Guidebook
Banner Voucher KS cả nước

Văn hoá uống rượu cần ở Tây Nguyên: nét đẹp truyền thống độc đáo 

Thứ năm, 18/07/2024, 10:22 GMT+7

Xuất hiện trong tất cả các nghi thức cúng ở quy mô gia đình hay cộng đồng và cả trong đời sống của đồng bào các dân tộc bản địa, văn hoá uống rượu cần ở Tây Nguyên đã trở thành một nét đặc trưng rất riêng mà khi nhắc đến người ta sẽ nhớ đến miền đất đại ngàn hùng vỹ. 

test

Vùng đất Tây Nguyên sở hữu những sắc thái văn hoá vô cùng hấp dẫn và đa dạng thể hiện qua kho tàng văn hoá ấn tượng với nghệ thuật cồng chiêng, sử thi, lễ hội hay cả trong ẩm thực ăn uống như văn hoá uống rượu cần. Rượu cần vốn là một loại thức uống quá quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của đồng bào địa phương và văn hoá uống rượu cần ở Tây Nguyên là biểu hiện bản sắc rất độc đáo và đặc thù. Rượu cần không thể thiếu trong những dịp đặc biệt, lễ hội, mỗi gia đình dù cho có nghèo đến mấy thì cũng đều phải có ché rượu cần để mời khách khi đến nhà.
 

văn hoá rượu cần ở Tây NguyênRượu cần ở Tây Nguyên là một nét văn hoá truyền thống độc đáo. Ảnh: Tạp chí Heritage


Truyền thuyết rượu cần ở Tây Nguyên 

Văn hoá uống rượu cần ở Tây Nguyên đã xuất hiện từ khá sớm, theo truyền thuyết, khi con người xưa còn chưa có kinh nghiệm để làm săn thì cuộc sống vô cùng khốn khó. Do thương tình, Yàng đã phái một vị thần xuống trần gian để giúp con người biết cách trồng trọt, làm ăn từ đó cuộc sống của con người bắt đầu no đủ, không còn phải chạy ăn từng bữa.

 Thần đã cùng với dân làng lên trên rừng đào củ gừng dại để giã thật mịn sau đó đem trộn với bột gạo ngâm rồi nặn thành từng viên nhỏ để làm men. Tiếp đó, thần cũng dạy các thiếu nữ các chị cách lấy men trộn cùng cơm nếp, gạo, bắp, bo bo đem đi ủ từ 4 đến 5 ngày rồi đủ vào ché, đem bịt kín và chôn  xuống đất 100 ngày sẽ có được món rượu ngon.
 

nguồn gốc văn hoá rượu cần ở Tây NguyênTheo truyền thuyết, rượu cần được Yàng cử thần xuống hướng dẫn người dân làm ra. Ảnh: Báo Dân Tộc


Từ đó, con người biết cách tạo nên rượu cần thơm ngon. Men của rượu cần tuỳ nhẹ nhưng có thể tạo cảm giác say, ngà ngà và lâng lâng khiến bất cứ ai đã thử một lần sẽ không quên. 

Với người Tây Nguyên thì rượu cần chính là thức uống của Giàng, bên cạnh giá trị về vật chất thì đây còn là một giá trị văn hoá giao tiếp tinh thần và trở thành một phần không thể thiếu của đời sống. Mỗi gia đình đều có một ché rượu ở trong nhà, khi có cước hỏi sẽ mang làm của hồi môn của con cái. 


Khám phá văn hoá rượu cần ở Tây Nguyên độc đáo 

Rượu cần ở Tây Nguyên là nét đặc trưng riêng mà trên thế giới không nơi nào có. Thứ rượu được tạo nên từ các loại lá rừng, mén lá đặc biệt rồi mang ủ cho đến khi có hương vị say nồng ấy khiến bất  cứ ai có dịp đến với xứ đại ngàn Tây Nguyên cùng thấm thía men say. Văn hóa uống rượu cần ở Tây Nguyên giản dị trong chất men say độc đáo của mỗi ghé rượu không giống bất kỳ một miền đất nào trên trái đất.
 

 nét đẹp văn hoá rượu cần ở Tây NguyênVăn hoá rượu cần ở Tây Nguyên là độc nhất vô nhị trên trái đất. Ảnh: Báo Gia Lai


Thứ làm nên rượu cần Tây Nguyên chẳng hề cao sang, cầu kỳ mà chỉ là những sản vật có sẵn của miền đất đại ngàn như gạo, bắp, mì, khoa hoà quyện với chất men được cất lên từ lá, rể quý của cây rừng. Món quà từ Yàng ban tặng từ ngàn đời đã trở thành nét đặc trưng trong thuần phong mỹ tục và văn hoá cộng đồng, độc đáo, thân thương mà dung dị vô cùng.
 

>>Xem thêm: Tour du lịch Tây Nguyên hấp dẫn 


 Trong văn hoá của các đồng bào Tây Nguyên, tiêu biểu là người Ê Đê thì rượu được xem như một lễ vật, sản vật, nó xuất hiện trong đời sống mọi lúc, đặc biệt là trong các sự kiện quan trọng như lễ cưới, ma chay, lễ hội cộng đồng không thể không có rượu cần. Rượu cần chính là lễ vật để dâng lên Yàng, các đấng thần linh và một trong những phương tiện để giao tiếp với thế giới vô hình. Rượu cần là nghĩa vụ thông báo, dâng mời hay cầu xin thần linh chứng giám, ban phước lành.

ý nghĩa văn hoá rượu cần ở Tây NguyênRượu cần chính là một trong những phương thức giao tiếp với thần linh và con người. Ảnh: ST

 

Trong cộng đồng, rượu cần cũng chính là phương tiện để chia sẻ vui buồn, để kết giao bè bạn, đôi lứa. Dù được sử dụng ở bất cứ đâu thì văn hoá rượu cần ở tây Nguyên vẫn luôn là nét đẹp truyền thống, tinh thần rất quan trọng với đồng bào nơi đây. 

Rượu cần trong văn hoá của vùng núi rừng Tây Nguyên còn có thể hiện theo nét nghĩa sâu xa nhất đó chính là người đàn ông là quên, đàn bà là nhớ bền giữ nên giống nòi để chế ra thứ nước kỳ diệu của núi rừng là rượu cần. 

ý nghĩa văn hoá rượu cần ở Tây NguyênRượu cần với người Tây Nguyên còn mang ý nghĩa tinh thần. Ảnh: Báo Dân Tộc


Văn hoá rượu cần với những nghi thức riêng 

Muốn có được những ché rượu cần say nồng khiến người ta chuếnh choáng thì cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau từ chuẩn bị nguyên liệu, căn thời gian để thu về thứ nước tinh khiết và có hương vị ngon nhất. Các gia đình người bản địa ở Tây Nguyên hầu như đều biết cách làm rượu cần, tuy nhiên tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu, men, thời gian ủ sẽ là bí quyết riêng của mỗi gia đình và chỉ được truyền lại cho con cháu trong nhà. Cũng vì thế mà hương vị rượu cần sẽ có sự khác biệt ở mỗi nơi.
 

văn hoá rượu cần ở Tây Nguyên công thức nấu Mỗi một gia đình sẽ có một công thức gia truyền để nấu rượu cần. Ảnh: Báo Đắk Lắk


Dù vậy, có một điều mà tất cả mọi người đều cần tuân thủ đó là trong thời gian làm men rượu hay làm rượu thì đều phải giữ thân thể thật sạch sẽ, vợ chồng sẽ không được quan hệ sinh lý cùng nhau. Theo quan niệm của đồng bào xưa thì giữ cho cơ thể sạch sẽ để tạo nên hương vị, chất lượng men rượu hoàng hảo nhất, đây cũng là nét văn hoá uống rượu cần ở Tây Nguyên rất độc đáo.
 

văn hoá rượu cần ở Tây Nguyên công thức nấu Khi nấu rượu cần thì phải giữ thân thể sạch sẽ. Ảnh: Báo Đắk Lắk


Đồng bào sẽ hái lá rừng không có nhựa hay chất độc để nén vào ché thật chặt, sau đó dùng thanh tre hoặc nứa chẻ nhỏ để ghim chặt lớp lá xuống phía dưới của cổ ché rượu. Lót lá như vậy để khi đổ nước vào thì bỡ rượu sẽ không bị trào phía bên ngoài và từ cổ đến miệng ché sẽ luôn có một khoảng trống để là cữ cho người uống. Mỗi một cữ là ¼ lít và khi uống hết 1 cữ thì cần thêm nước vào. Khi đã gài lá thật kỹ, người ta sẽ đổ nước tinh khiết lấy từ suối buổi sớm mai và giữ trong 5-7 tiếng để rượu ngấm.
 

Văn hoá rượu cần ở Tây NguyênTrong ché rượu cần được nhét các loại lá rừng. Ảnh: ST


Cần rượu được làm từ tre hoặc trúc nhỏ đã thông ruột. Thường mỗi ché rượu sẽ có 1 cần, tuy nhiên khi nào có dám cưới thì có thể dùng 2 cần hoặc nhiều hơn. Cần rượu sẽ được cắm vào ché vừa tầm với người uống, điều này cũng đòi hỏi sự khéo léo nhất định của người cắm.

Một nét thú vị trong văn hoá uống rượu cần ở Tây Nguyên đó là rượu sẽ được uống ngay trong ché chứ không mang đi chưng cất hay lọc. Khi uống rượu người ta sẽ dựng các cột trè cao từ 2m đến 3m sau đó trang trí thêm bằng các tua chỉ ngũ sắc hoa hay hình thù các con thú được đẽo từ gỗ . Các ché rượu sẽ được cột vào những chiếc cột này để tránh bị đổ và cũng có ý nghĩa là đường cho các Yàng xuống cùng uống rượu chung vui.
 

Nghi thức trong văn hoá rượu cần ở Tây NguyênKhi thưởng thức rượu cần cũng cần tuân thủ những nghi thức riêng. Ảnh:


Trong văn hoá uống rượu cần ở Tây Nguyên có một nghi thức rất quan trọng đó chính là cử ra người điều hành. Người này không cần phải là thầy cúng hay chủ lễ nhưng cần có tiếng nói, hiểu biết. Người điều hành sẽ mời ai uống trước hay uống sau, thường sẽ theo thứ tự từ già cho đến trẻ, nữ trước nam sau. Người điều hành sẽ cần cầm rượu uống môt ngụm rồi nhổ đi sau đó mới đưa mời chủ nhà, khách… Trong buổi uống rượu thì chiếc cần sẽ được chuyền tay chứ không để rời ra, nếu như đang không uống thì dùng ngón cái để bịt đầu cần rượu. 

Văn hoá uống rượu cần ở Tây Nguyên là một nét đẹp truyền thống đã được lưu giữ qua bao đời. Bên cạnh ý nghĩa mang tính tâm linh, là phương tiện giao tiếp với Yàng thì nó còn thể hiện tính cộng đồng, lòng nhiệt thành, mến khách của gia chủ cho khách. Nét văn hoá giản dị với chất men độc đáo riêng có trở thành một vé đẹp rất riêng chẳng đâu có được. Nếu có duyên ghé xứ đại ngàn Tây Nguyên và nếm thử thứ men say nồng nàn qua những ghè rượu cần của đồng bào ở đây hẳn bạn sẽ cảm nhận thật trọn vẹn đặc trưng của nét văn hoá này.
 

>> Xem thêm: Những khu chợ phiên ở Tây Nguyên độc đáo đậm đà bản sắc


Nguyệt Cát (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)