Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Miền Tây

Chùa Cao Dân Cà Mau - di tích lịch sử hút khách tham quan ở xứ Đất Mũi

Thứ hai, 25/09/2023, 16:04 GMT+7

Chùa Cao Dân là di tích lịch sử gắn liền với truyền thống cách mạng và cuộc đấu tranh của quân dân Cà Mau trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Tham quan chùa Cao Dân Cà Mau du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu những nét văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào người Khmer Nam Bộ.    

 

test

Chùa Cao Dân có địa chỉ ở đâu Cà Mau?   

Chùa Cao Dân Cà Mau còn được gọi là chùa Serey Meanchey, có địa chỉ ở ấp 7, xã Tân Lộc, thuộc địa phận huyện Thới Bình, Cà Mau. Chùa được xây dựng từ năm 1922 và tới năm 1958 được di chuyển tới vị trí hiện tại. Đây là ngôi chùa của Phật giáo Nam tông Khmer, nơi từng nuôi giấu cán bộ và chiến sĩ của quân dân Cà Mau. Chùa Cao Dân cũng là cơ sở bí mật hoạt động phong trào chống Pháp, Mỹ.   

Hiện chùa Cao Dân trở thành địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo của đồng bào người Khmer ở Cà Mau. Trải qua những thăng trầm của lịch sử chùa Cao Dân vẫn giữ được kiến trúc đặc trưng và trở thành điểm tham quan, chiêm bái thu hút du khách gần xa mỗi khi có dịp du lịch Cà Mau.
 

chùa Cao Dân Cà Mau thu hút du khách tham quanChùa Cao Dân được thiết kế theo kiến trúc Khmer đặc trưng phái Nam Tông. Ảnh: chonthieng


Cách di chuyển tới chùa Cao Dân Cà Mau 

Chùa Cao Dân cách trung tâm Tp. Cà Mau khoảng 23km, nếu xuất phát từ Sài Gòn bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như: Xe khách, ô tô hoặc xe máy. Để chủ động về thời gian đi lại bạn nên di chuyển bằng xe máy là thuận tiện nhất, vừa được ngắm cảnh đẹp trên đường đi và chụp hình sống ảo. Tuy nhiên, nếu đi bằng xe máy bạn cần đảm bảo an toàn khi di chuyển và mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết.

Từ trung tâm Cà Mau để di chuyển tới chùa Cao Dân bạn phải đi bằng đường thuỷ. Khởi hành từ bến tàu A -> đi thuyền theo dòng kênh Xáng khoảng 3km rẽ trái vào Vàm Ô Rô -> tới UBND xã Tân Lộc rẽ phải theo hướng đi sông Bạch Ngưu -> đi tiếp 3km sẽ tới chùa Cao Dân Cà Mau.
 

cách di chuyển tới chùa Cao Dân Cà Mau Cách di chuyển tới chùa Cao Dân Cà Mau 


Lịch sử hình thành chùa Cao Dân ở Cà Mau 

Chùa Cao Dân được xây dựng vào năm 1922 trên diện tích rộng 4ha thuộc ngã ba rạch Đường Cày. Trong thời gian đầu chùa có tên là chùa Trâu Trắng từng nhiều lần bị quân giặc đốt phát và tới năm 1998 chùa được trùng tu xây mới có kiến trúc như hiện nay. Trong thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ giành độc lập dân tộc quân dân Cà Mau đã lập cơ sở hoạt động bí mật tại ngôi chùa này và do cố Hoà thượng Hữu Nhem là trụ trì. 

Trong thời gian chiến tranh chùa Cao Dân Cà Mau từng nhiều lần bị bom của quân địch tàn phá và có nhiều phật tử, chư tăng hy sinh. Hiện nay trong khuôn viên của chua có những hố bom chưa san lấp và đây cũng là minh chứng về sự hy sinh cũng như tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân Cà Mau.
 

lịch sử hình thành chùa Cao Dân Cà MauChùa Cao Dân từng trải qua nhiều lần tàn phá trong cuộc chiến tranh. Ảnh: btgcp.gov


Tham quan chùa Cao Dân ở Cà Mau có gì đặc sắc?

Chùa Cao Dân Cà Mau trở thành điểm đến thu hút du khách gần xa với kiến trúc Khmer độc đáo và màu sắc nổi bật. Chùa có diện tích không quá lớn, nhưng được thiết kế với những đường nét đẹp tinh xảo và đặc trưng của phái Nam Tông. Bên trong khu chánh điện là bàn thờ lớn có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được thờ theo tín ngưỡng của người dân Khmer. Đối diện chánh điện là tháp Cố Hòa thượng Hữu Nhem được xây dựng vào năm 2003, có diện tích rộng 12m2 và cao 17m.
 

Tham quan chùa Cao Dân Cà MauChiêm ngưỡng kiến trúc Khmer đặc trưng ở chùa Cao Dân. Ảnh: thamhiemmekong


Chùa Cao Dân có ý nghĩa biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc và cũng là địa chỉ "đỏ" về giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục văn hoá. Sau khi đất nước giải phóng chùa Cao Dân Cà Mau trở thành địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá cộng đồng và tâm linh của người Khmer sinh sống ở Cà Mau. Tại ngôi chùa này còn tổ chức những buổi họp của các ban ngành và địa phương. Đặc biệt nhiều học trò tại ngôi trường này đã trở thành cán bộ trí thức quan trọng trong cấp Nhà nước và Đảng bộ.
 

Tham quan chùa Cao Dân Cà MauCận cảnh kiến trúc Khmer được thiết kế tỉ mỉ ở chùa Cao Dân. Ảnh: mia


Những lễ hội chính tại chùa Cao Dân

Ngoài ra, du khách có thể tham quan chùa Cao Dân vào dịp lễ hội lớn như: 

- Tết Chol Chnam Thmay: Còn được gọi là lễ năm mới hay lễ chịu tuổi của người Khmer được tổ chức trong 3 ngày. 

- Lễ Sene Dolta: Là lễ hội truyền thống cúng ông bà được tổ chức trong vòng 3 ngày, từ 29/8 đến 1/9 Âm lịch hàng năm. 

- Lễ Ok Bok: Lễ cúng trăng hay đút cốm dẹp nhằm tưởng nhớ tới công ơn của những vị thần đã giúp cho người dân có mùa màng bội thu. Cụ thể vào dịp lễ ngày người dân sẽ lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp kết hợp cùng với các loại hoa màu để cúng bái. 

lễ hội ở chùa Cao Dân Cà MauChùa Cao Dân là nơi tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc của người Khmer. Ảnh: mia

 

>>Xem thêm: Chùm tour Miền Tây giá tốt 


Những lưu ý khi tham quan chùa Cao Dân ở Cà Mau 

“Bỏ túi” những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến tham quan chùa Cao Dân được trọn vẹn nhất: 

- Khi tham quan chùa Cao Dân du khách nên ăn mặc lịch sự và gọn gàng, tránh mặc váy ngắn. 

- Không nên cười đùa, nói chuyện to khi vãn cảnh chùa Cao Dân. 

- Chùa có kiến trúc rất đẹp vì vậy du khách có thể chụp hình làm kỷ niệm. 

- Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về lịch sử chùa Cao Dân, du khách có thể gặp trụ trì để được tư vấn. 

- Du khách muốn quay phim tại chùa Cao Dân cần xin phép ban quản lý trụ trì trước.     

- Sau khi tham quan chùa Cao Dân du khách có thể di chuyển về trung tâm huyện Thới Bình để nghỉ ngơi và ăn uống.

Nếu có dịp ghé thăm xứ Đất Mũi bạn hãy một lần tham quan chùa Cao Dân Cà Mau để cùng tìm hiểu về ngôi chùa có kiến trúc Khmer độc đáo và linh thiêng này nhé. 


Phương Nga (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)