Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Vĩnh Phúc

Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc: di chuyển, các điểm tham quan chi tiết

Thứ bảy, 28/10/2023, 11:32 GMT+7

Tây Thiên, một vùng đất tâm linh đẹp và yên bình là điểm du lịch nổi tiếng ở Vĩnh Phúc. Bạn đang có ý định tham quan cảnh đẹp của Tây Thiên, đi lễ cầu may mắn, bình an và tài lộc cho bạn và gia đình; để có thêm kinh nghiệm cho chuyến du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc sắp tới, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

test

Tổng quan về Tây Thiên Vĩnh Phúc

Khu du lịch Tây Thiên nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách đó khoảng 65km. Đây là một quần thể văn hóa du lịch phong phú, tọa lạc giữa rừng nguyên sinh Tam Đảo. Khu di tích danh thắng Tây Thiên bao gồm các di tích lịch sử và văn hóa, là điểm đến hấp dẫn của Phật giáo. Nổi tiếng trong khu vực là ngôi chùa Quốc mẫu linh thiêng.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - khu du lịch Ảnh: @daonhung_03

 

Du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc vào thời điểm nào?

Ngoài khám phá cảnh đẹp thì Tây Thiên cũng là điểm đến tâm linh nổi tiếng. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn thời điểm đến trong các dịp lễ đặc biệt của nhà Phật hoặc tham khảo những khoảng thời gian sau đây:

- Lễ hội Tây Thiên diễn ra vào ngày 15/2 hàng năm theo lịch âm, đây là một trong những lễ hội lớn ở miền Bắc.

- Vào mùa hè, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thường tổ chức các khóa tu dành cho các bạn trẻ quan tâm.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - mùa đẹpẢnh: @faticovn

 

Hướng dẫn đi lại thuận tiện

 

1. Phương tiện đi tới Tây Thiên

- Bằng xe máy:

Từ Hà Nội, đi theo hướng đường Phạm Văn Đồng hoặc đường Vành đai 3 thẳng lên. Sau đó, tiếp tục đi tới cầu Thăng Long. Lưu ý, xe máy không được phép đi trên tầng 2 của cầu, bạn chú ý theo biển chỉ dẫn và đi dưới tầng 1. Sau khi qua cầu Thăng Long, đi thẳng trên đường Nội Bài đến ngã 4 Nam Hồng. Tại đây, rẽ trái theo hướng đi Mê Linh (Phúc Yên). 

Tiếp tục đi thẳng theo đường này và tuân theo biển chỉ dẫn để tiếp tục đi tới Vĩnh Yên. Khi đến đầu vào thành phố, bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn Tây Thiên – Tam Đảo. Cứ đi theo biển chỉ dẫn khoảng 20km nữa, bạn sẽ đến khu danh thắng Tây Thiên.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đi lạiẢnh: @nganha86

 

- Bằng ô tô:

Bạn nên đi theo hướng cầu Nhật Tân và sau đó tới ngã 4 QL2 thì rẽ phải để đi về hướng Vĩnh Yên. Tiếp theo, bạn rẽ vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai và ra khỏi cao tốc ở nút giao IC4 (nút giao QL2B). Quay đầu xe và tiếp tục đi thẳng theo tuyến đường quốc lộ này về hướng đi Tam Đảo. Khi bạn đến chân dốc Tam Đảo, hãy tiếp tục đi thẳng theo biển chỉ dẫn để đến Tây Thiên.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đến tham quanẢnh: @lee.thao.39501789

 

- Bằng phương tiện công cộng:

Đi du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc bằng gì? Xe buýt thời gian di chuyển sẽ có chút lâu hơn (khoảng 2,5 tiếng từ Hà Nội) và bạn cũng sẽ phải trung chuyển giữa các xe khác nhau. Nhưng bạn sẽ không cần lo lắng về việc tìm đường. Để đi bằng xe buýt, bạn có thể bắt xe buýt số 58 và xuống tại điểm dừng Mê Linh Plaza. Tiếp tục bắt xe buýt VP01 của Vĩnh Phúc để đến Bến xe Vĩnh Yên, sau đó chuyển sang tuyến buýt VP07 để đến Tây Thiên.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - phương tiệnẢnh: @vu_binh_an_nhien

 

2. Phương tiện đi lại ở Tây Thiên

- Leo bộ:

Nếu bạn có đủ sức khỏe và thể lực, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn leo lên đỉnh Tây Thiên bằng đường bộ. Quãng đường tổng cộng khoảng 4km, có nhiều đoạn đi qua rừng cây, lội suối, rất mát mẻ và thú vị. Đoạn cuối từ đền Cô lên đền Thượng là khó nhất do dốc cao, nhưng các bước đi còn lại thì không quá khó khăn. Thời gian leo lên đỉnh khoảng từ 2-3 giờ, tùy thuộc vào sự nhanh nhẹn của bạn.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - dạo bộẢnh: @nguyenuyenln

 

- Đi bằng cáp treo:

Đi du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc bằng cáp treo, với phương án này, bạn chỉ mất khoảng 10 phút để đến được Đền Thượng. Từ khu vực Đền Thõng, bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe điện để đến ga cáp treo. Sau khi mua vé tại ga, bạn đi lên tầng 2 để lên cabin. Cabin có thể chứa 6 người và điều chỉnh tự động. Nếu đến trong mùa vắng, bạn sẽ có không gian thoải mái vì không có nhiều người.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - cáp treoẢnh: @_nguyenhaphuongthao_

 

Các điểm du lịch ở Tây Thiên nên đến

 

1. Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên

Thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đặt tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo và cách Hà Nội khoảng 85km về phía Tây. Là 3 trong số những Thiền viện Trúc Lâm ở Việt Nam quy mô nhất cùng với Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt và Yên Tử. Nằm ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (bao gồm chùa Tây Thiên, đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, đền Cô, đền Cậu, đền Thõng, Thác Bạc).

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - Thiền viện Trúc Lâm Tây ThiênẢnh: @_phamhaily_

 

Thiền viện Tây Thiên đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam cả về quy mô và chất lượng, cũng như thúc đẩy giao lưu với các giáo phái Phật giáo khác trên thế giới. Hệ thống Thiền viện Trúc Lâm ở khu vực Tây Thiên bao gồm: Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chùa tăng) và Thiền viện Trúc Lâm An Tâm (chùa ni). 

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - Thiền viện Trúc Lâm Tây ThiênẢnh: @der_marc_b

 

2. Đại bảo tháp Mandala

Công trình kiến trúc Kim Cương Thừa truyền thống đầu tiên tại Việt Nam. Nó được thiết kế và xây dựng dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - tu sĩ Phật giáo, theo lời dạy của Phật trong kinh điển về việc thiết kế Vũ trụ đại Mandala. Việc xây dựng đã được khởi công từ ngày 16/3/2011. Tháp có chiều cao 29m và diện tích mặt sàn tổng cộng hơn 1.500m². 

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đại bảo tháp MandalaẢnh: @iuammee

 

Du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc khám phá thiết kế bảo tháp với một tầng âm thoáng rộng, chân đế có đường kính 60m, gồm 3 tầng với các hình dáng khác nhau, biểu trưng cho 6 yếu tố hình thành vũ trụ và sự sống theo gọi là Lục đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không và Thức. Các phần của tháp tượng trưng cho Thân, Khẩu và Ý giác ngộ của Đức Phật. 

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đại bảo tháp MandalaẢnh: @jaydenchu091189

 

Tầng thứ hai của tháp được dành riêng cho du khách tham quan và cầu nguyện. Tầng này được trang trí bằng một cây truyền thừa với hơn một trăm chư Phật và Bồ Tát được đặt trên các cành nhánh của cây. Dưới gốc cây có một tượng Ngũ Trí Phật cao 2m, hướng ra 5 phương theo phong cách của Kim Cương Thừa. Những tượng Phật này được thiết kế và đúc bằng đồng vàng nguyên chất, đầy uyển chuyển và tinh xảo. 

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đại bảo tháp MandalaẢnh: @chichuoiii

 

Lan can của tầng 2 có gắn nhiều Kim luân chuyển chú, để giúp các phật tử hoàn thành và đạt được mọi tâm nguyện. Trên tầng thượng có bốn tháp nhỏ cao 7m, nằm ở bốn phương, được thiết kế theo mẫu tháp Bồ Đề Đạo tràng Ấn Độ. Xung quanh địa điểm du lịch Tam Đảo này là tám am nhỏ thờ Tứ Trí Phật. Tiếp đó là 13 tầng thu nhỏ của đỉnh Tháp, tượng trưng cho 13 quả vị viên mãn của con đường thành tựu chính đẳng, chính giác.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đại bảo tháp MandalaẢnh: @alicias_nguyen

 

3. Đền Thõng

Đền Thõng là cánh cổng đưa chúng ta trở về với Mẫu, một quần thể kiến trúc cổ kết hợp với cảnh quan thiên nhiên của núi rừng. Ngắm nhìn Cây Đa Chín Cội ngay sân đền, tồn tại hàng trăm năm và mang ý nghĩa linh thiêng, làm nổi bật vẻ đẹp của danh thắng này. Tại đây, có bảng đá cổ được bảo tồn nguyên vẹn, ghi chú "Tam Đảo Linh Sơn" như một minh chứng lịch sử - văn hóa, xác nhận sự quan tâm và trọng trách của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đền ThõngẢnh: @danh thắng Tây Thiên

 

4. Thác Bạc 

Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc, trên nền xanh thẫm của rừng già, có một dải lụa trắng mềm mại nổi bật, kéo dài liên tục chính là Thác Bạc. Thác này cao rộng trắng xóa, đúng như tên gọi của nó và nổi bật hơn cả những ngọn thác ở Sapa hay suối chạy dọc thị trấn Tam Đảo. Trong mùa khô, những người trẻ khỏe có thể từ bờ suối này vượt sang bên kia để leo lên đỉnh thác.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - thác BạcẢnh: @t.linh92

 

5. Đền Cậu Tây Thiên

Theo lời kể của bà con, đền Cậu nằm ở khe Trường Sinh, nơi có một bát hương và một hòn đá. Có câu chuyện rằng, Cậu ngự trên đây, tụ tập và nuôi quân trước khi đưa quân lên Mẫu. Đền đã được quản lý và tu sửa lại vào năm 1993 bởi sự đóng góp của nhiều người. Đây chắc chắn là điểm bắt đầu tuyệt vời nhất để khám phá về Mẫu khi đến với Khu di tích Tây Thiên.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đền CậuẢnh: @vanhoatamlinh

 

6. Đền Cô Bé

Nằm cách đền Cậu khoảng 2km, gần thác Bạc, bên dòng Giải Oan. Đi du lịch Vĩnh Phúc, đây là nơi có thể rũ bỏ áp lực cuộc sống và nhẹ nhàng tiến bước vào vùng đất thánh thiện. Đền Cô có tuổi đời khá lâu và hiện đang được thờ phụng Cô Bé. Theo truyền thuyết, Cô Bé là một linh hồn trời đã giúp mọi người và đất nước.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đền Cô BéẢnh: @kevilduymanh

 

Khung cảnh ở đây rất thanh bình, trong lành và yên tĩnh, với cảnh quan xanh tươi tốt và khí hậu mát mẻ quanh năm. Suối Giải Oan và giếng nước cổ gần chân đền tạo ra một không gian tĩnh lặng và thanh nhã cho địa điểm này. Nếu bạn mang nước từ đó về, rồi dâng lên cùng lễ vật và uống, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn nhẹ nhõm, thanh thản và yên tâm đến mức khó tin.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đền Cô BéẢnh: @lehuong.017

 

7. Ni cô Tịnh thất

Đây là nơi tu hành của các phái Mật tông Tây Tạng. Bạn sẽ trải nghiệm sự thần bí của thiên nhiên với tiếng suối chảy êm đềm, rừng sâu u tịch và không gian yên bình. Du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc, chìm đắm và kéo dài trong âm điệu của các dụng cụ và tiếng đọc kinh của ni cô, bạn thực sự có thể cảm nhận được sự bình an.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - Ni cô Tịnh ThấtẢnh: @m5nh

 

8. Chùa Tây Thiên Phù Nghì

Ngôi chùa cổ nhất và có diện tích rộng nhất tại vùng Tây Thiên. Toạ lạc trên đỉnh núi với không khí linh thiêng, hai bên có cánh cửa Kiếm và Kỷ, đây là địa điểm tràn đầy năng lượng linh thiêng để che trở và bảo vệ cho cả đất nước. Nhưng hiện nay, sau nhiều biến động lịch sử và sự thay đổi của thời gian, ngôi chùa đã hoàn toàn sụp đổ chỉ còn mảnh vỡ và bốn bức tường phẳng phiu. Vì những biến đổi này, người dân địa phương gọi chùa cổ Phù Nghì là chùa Nát.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - chùa Tây Thiên Phù NghìẢnh: @danh thắng Tây Thiên

 

9. Khu vực Đền Thượng

- Đền Thượng Tây Thiên:

Một trong các ngôi chùa ở Vĩnh Phúc nổi tiếng, thờ vị thần chủ và nữ chúa của vùng đất Tam Đảo. Theo dân gian, bà được cho là sinh ra từ khí thiêng của ngọn Tam Đảo. Bà đã đồng duyên với Hùng Chiêu Vương thứ 7, có công giúp vua dẹp giặc, mở rộng lãnh thổ và chỉ dẫn dân chúng về việc trồng lúa. Vì những thành tựu này, bà được phong là "Tam Đảo Sơn Trụ Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần" và được gọi là Quốc Mẫu Tây Thiên.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đền Thượng Ảnh: @ong_be

 

- Chùa Tây Thiên:

Ngôi chùa cổ đã được thay thế bằng một ngôi chùa mới, chỉ còn lại một ngôi tam quan cổ đẹp mắt, cùng bức hoành phi ghi tên chùa là "Tây Thiên thiền tự". Tam quan này theo kiểu tam sơn, kết hợp cả yếu tố Phật và Nho. Nó tương tự với kiểu dáng của tam quan chùa Kim Liên ở Nghi Tàm nhưng nhỏ nhắn và đơn giản hơn, chủ yếu được làm bằng gỗ với dấu ấn nghệ thuật từ thế kỷ XIX.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - chùa Tây ThiênẢnh: @chuaviettoancau

 

- Đền Cô Chín Tây Thiên:

Địa điểm du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc này nằm trên đỉnh ngọn núi, cùng với: Chùa Thượng, Đền Thượng, Đền Mẫu Địa, Đền Thần Núi và Miếu Sơn Thần tạo thành một quần thể tâm linh đặc sắc trong khu rừng già nguyên sinh. Đây là một địa danh thiêng liêng mang nét đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi non và sông suối. Đền được xây dựng gần đây khi chính quyền quyết định mở rộng khu du lịch tâm linh này.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - đền Cô ChínẢnh: @Pinterest

 

- Bàn cờ Tiên:

Ngôi đền có kiến trúc lớn, được xây dựng từ khối đá dài, nằm tách biệt khỏi các dạng đá khác trong khu vực. Mũi của tảng đá hướng về đồng bằng và trên đỉnh của khối đá có một bàn cờ được khắc rõ nét. Nguyên do và lúc nào đã có bàn cờ này không ai biết chính xác. Theo truyền thuyết, có nhiều lần người ta thấy các vị tiên từ trên trời xuống đánh cờ tại đây, từ đó được gọi là Bàn Cờ Tiên hoặc Đá Bàn Cờ.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - bàn cờ tiênẢnh: @dulichvinhphuc

 

- Thanh Sơn Linh Từ:

Tương truyền rằng, thời Trần Nhân Tông (1279 - 1293) thần âm phù đã giúp thành công cuộc cầu đảo và vì điều này vua đã phong tước cho thần và gọi là "Thanh Sơn Đại Vương". Sau này, thời Lê Sơ, vào niên hiệu Thái Hoà thứ 8 (1450), vua Nhân Tông sai đại thần Lê Khắc Phục lên để thờ thần. Ông đã để lại một tấm bia khắc trên tường đá ghi lại sự kiện này (cách đền khoảng gần 700m theo con đường nhỏ).

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - Thanh Sơn Linh TừẢnh: @beeng1102

 

>>Xem thêm: Combo Tam Đảo Vĩnh Phúc giá rẻ

 

Giá vé tham quan và dịch vụ ở Tây Thiên

- Giá vé gửi xe máy: 10.000đ/xe.

- Giá vé gửi ô tô: 35.000đ/xe.

- Giá vé xe điện 2 chiều: 40.000đ.

- Giá vé cáp treo: 

  • 240.000đ khứ hồi; 150.000đ/1 chiều (dành cho người lớn) 
  • 160.000đ khứ hồi; 100.000đ/1 chiều (dành cho trẻ em)


Đi du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc ăn gì?

Những món ngon ở Tây Thiên và Vĩnh Phúc nói chung đều là đặc sản được nhiều du khách yêu thích như:

- Ngọn su su: thường được chế biến thành nhiều món như: nấu canh, xào, nộm,... Nó có vị ngọt tự nhiên, chất xơ cao, rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn chưa từng thử món ngọn su su tam đảo, hãy tìm hiểu và thưởng thức để khám phá hương vị độc đáo và thú vị của nó.

- Lợn mán: ở tây thiên vĩnh phúc là một loại lợn nổi tiếng và được đánh giá cao về chất lượng thịt. Thịt thơm ngon, ít mỡ là điểm đặc biệt so với các loại lợn khác. Thịt có vị ngọt và thơm, thích hợp cho nhiều món ăn. Vì có nguồn gốc rõ ràng, nên thường được ưa chuộng làm nguyên liệu cho các món ăn ngon và đặc sản như: lợn hấp, lợn nướng hay giả cầy.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - lợn mánẢnh: @dacsantamdao

 

- Gà đồi: được biết đến là một món ăn ngon và đặc sản Vĩnh Phúc nổi tiếng. Gà đồi Tây Thiên thường được nuôi tự nhiên, không sử dụng các chất tăng trưởng hoặc thuốc kháng sinh. Điều này giúp cho thịt gà tươi ngon và bổ dưỡng hơn. Gà đồi Tây Thiên có thể được chế biến theo nhiều món khác nhau như: gà nướng, gà luộc, gà hấp, gà xào,... 

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - ăn uốngẢnh: @lua296

 

Đến Tây Thiên ở đâu? 

Nhiều du khách thường lựa chọn tham quan Tây Thiên trong vòng 1 ngày mà không nghỉ lại. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chuyến tham quan Tây Thiên kéo dài hơn và cùng thời điểm ghé thăm Tam Đảo, có thể chọn nghỉ tại các homestay, nhà nghỉ hoặc khách sạn. Dưới đây là một số địa chỉ lưu trú phổ biến, giá cả hợp lý và được nhiều du khách yêu thích:

- Chillout Village Tam Đảo

- Biệt thự hoa hồng - Roses Villa

- Nhà nghỉ Dung Thắng

- Le Vent Homestay Tam Dao

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - lưu trúẢnh: @quynh_pinkk

 

Khám phá Tây Thiên cần lưu ý gì?

- Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc, khi đi vào mùa hè, hãy chuẩn bị áo dài tay, mũ rộng và mang đủ nước cần thiết. Ngoài ra, nếu đi vào thời gian trưa, bạn nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ để mang theo.

- Nếu bạn tự lái xe cá nhân, đoạn đầu Trung tâm lễ hội Tây Thiên không rẽ vào đó mà hãy tiếp tục đi thẳng sâu vào chân núi để không phải đi bộ lâu.

- Nếu bạn quyết định leo bộ lên Tây Thiên, hãy nhớ chuẩn bị sẵn dép (hoặc thuê ở chân núi) vì khi leo, bạn sẽ phải vượt qua nhiều đoạn suối và giày dễ ướt. 

- Trước khi đi đến Tây Thiên, hãy cân nhắc một số yếu tố. Đầu tiên, hãy kiểm tra thời tiết và thời điểm phù hợp để đi. Ngoài ra, hãy chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng cá nhân, cũng như kiểm tra thông tin về việc di chuyển và lưu trú trong khu vực.

- Cuối cùng, hãy đảm bảo tuân thủ các quy định và quy tắc du lịch trong khu vực để bảo vệ môi trường và duy trì sự an toàn cho mọi người.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - lưu ý Ảnh: @lunvitanh_05

 

Lịch trình du lịch Tây Thiên gợi ý 

 

Ngày 1: Hà Nội - Tây Thiên - Tam Đảo

- Sáng: từ Hà Nội, bạn có thể xuất phát sớm để đến du lịch Tây Thiên. Sau khoảng 2 tiếng, bạn sẽ đến chùa Tây Thiên. Muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua vé cáp treo lên đỉnh. Nếu có đủ thời gian, bạn cũng có thể leo núi để đến chùa và mang theo đồ ăn để ăn dọc đường.

- Buổi chiều: thăm Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên. Thời gian ở đây khoảng 1 tiếng, thích hợp cho việc tham quan. Nếu bạn quan tâm đến Phật Giáo và Thiền Tông, hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm. Từ Tây Thiên, bạn có thể lái xe thẳng lên Tam Đảo để nghỉ ngơi. Buổi tối, bạn lang thang xung quanh thị trấn và thưởng thức đồ nướng trong tiết trời se lạnh của Tam Đảo.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - lịch trìnhẢnh: @famous_ninhbeo

 

Ngày 2: Tam Đảo - Hà Nội

- Sáng: khi thức dậy, bạn có thể cân nhắc ghé qua Quán Gió hoặc lên Cổng Trời để thưởng thức một tách cà phê trong khi ngắm nhìn cảnh đẹp. Sau đó, bạn có thể tiếp tục ghé qua Thác Bạc và Nhà thờ đá. Nếu bạn muốn tham gia hoạt động vận động, có thể leo lên Tháp truyền hình hoặc thăm đền Bà Chúa Thượng Ngàn. 

- Vào buổi trưa: hãy dành thời gian ăn trưa và trả phòng khách sạn trước khi xuất phát trở về Hà Nội.

 

du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc - lịch trìnhẢnh: @meow_266

Tây Thiên là một điểm du lịch nổi tiếng, nếu bạn thích khám phá thiên nhiên hoang sơ và muốn trốn khỏi thành phố ồn ào, du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc hứa hẹn sẽ là một điểm đến thú vị mà bạn không thể bỏ qua.

 

Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)