học giả lỗi lạc này, người ta đã tổ chức lễ hội Tenjinn-Matsuri.

Lễ hội Tenjin được tổ chức tại đền Tenmangu. Lễ hội diễn ra trong hai ngày 24 và 25 tháng 7. Trong đó ngày 25 là ngày diễn ra những sự kiện đặc sắc nhất của lễ hội.

Quá trình diễn ra vô cùng đặc sắc và không thể bỏ lỡ của Tenjin-Matsuri

Nghi lễ cầu bình an và nghi lễ Hoko-nagashi

Như đã nói lễ hội diễn ra trong hai ngày. Vào sáng sớm ngày 24 tháng 7 hàng năm, tại đền Tenmangu sẽ tổ chức nghi lễ cầu bình an, may mắn và thịnh vượng cho toàn thể người dân. Sau khi cầu bình an, đám rước lễ sẽ cùng nhau rời khỏi đền và tiến về sông Doijma để tiếp tục lễ hội với nghi lễ Hoko-nagashi. Đây là một nghi lễ cầu thần linh phù hộ cho buổi lễ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và tốt đẹp.

Lễ hội Tenjin với nghi lễ rước thần
Mở màn là nghi thức cầu bình an cho dân, và cầu cho lễ hội thuận lợi. Ảnh: dongphuonghoc.org

Hai nghi lễ này là phần lễ quan trọng, để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo của lễ hội trong ngày 25 sau đó. Hai nghi lễ này được tiến hành bởi các tu sĩ thần đạo.

Nghi lễ Rikutogyo

Lịch trình của đoàn diễu hành:

Cổng chính Osaka Tenmangu → Torii-suji →  Đường Oimatsu → Mido-suji → Nakanoshima → Toà nhà hành chính thành phố Osaka → Cầu Nanba → Tenjinbashikitazume

Thời gian: (15:30-18:00) ngày 25

Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 25 tháng bảy hàng năm. Tại đền Tenmangu sẽ diễn ra nghi lễ Rikutogyo. Nghi lễ sẽ có sự tham gia và hộ tống của 3000 người, trang phục của những người này vô cùng lộng lẫy, và đặc sắc. Đoàn người sẽ được chia ra làm 3 nhóm, để rước thần linh ra khỏi đền Tenmangu. Mỗi đoàn sẽ rước những vị thần khác nhau.

Lễ hội Tenjin rước thần
Lễ hội thu hút đông đảo lượng người tham gia. Ảnh: monnhatban.com

Đoàn một, đây là đoàn đi đầu, những người trong đoàn một sẽ cùng nhau khiêng một chiếc kiệu. Trên chiếc kiệu sẽ có 6 người đàn ông ngồi. Những người này trên đầu đội mũ, và sẽ khoác lên mình những bộ trang phục có màu xanh, trắng. 6 người đàn ông này sẽ xếp thành hai hàng và ngồi đối diện nhau.

Trong lúc đoàn di chuyển họ sẽ đánh những điệu trống truyền thống, điều này khiến cho tất cả mọi người trở nên nhiệt huyết và lễ hội trở nên sôi động hơn. Dẫn đầu là Moyooshi Daiko, kế tiếp là Sarutahiko vị thần này có chiếc mũi dài màu đỏ, trong tín ngưỡng thần đạo đây là biểu tượng của sức mạnh và sự thanh tẩy. Sau cùng là nữ quan Uneme, hài nhi Chigo và cô bé hay cậu bé dắt bò thiêng Ushihikidoji.

Lễ hội Tenjin rước thần
Những đoàn người nối tiếp nhau di chuyển. Ảnh: monnhatban.com

Đoàn hai đi đầu là các vị chức sắc của tỉnh và thành phố, họ cưỡi trên lưng ngựa vô cùng oai phong. Theo sau là đoàn người với các kiệu rước sang trọng thời Heian như Haguruma và Horen.

lễ hội Tejin
Đoàn rước kiệu, được dành riêng cho các vị thần. Ảnh: toptendulichnhatban.com

Cuối cùng là đoàn thứ ba, khác với những đoàn còn lại. Đây là đoàn rước kiệu, được dành riêng cho các vị thần như: Thần Tama-Mikoshi và Otori-Mikoshi. Cả ba đoàn cứ nối tiếp nhau như vậy, hòa cùng tiếng trống nhộn nhịp, những trang phục đem đến cảm giác lễ hội riêng biệt. Đoàn người vượt qua các khu phố chính và tiến về cầu Tenman với quãng đường dài khoảng 3km và diễu hành trong 3 giờ để tiếp tục tiến hành nghi lễ Funatogyo.

Nghi lễ diễu hành trên sông – Funatogyo nổi bật với màn bán pháo hoa rực rỡ

Trong lễ hội Tenjin. Đoàn người sau khi đến cầu Tenman, thì họ tiếp tục di chuyển lên những chiếc thuyền đã được chuẩn bị sẵn cho họ trên sông Okawa vào lúc 18 giờ ngày 25 tháng 7 hàng năm. Nghi lễ diễu hành trên sông-Funatoguyo chính thức bắt đầu.

Đoàn diễu hành với trung tâm là thuyền chở những chiếc kiệu Tama-Mikoshi, Otori-Mikoshi, Horen được bao quanh bởi những chiếc thuyền nhỏ và những chiếc thuyền đại diện cho hiệp hội của thành phố cùng tiến từ hạ lưu của sông Okawa hướng về phía thượng nguồn với 2 cột mốc là cầu Tenman và cầu Hisho. Một điều thú vị là giữa những chiếc thuyền uy nghiêm này, sẽ có những chiếc thuyền biểu diễn kịch Noh, múa Kagura, trình diễn trống Taiko.

lễ hội Tejin
Di chuyển đến sông, đoàn sẽ lên thuyền. Ảnh: monnhatban.com

Chính nhờ sự xuất hiện đặc biệt này đã khiến cho bầu không khí náo nhiệt lúc đầu của lễ hội Tenjin càng trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết. Những tiếng trống, những tiếng hò reo vỗ tay, những giai điệu nhộn nhịp, sôi động của kịch nói khiến dòng sông tĩnh lặng nay bỗng hóa tươi vui, như là đang được thức tỉnh và trỗi dậy sau bao ngày ngủ yên. Thế nhưng đến đây vẫn chưa hẳn là hết náo nhiệt.

Vào lúc 19 giờ 30 giữa không gian đang náo nhiệt, một tiếng nổ lớn vang vọng khắp bầu trời, xé toạc không gian ồn ào lúc đầu. Thu hút mọi sự chú ý, tất cả mọi người lúc này đều hướng ánh mắt lên bầu trời đêm ấy. Những tia sáng lung linh đốt sáng cả một vùng trời.

Lễ hội Tenjin với lễ hội rước thần trên sông
Trong quá trình di chuyển màn pháo hoa chiếu sáng cả một vùng trời. Ảnh: monnhatban.com

Màn bán pháo hoa trên sông này, chính là tiết mục khiến mọi người mong chờ nhất, mọi người đều vỡ òa trong những tiếng pháo nổ phì đùng. Mùa hè bỗng trở nên cháy hơn bao giờ hết. Pháo hoa sẽ được bắn từ bên trái và bên phải, trong lúc bắn sẽ có khoảng thời gian nghỉ. Đây chính là khoảnh khác đẹp nhất trong lễ hội Tenjin, người người cùng nhau nói chuyện vui đùa, vừa cùng nhau thưởng thức những món ăn đường phố siêu hấp dẫn. Nghi lễ bắn pháo hoa này như một nghi thức để chào mừng thần linh. Chúng được diễn ra từ 19 giờ 30 đến 21 giờ và có khoảng 4000 phát được bắn lên bầu trời đêm ấy.

Lễ hội Tenjin
Sau màn báo hoa cực cháy, lễ hồi cũng dần đi đến hồi kết. Ảnh: monnhatban.com

Sau màn bán pháo hoa cực cháy trên sông của lễ hội Tenjin, cũng chính là lúc nghi lễ Funatogyo kết thúc. Đoàn người sẽ rước thần linh từ thuyền chở Otori-Mikoshi và đưa về đền Tenmangu. Tuy nhiên lễ hội đến đây vẫn chưa khép lại, sau khi bước vào đền vào lúc sẽ tiếp tục diễn ra nghi lễ đón thần Kangyosai. Nghi lễ kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút trong sự mãn nguyện của mọi người, thần linh và trong sự sôi động nào nhiệt của những tiếng trống truyền thống.

>> Xem thêm:Tìm hiểu kinh nghiệm du lịch Osaka chi tiết cho người đi lần đầu

Lễ hội Tenjin là một trong 3 lễ hội lớn nhất tại Nhật Bản. Mỗi du khách khi hòa mình vào lễ hội này sẽ cảm thấy vô cùng phấn khởi, nhiệt huyết dâng trào. Đặc biệt sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái. Một nghi lễ sôi động như thế này chắc chắn sẽ đốt cháy mùa hè của bạn, ngại gì mà không chốt kèo cùng hội cạ cứng bạn nhỉ. Trên đây là một vài thông tin về lễ hội Tenjin Matsuri, mong rằng bài viết của chúng mình sẽ đem lại những thông tin bổ ích dành cho bạn.

Kim Hậu

  • Lễ hội Nhật Bản
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

Nhật Bản

 Khám phá Hoàng Cung Nhật Bản chi tiết từ A đến Z

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Kyoto mùa hoa anh đào năm 2022

10 Địa điểm du lịch Hokkaido nhất định phải đến 1 lần khi tới Nhật Bản

Cẩm nang du lịch Kyoto mùa xuân nhất định bạn phải biết 

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Nhật Bản tháng 3 chi tiết nhất từ A – Z

Chợ Kuromon: Nhà bếp của thành phố Osaka

Chợ đêm ở Tokyo – Chốn nhộn nhịp giữa lòng Nhật Bản

Chơi gì ở Osaka? Khám phá 5 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Osaka

Du lịch Kyoto: Địa điểm nhất định phải đến tại xứ sở Hoa Anh Đào

Kyoto

5 trung tâm mua sắm tại Tokyo sầm uất và thú vị nhất

Chơi gì ở Tokyo? Gợi ý top 10 địa điểm tham quan thú vị

Chợ đêm ở Tokyo – Chốn nhộn nhịp giữa lòng Nhật Bản

Công viên Ueno – Điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm Tokyo

Sapporo

Bảo tàng bia Sapporo và những điều bạn nên trải nghiệm khi đến đây

Osaka

Chơi gì ở Osaka? Khám phá 5 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Osaka

Chợ Kuromon: Nhà bếp của thành phố Osaka

Công viên Universal Osaka: Kinh nghiệm khám phá từ A-Z

Du lịch Osaka: Khám phá trung tâm thương mại và giải trí của Nhật Bản