Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết

Thứ năm, 27/01/2022, 08:13 GMT+7

Nhu cầu nhập cảnh New Zealand ngày càng gia tăng với nhiều mục đích như du học, du lịch, lao động hay thăm thân. Tùy theo mục đích nhập cảnh khác nhau mà bạn cần chọn loại visa phù hợp. Bài viết sau sẽ chỉ ra các loại visa New Zealand phổ biến bạn nên biết. 

Khái quát về visa New Zealand 

Visa New Zealand còn được gọi là thị thực nhập cảnh. Loại giấy tờ này cho phép một người Việt Nam có thể đến, học tập, làm việc, vui chơi và đi lại trên lãnh thổ New Zealand mà không gặp bất kì cản trở nào về mặt pháp lý.

Các loại visa New Zealand phổ biến đều có thời hạn nhất định, chỉ là dài hay ngắn, kéo dài vài ngày, vài tháng hay vài năm, kể cả là định cư thì cũng đều có thời hạn nhất định. Hết thời hạn này, bạn không được phép ở lại New Zealand nữa nếu như chưa gia hạn lại tại lãnh sự quán.

 

Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết Các loại visa New Zealand phổ biến đều có thời hạn nhất định, chỉ là dài hay ngắn, kéo dài vài ngày, vài tháng hay vài năm, kể cả là định cư thì cũng đều có thời hạn nhất định. Ảnh: RNZ

Để xin visa đi New Zealand không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp, bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ và tùy từng loại visa mà cần những chứng nhận khác về quan hệ vợ chồng, tài chính kinh tế, giấy báo nhập học,…


Các loại visa New Zealand phổ biến 

Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, New Zealand cũng quy định rất rõ ràng các loại visa khác nhau. Tùy vào nhu cầu, mục đích của người đi mà xin visa cho phù hợp, đồng thời chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ cần thiết nhất. Các loại visa New Zealand phổ biến gồm hai loại như sau là visa di dân và visa không di dân. Riêng visa không di dân thì phân loại thành nhiều kiểu khác nhau. Cụ thể như sau:

 

Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, New Zealand cũng quy định rất rõ ràng các loại visa khác nhau. Ảnh: Visana.com


Visa New Zealand di dân:


1. Định cư New Zealand theo diện tay nghề: 

New Zeland hỗ trợ rất nhiều ngành nghề cần nguồn lao động từ nước ngoài như luật sư, kĩ thuật viên phòng khám, vệ sinh nha khoa, y dược, y tá, bác sĩ, đầu bếp… Những ngành này tại New Zealand đều rất ít nguồn nhân lực, khuyến khích lao động từ bên ngoài có trình độ chuyên môn cao.

Trong vài năm trở lại đây, New Zealand luôn hỗ trợ các chính sách và mở cửa đối với những lao động từ nước ngoài đặc biệt là Việt Nam đến đây làm việc, định cư theo diện tay nghề. Bạn có thể xin visa định cư New Zealand theo diện tay nghề nếu đáp ứng được một số những yêu cầu nhất định như: Đảm bảo sức khỏe, có giấy đăng kí hành nghề (với một số ngành đặc thù nhất định), có trình độ tiếng anh trên 6.5 trở lên.

 

Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết Những ngành này tại New Zealand đều rất ít nguồn nhân lực, khuyến khích lao động từ bên ngoài có trình độ chuyên môn cao. Ảnh: Twitter


2. Định cư New Zealand theo diện đầu tư:

Với những ai muốn xin visa định cư tại New Zealand diện đầu tư, trong thời hạn lâu nhất là 4 năm cần phải đáp ứng các yêu cầu:

- Phải từ 65 tuổi trở xuống không mắc các bệnh di truyền, truyền nhiễm.

- Phải đưa ra được khu vực, công ty mà bạn muốn đầu tư và cam kết đầu tư khoảng 1.5 triệu đolla cho 4 năm định cư tại đây.

- Có ít nhất đến 3 năm kinh nghiệm trong ngành quản lý kinh doanh. Doanh nghiệp đó phải từ 5 nhân viên trở lên và mức doanh số đạt được trong một năm phải trên 1 triệu đô la. Hoặc người xin visa đi New Zealand cần nắm trong tay trên 25% cổ phần của một doanh nghiệp trong nước mình.

- Có chứng minh tài sản, tài chính cá nhân, khoảng 1 triệu đô la (tài sản này có thể do đương sự tự đứng tên hoặc vợ chồng còn quan hệ pháp lý).

- Trình độ ngoại ngữ phải đạt Ielts từ 3.0 trở lên (chính sách này mở hơn so với nhiều quốc gia khác ở Châu Âu.

- Người đi theo phải có trình độ tiếng anh tương đương hoặc phải đóng học phí học tiếng anh.

 

Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết Với những ai muốn xin visa định cư tại New Zealand diện đầu tư, trong thời hạn lâu nhất là 4 năm cần phải đáp ứng một số yêu cầu. Ảnh: tripsavvy.com


3. Định cư theo diện kinh doanh:

Các doanh nghiệp, chủ đầu tư muốn định cư tại New Zealand diện kinh doanh hoàn toàn có thể chỉ cần đáp ứng được những yêu cầu dưới đây:

- Tài sản cá nhân tại Việt Nam phải trên 5 tỷ đồng do bản thân kiếm ra một cách hợp pháp nhất (buôn bán cá nhân, đầu tư,…).

- Đầu tư số tiền khoảng 1 triệu đô la vào một doanh nghiệp hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp nào đó tại New Zealand.

- Hiểu tình hình kinh tế, thị trường kinh doanh của quốc gia (sẽ được kiểm tra khi phỏng vấn).

- Đang là chủ doanh nghiệp hoặc có cổ phần cho một công ty tại Việt Nam.

Ngoài ra để có thể thuận lợi được phép của chính phủ New Zealand định cư tại đây theo diện kinh doanh, bạn phải có dự án kinh doanh của mình cho doanh nghiệp tại New Zealand, đồng thời có những kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực mà mình muốn kinh doanh tại đây.

 

Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết Để có thể thuận lợi được phép của chính phủ New Zealand định cư tại đây theo diện kinh doanh, bạn phải có dự án kinh doanh của mình cho doanh nghiệp tại New Zealand. Ảnh: Pinterest

>> Xem thêm: Thông tin đặt vé máy bay chi tiết

 

Visa New Zealand không di dân


1. Visa du lịch New Zealand kết hợp khóa học ngắn hạn: 

Một trong các loại visa New Zealand phổ biến phải kể đến visa du lịch kết hợp khóa học ngắn hạn. Cụ thể bạn có thể xin visa đi New Zealand theo diện du lịch hoặc là tham gia các khóa học trong thời gian ngắn từ 1 – 3 tháng đều được. Hình thức này vừa có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian xử lý hồ sơ lại nhanh hơn. 

Như thể bạn vừa có thể đi du lịch, tham quan hết tất cả đất và con người của New Zealand. Đồng thời vẫn có thể hoàn thành chương trình học tập ngắn hạn của mình. Hồ sơ xin visa du lịch New Zealand yêu cầu chủ yếu là cần chứng minh khả năng học tập, giấy báo nhập học của khóa học, đơn vị đó và chứng chỉ tiếng Anh hiện tại.

 

Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết Một trong các loại visa New Zealand phổ biến phải kể đến visa du lịch kết hợp khóa học ngắn hạn. Ảnh: Backpacker Guide NZ


2. Visa New Zealand du học: 

Xin visa New Zealand tự túc để du học là khi bạn đã có giấy báo nhập học của một trường đại học của New Zealand và cần tham gia toàn thời gian. Thời gian học tập sẽ kéo dài vài năm. Với loại visa này, bạn được phép dành 20 giờ một tuần để đi làm trong suốt quá trình học tập của mình. Yêu cầu của visa này chính là có đầy đủ giấy tờ chứng minh năng lực học tập, tiếng Anh, giấy báo nhập học, kết quả thi,… Không quá khó để một du học sinh xin được visa sang New Zealand học tập và sinh sống.

 

Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết Xin visa New Zealand tự túc để du học là khi bạn đã có giấy báo nhập học của một trường đại học của New Zealand và cần tham gia toàn thời gian. Ảnh: Flickr


3. Visa New Zealand thăm thân: 

Visa thăm thân New Zealand cũng nằm trong các loại visa New Zealand phổ biến. Bạn muốn sang New Zealand để thăm người thân, thăm con cái đang du học và làm việc tại đây. Bạn cần chuẩn bị một số loại chứng nhận để hỗ sơ nhanh chóng được giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu bạn chứng minh năng lực tài chính, số tiền có trong tài khoản khi sang New Zealand. Địa chỉ người thân tại đây và họ sẽ tiến hành xác nhận lại. Ngoài ra người thân của bạn bên New Zealand cũng phải chứng minh các giấy tờ pháp lý cần có cho lãnh sự quán để họ xác nhận và tiến hành cấp visa thăm thân theo thời gian quy định.

 

Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết Visa thăm thân New Zealand cũng nằm trong các loại visa New Zealand phổ biến.  Ảnh: Vietnam Booking

>> Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Úc đảm bảo thành công

 

Quy trình xin visa đi New Zealand

Để có thể làm thủ tục xin visa New Zealand một cách nhanh nhất đó là chuẩn bị đầy đủ mọi thủ tục hoàn chỉnh nhất trước khi trình lên đại sứ quán. Nếu mọi giấy tờ của bạn đều được chính xấc, pháp lý rõ ràng thì quy trình xin visa đi New Zealand chỉ mất từ 1 – 3 tháng. Nhưng nếu nhiều giấy tờ chưa đúng, chưa hoàn thiện thì sẽ kéo dài lâu hơn rất nhiều


Bước 1: Xác nhận loại visa cần xin

Đầu tiên bạn cần xác định đúng loại visa mà mình cần xin dựa theo nhu cầu. mục đích của bản thân muốn sang New Zealand để làm gì. Bạn muốn định cư hay du lịch, bạn muốn du học dài hạn hay chỉ là những khóa học ngắn hạn kéo dài vài tháng. Việc xác định được loại visa cần thiết trong các loại visa New Zealand phổ biến thực sự rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn chuẩn bị đúng được bộ hồ sơ cần thiết để gửi đến đại sứ quán.

 

Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết Để có thể làm thủ tục xin visa New Zealand một cách nhanh nhất đó là chuẩn bị đầy đủ mọi thủ tục hoàn chỉnh nhất trước khi trình lên đại sứ quán. Ảnh: PSY Travel


Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin visa đi New Zealand

Chuẩn bị hồ sơ xin visa New Zealand là rất quan trọng. Chỉ cần thiếu một thứ là bạn đã có thể làm chậm quá trình giải quyết hồ sơ của mình để đi New Zealand cho đúng thời gian mong muốn. Vì thế bạn cần tìm hiểu trước và chuẩn bị các vấn đề cần có trong bộ hồ sơ bao gồm giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh công việc, chứng minh tài chính và hồ sơ chuyến đi.


Bước 3: Nộp hồ sơ xin visa đi New Zealand và chờ kết quả

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin visa New Zealand, bạn tiến hành đặt lịch hẹn nộp với đại sứ quán. Sau đó đến thời điểm bạn nộp hồ sơ và chờ đợi kết quả.

Trong quá trình chờ đợi kết quả xin visa New Zealand, có thể một số loại giấy tờ của bạn chưa rõ ràng, hay là còn thiếu, đại sứ quán sẽ trả về để bạn hoàn thiện và bổ sung. Việc này sẽ kéo dài thời gian xin visa hơn, bởi vì để xác nhận những thông tin trong hồ sơ cần mất khá nhiều thời gian. Cho nên bạn đừng để hồ sơ của mình bị thiếu hay không rõ ràng ở chi tiết nào, sẽ mất nhiều thời gian để làm lại.

 

Các loại visa New Zealand phổ biến bạn cần biết Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin visa New Zealand, bạn tiến hành đặt lịch hẹn nộp với đại sứ quán. Ảnh: Luxury Adventures

Trên đây là các loại visa New Zealand phổ biến mà Du lịch Việt Nam chia sẻ cho bạn để chinh phục thị thực quốc gia châu Âu này. Đừng quên theo dõi các thông tin về visa, hộ chiếu trên chuyên trang Visa Du Lịch nhé! 

Ngọc Diễm

Theo Báo Thể thao Việt Nam

 

Ý kiến bạn đọc