Banner Voucher KS cả nước
Guidebook

Khám phá tết người Mông với những hoạt động văn hóa truyền thống độc đáo 

Thứ sáu, 19/01/2024, 10:00 GMT+7

Tết người Mông thường diễn ra sớm hơn 1 tháng so với Tết truyền thống của người Kinh, với nhiều hoạt động lễ hội vui nhộn và đậm đà bản sắc dân tộc.

test

Tết người Mông có gì đặc biệt?

Tết người Mông thường diễn ra trước Tết của người Kinh khoảng 1 tháng, bắt đầu từ những ngày cuối tháng 11 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm mà đồng bào người Mông ở các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Sơn La, Lào Cai,… bắt đầu chuẩn bị các hoạt động trong ngoài để đón năm mới. 
 

Tết người Mông diễn ra khi nào?Tết người Mông diễn ra trước tết người Kinh khoảng 1 tháng. Ảnh: Báo Dân Tộc và Phát Triển 


Người Mông ăn Tết vào 3 ngày đầu tháng chạp nhưng cũng chuẩn bị Tết trước đó cả tháng như người Kinh. Từ những ngày đầu tháng 11, khắp các làng trên bản dưới đã tràn ngập không khí mùa xuân về. Người người, nhà nhà đều rộn ràng háo hức đón mừng một năm mới thật bình an, may mắn. 
 

Tết người Mông trong bao nhiêu ngày?Người Mông cũng ăn Tết 3 ngày như người Kinh, họ cũng chuẩn bị trước Tết vài tuần. Ảnh: PYS Travel 


Vào đêm giao thừa, các gia đình người Mông sẽ quây quần bên nhau cũng ăn mâm cơm đón mừng năm mới. Cũng như người Kinh, Tết người Mông là dịp để họ trao nhau những lời chúc sức khỏe, may mắn và an lành, chúc một năm mới làm ăn phát đạt và mùa màng bội thu. 
 

Tết người Mông với những truyền thống độc đáo và đặc sắcCó dịp đi Tây Bắc vào Tết người Mông, du khách được tham gia vào những hoạt động đón Tết thú vị. Ảnh: Báo Đắk Lắk 


Người Mông vốn dĩ sinh sống bằng nghề nông là chính. Do đó các nông cụ sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với họ. Vào dịp Tết, người Mông thường “phong” các dụng cụ này lại, ví dụ tháo cối xay ngô ra, cất các đồ đạc làm đồng áng, … đồng thời dán giấy bản lên. Cuối cùng họ còn làm lễ với rượu, bánh ngô và thịt gà. 
 

Tết người Mông có ý nghĩa quan trọng với đồng bào dân tộc Mông nơi đâyMùa xuân về trên các bản làng người Mông. Ảnh: Reatimes 


Vào thời điểm diễn ra Tết người Mông, người đàn ông sẽ là người dậy sớm trong gia đình để làm những công việc nhà như nấu cơm, cho trâu bò lợn gà ăn. Bởi theo truyền thống của người Mông, đàn ông là trụ cột gia đình nên phải có trách nhiệm gánh vác các việc lớn nhỏ trong nhà. Sau đó, phụ nữ mới đảm nhận những công việc nhỏ khác, chuẩn bị cho một năm mới.
 

>>Xem thêm: Thú vị với những phong tục đón Tết của các dân tộc miền núi phía Bắc


Người Mông ăn gì trong dịp Tết?

Đồng bào dân tộc Mông nấu rất nhiều món ngon để ăn vào dịp Tết. Trong đó, món bánh dày là bánh truyền thống mà người Mông dùng để cúng lên trời đất, tổ tiên, sau đó mới thưởng thức, tương tự như bánh tét – bánh chưng của người Kinh. Loại bánh này có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời – hai hành tinh vốn sinh ra vạn vật trên trái đất theo quan niệm của người Mông.
 

Tết người Mông ăn món gì?Người Mông xanh làm bánh dày đón Tết. Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam 


Vào những ngày Tết, tùy vào thành viên trong gia đình và khách đến chơi nhà mà người Mông sẽ mổ gà hoặc mổ lợn để làm mâm cơm ngon thưởng thức, kết hợp chiêu đãi khách. Ngoài ra, trong bữa cơm ngày Tết của người Mông còn có mèn mén, lòng lợn hấp, đậu phụ, thịt nướng,… được chế biến công phu, hấp dẫn. 
 

Tết người Mông có đủ các món ăn truyền thốngNgười Mông quan niệm bánh dày tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Ảnh: Báo Dân Tộc và Phát Triển 


Trong 3 ngày Tết, gia đình người Mông nào cũng chỉ ăn thịt vì quan niệm rằng sẽ mang lệ may mắn. Họ kiêng ăn canh và các món rau trong suốt những ngày này. Thông thường, các món thịt gà và thịt lợn là phổ biến nhất. Ngoài ra, người Mông cũng không ăn cơm vì cho rằng ăn cơm sẽ gặp mưa khi đi nương trong năm mới. 
 

Tết người Mông còn ăn mèn ménNgười Mông còn thưởng thức món mèn mén vào dịp Tết. Ảnh: Văn hóa giáo dục 


Các món ăn ngày Tết cũng là những món ngon của người Mông được du khách yêu thích. Về các bản làng du lịch cộng đồng của người Mông, bạn có thể thưởng thức những món ăn này. Tuy nhiên nếu may mắn du lịch các tỉnh Tây Bắc đúng vào dịp Tết, bạn sẽ càng cảm nhận rõ hơn các món ngon được chế biến công phu của đồng bào người Mông. 
 

>>Xem thêm: Gợi ý tour du lịch miền Bắc khuyến mãi


Những hoạt động phổ biến trong dịp Tết người Mông 

Tết người Mông không chỉ có ăn uống hay cúng bái mà còn có nhiều lễ hội được tổ chức. Một trong số đó là lễ hội Gầu Tào được tổ chức nhằm mục đích cầu phúc, tạ ơn tổ tiên và cầu mong năm mới chăn nuôi thuận lợi, mùa màng tốt tươi và con cháu được bình an, mạnh khỏe. 
 

Tết người Mông với nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫnVào 3 ngày Tết, người Mông tổ chức nhiều hoạt động đón xuân. Ảnh: Phụ nữ Online 


Với người Mông, đây được xem là lễ hội lớn nhất trong năm. Hình thức sinh hoạt tín ngưỡng này có phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách khắp nơi tham gia. Tùy địa phương mà lễ hội này do Ủy ban nhân dân hay một làng, một hộ gia đình,… đứng ra tổ chức. 
 

Tết người Mông thu hút nhiều du khách Khách du lịch trải nghiệm Tết người Mông. Ảnh: @quynhnhupham_q


Ngoài lễ Gầu Tào, người Mông còn có nhiều hoạt động chơi Tết như diện quần áo đẹp du xuân. Trong sắc hoa rực rỡ sắc màu của ngày đầu năm mới, những chàng trai cô gái người Mông diện váy áo đẹp tuyệt tung tăng trên đường, nô đùa trong những vườn hoa để tận hưởng không khí mùa xuân đang tràn ngập khắp không gian. 
 

Dịp Tết người Mông thường mặc trang phục đẹp du xuânNgười Mông diện váy áo đẹp và rực rỡ sắc màu đi du xuân. Ảnh: VOV 


Có dịp du lịch Tây Bắc đúng dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào một bầu không khí lễ hội vùng cao thật độc đáo và khác biệt. Cũng là ăn Tết nhưng Tết của đồng bào dân tộc Mông mang những bản sắc riêng, có nhiều điều mới mẻ và khác hẳn Tết cổ truyền của người miền xuôi. 
 

Tết người Mông với rất nhiều bản sắc văn hóa tốt đẹp được gìn giữNếu có dịp, bạn hãy một lần trải nghiệm Tết của người Mông để hiểu thêm về bản sắc văn hóa của dân tộc này. Ảnh: storage-vnportal


Với du khách thập phương, Tết người Mông mang đậm đà giá trị văn hóa truyền thống được cư dân bản địa gìn giữ từ đời này qua đời khác. Nếu được trực tiếp trải nghiệm, bạn sẽ càng hiểu rõ hơn về sự đa dạng của văn hóa Việt Nam, văn hóa riêng của từng dân tộc trên bản đồ chữ S.  
 

Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet 

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)