Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Kiên Giang

Tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên ở Kiên Giang

Thứ sáu, 23/06/2023, 08:02 GMT+7

Tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên du khách sẽ được tận mắt chứng kiến một trong những nhà tù khét tiếng tại Kiên Giang. Cùng tìm hiểu cảnh tra tấn tàn bạo của chế độ thực dân và lòng tự hào về tinh thần đấu tranh hào hùng của dân tộc ta.

test

Địa chỉ nhà tù Hà Tiên ở đâu Kiên Giang? 

Di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên tọa lạc ở cuối con đường Mạc Công Du, thuộc thị xã Hà Tiên, Kiên Giang. Nhà tù này từng có tên gọi là Khám Hà Tiên do Pháp xây dựng vào năm 1897. Nhà tù Hà Tiên là chứng nhân lịch sử về tội ác của chế độ thực dân đối với quân dân ta. 

Vào ngày 5/9/1989 nhà tù Hà Tiên được công nhận là di tích lịch sử, chứng kiến những biến động đầy thăng trầm của lịch sử. Nhà tù là nơi giam cầm và tra tấn dã man những người yêu nước của dân tộc. Đồng thời nhà tù Hà Tiên cũng là nơi ra đời chi bộ Đảng Cộng sản tại Nam Bộ vào năm 1930. 


di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên thu hút du khách tham quanNhà tù Hà Tiên là điểm đến thu hút du khách tham quan ở Kiên Giang. Ảnh: taucaotoc


Cách di chuyển tới nhà tù Hà Tiên ở Kiên Giang 

Di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên Kiên Giang cách trung tâm thị xã Hà Tiên chỉ 1,3km, rất thuận tiện cho việc đi lại. Thuận tiện nhất là đi theo tuyến đường Phạm Văn Ký và Mạc Thiên Tích khoảng 3 - 5 phút là tới. Nếu không biết đường đi bạn có thể dễ dàng tra cứu trên Google Maps. 

Nếu không thông thạo đường xá đi lại, bạn có thể thuê taxi hoặc xe ôm di chuyển tới nhà tù tham quan. Trong trường hợp đi xe máy bạn có thể gửi xe tại cổng và tham quan. 


cách di chuyển tới di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên Cách di chuyển tới nhà tù Hà Tiên ở Kiên Giang. Ảnh: Google Maps


Lịch sử di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên   

Khi tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên, du khách cũng nên dành thời gian để tìm hiểu đôi nét về lịch sử của nhà tù khét tiếng này. Thời gian đầu xây dựng nhà tù được xây với hàng rào thấp bằng cây. Tới khi số lượng tù nhân đông thực dân Pháp đã cho xây dựng kiên cố bằng sắt kiên cố để tránh tù nhân vượt ngục. Nhà tù Hà Tiên được xây vào năm 1897 giam giữ tù nhân, nơi đây không chỉ tra tấn mà còn bắt tù nhân lao động vất vả. Vào tháng 5/1930 nhà tù nhận tiếp nhận thêm nhiều tù nhân chính trị và thành lập chi bộ Cộng sản do Nguyễn Chánh Nhì làm bí thư.      


tìm hiểu di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên Nhà tù Hà Tiên do thực dân Pháp xây dựng. Ảnh: toquoc

Tới giữa năm 1930 nhà tù tổ chức cuộc đấu tranh do tù nhân, tất cả đòi giảm giờ lao động, tuyệt thực, đòi thay đổi chế độ ăn uống... Sau đó đội tự vệ của nhà tù thành lập và lấy dụng cụ đối phó với cai ngục. Mặc dù cuộc đấu tranh bị đàn áp, nhưng đã gây tiếng vang lớn và là tiền đề quan trọng cho cuộc đấu tranh sau này. 


tìm hiểu di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên Nhà tù Hà Tiên là điểm đến thu hút du khách tham quan. Ảnh: thuthachviet


Tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên 

Tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên du khách sẽ được ngắm nhìn tổng thể nhà tù hình chữ nhân dài 30m và rộng 25m. Trong nhà tù có 3 dãy phòng giam kiên cố với song sắt, kín đáo và không có cửa sổ. Đặc biệt, xung quanh nhà tù được bao quanh với những bức tường bằng đá cao và dày, cùng với 4 tháp canh. 


Tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên Kiến trúc bên ngoài cổng của nhà tù Hà Tiên. Ảnh: khamphadisan


Từ cổng chính của nhà tù tới khu biệt giam dài khoảng 8m, với bờ rào ba mặt và cách nhà giam khoảng 3m. Ba dãy nhà giam và nhà bếp ở sau nhà tù có hình chữ nhật. Cùng với tường được xây bằng gạch tàu, gạch ốp đá và mái ngói. Khi di chuyển từ cổng nhà tù vào du khách sẽ thấy một dãy nhà chắn ngang để trống. Bên trái nhà tù là phòng của quân lính canh giác và cũng là nơi làm việc của quản ngục. Bên phải là phòng giam giữ tù nhân nhưng không có cửa sổ.
 

Tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên Khu vực tường bao quanh kiên cố của nhà tù Hà Tiên. Ảnh: taucaotoc


Di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên Kiên Giang từ sau khi xây dựng cho tới khi Pháp bị đảo chính, nơi đây giam giữ tù nhân trong thời gian kéo dài tới hàng 5 năm. Nhà tù giam giữ những người nổi tiếng trong bộ máy chính trị như: Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, Nguyễn Hoà Hiệp, Trần Văn Trương…
 

Tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên Tham quan từng hạng mục tại nhà thờ Hà Tiên. Ảnh: visuhahotel


Trong thời gian giam giữ thực dân Pháp đã thực hiện những hình thức tra tấn dã man như: Kẹp điện vào mang tai ở cổ, tra điện, kẹp điện tại cổ chân, cổ tay… sau đó chúng đợi khi điện giật rồi dội nước lạnh. Ngoài ra, trong nhà tù còn có phòng hỏi cung được xây dựng để uy hiếp, tra cung và đánh đập tù nhân. Bên cạnh tra tấn tù nhân, thực dân còn bắt lao động, lấn biển, đào đất, đổ phân… Mặc dù lao động khổ sai nhưng tù nhân lại bị ngược đãi cùng kiệt, mỗi phần cơm chỉ có rất ít ăn kèm với bí rợ và cá ươn thối.
 

Tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên Cận cảnh khu giam giữ tù nhân tại nhà tù Hà Tiên. Ảnh: kienthuc

Tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên Khu biệt giam tù nhân tại nhà tù Hà Tiên. Ảnh: sosanhnha

 

>>Xem thêm: Chùm tour du lịch Phú Quốc giá tốt


Những lưu ý khi tham quan nhà tù Hà Tiên 

Với những lưu ý dưới đây sẽ giúp du khách tham quan nhà tù Hà Tiên nhiều trải nghiệm nhất: 

- Nhà tù mở cửa tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ Tết. 

- Khi tham quan nhà tù du khách nên chú ý ăn mặc gọn gàng, lịch sự và kín đáo. 

- Không nên tự ý chạm vào hiện vật trong nhà tù. 

- Nếu muốn quay phim và chụp hình tại nhà tù, nên hỏi trước ban quản lý. 

- Sau khi tham quan du khách có thể di chuyển về trung tâm thị xã Hà Tiên ăn uống, nghỉ ngơi. 

- Nếu có thời gian du khách có thể kết hợp tham quan những địa điểm nổi tiếng khác ở Hà Tiên như: Chùa Tam Bảo, chùa Phật Đà... 

Tham quan di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên ở Kiên Giang du khách sẽ được “sống lại” những năm tháng hào hùng của lịch sử dân tộc. Cùng tái hiện lại cảnh tra tấn dã man của quân giặc và thấy được tinh thần yêu nước dũng cảm của quân dân ta. Vì vậy khi có dịp du lịch Hà Tiên du khách hãy một lần tham quan và tìm hiểu về nhà tù khét tiếng này nhé. 

 

Phương Nga (tổng hợp) -  luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)