Guidebook

Thăm những làng dệt thổ cẩm Tây Bắc, mua đủ thứ đồ lưu niệm về làm quà 

Thứ ba, 14/02/2023, 11:49 GMT+7
Có dịp, bạn hãy đến làng dệt thổ cẩm Tây Bắc để tìm hiểu về nghề dệt lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.
test

Những làng dệt thổ cẩm Tây Bắc lâu đời mà du khách nên ghé thăm


1. Làng dệt Lùng Tám 

Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám là một trong những làng dệt thổ cẩm Tây Bắc nổi tiếng. Ngôi làng này thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm từ rất lâu. Năm 2001, mô hình hợp tác xã ở đây ra đời, tạo điều kiện để người dân lan tỏa các sản phẩm thổ cẩm chất lượng đến nhiều địa phương khác. 
 

Lùng Tám là làng dệt thổ cẩm Tây Bắc rất nổi tiếngLùng Tám nằm ở xã Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, nổi tiếng với nghề dệt lanh lâu đời. Ảnh: @vinhdangtuan


Xã Lùng Tám có dòng sông Miện chảy qua, sở hữu khung cảnh bình yên và trữ tình. Đây là nơi cư trú của đồng bào người Mông. Họ đã gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống qua nhiều thế thệ. Đặc biệt là dệt lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp ong, mang đến đa dạng các dòng sản phẩm thổ cẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. 
 

Đây là làng dệt thổ cẩm Tây Bắc cung cấp nhiều sản phẩm thổ cẩm chất lượngPhụ nữ ở Lùng Tám bên khung cửi, cần mẩn dệt nên vải sợi lanh chắc chắn. Ảnh: @i.m.nhung


Có dịp du lịch Hà Giang và đến thăm Lùng Tám, du khách sẽ được tìm hiểu về quy trình dệt thổ cẩm của bà con nơi đây. Những phụ nữ Mông ngày ngày cần mẩn bên khung cửi, dệt nên những sản phẩm thổ cẩm rực rỡ sắc màu từ sợi lanh. Đặc trưng của thổ cẩm ở Lùng Tám chính là hoa văn độc đáo và mang ý nghĩa đặc biệt. 
 

Đây là làng dệt thổ cẩm Tây Bắc thu hút nhiều du khách ghé thămCác sản phẩm thổ cẩm ở Lùng Tám cực kỳ đa dạng. Ảnh: @thanhmai_0105


Người Mông ở làng dệt thổ cẩm Tây Bắc này sử dụng kỹ thuật đắp vải màu, thêu tay và vẽ hoa văn sáp ong để tạo nên vô số hoa văn đẹp và ấn tượng. Những hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm của người Mông thường miêu tả về chính cuộc sống, văn hóa, con người nơi đây. Đến thăm ngôi làng này, bạn có thể mua nhiều các loại áo, túi xách, mũ, khăn,… về làm quà tặng hoặc làm kỷ niệm. 
 

>>Xem thêm: Những làng nghề truyền thống ở Nam Định trăm năm nức tiếng gần xa


2. Bản Cát Cát 

Một trong những làng dệt thổ cẩm Tây Bắc nổi tiếng nhất chính là Cát Cát – nơi được xem là “cái hồn” của du lịch Sapa. Cát Cát từ lâu đã được quy hoạch thành điểm du lịch cộng đồng và thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Nơi đây ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp còn có nghề dệt thổ cẩm lâu đời của bà con người Mông.
 

Cát Cát là làng dệt thổ cẩm Tây Bắc mà nhiều người biết đếnDu lịch bản Cát Cát Sapa, du khách được khám phá nghề dệt thổ cẩm lâu đời của bà con người Mông. Ảnh: @nla.nguyenlananh


Bước chân đến bản Cát Cát, du khách sẽ ngay lập tức ấn tượng với những cửa hàng bán đồ thổ cẩm. Từ những bộ trang phục truyền thống của người Mông cho đến chiếc khăn, chiếc túi,… đều có hoa văn đẹp và nổi bật. Ở Cát Cát, người Mông ứng dụng kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước cây lá rừng và nước tro thảo mộc để tạo nên những sản phẩm đa sắc màu tuyệt đẹp. 
 

Đây là làng dệt thổ cẩm Tây Bắc nức tiếng với các sản phẩm rất chất lượngĐến bản Cát Cát, bạn có thể mua nhiều món quà lưu niệm về tặng người thân, bạn bè. Ảnh: @sonmi_mison


Nghề dệt thổ cẩm ở Cát Cát nói riêng và ở Sapa nói chung đã hình thành từ hàng trăm năm trước. Tinh hoạt trong nghề dệt truyền thống này chính là các công đoạn thu hoạch cây lanh và phơi khô, se lanh, vẽ hoa văn bằng sáp ong, rồi mới đến bước dệt vải và may thành nhiều sản phẩm thổ cẩm đẹp.
 

Đây là làng dệt thổ cẩm Tây Bắc mà bạn không thể không ghé thămDu khách còn có thể thuê trang phục để chụp ảnh sống ảo. Ảnh: @m_nguyen107


Xưa kia, làng nghề truyền thống này chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu sih hoạt hàng ngày như váy áo, khăn, mũ,… Tuy nhiên khi du lịch Sapa phát triển, người Mông đã nhanh chóng sáng tạo thêm các sản phẩm như túi, ví, balo,… để mang lại cho du khách nhiều lựa chọn, góp phần quảng bá nét văn hóa thổ cẩm của người dân Tây Bắc. 
 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH TÂY BẮC KHUYẾN MÃI


3. Sin Suối Hồ

Có dịp du lịch Lai Châu, bạn hãy đến Sin Suối Hồ - một bản du lịch cộng đồng nổi tiếng để tìm hiểu về nghề dệt vải lanh của đồng bào dân tộc Mông. Khác với nghề dệt lanh ở nhiều nơi khác, người Mông tại Sin Suối Hồ sử dụng những tảng đá lớn để là vải sau khi dệt, tạo nên những sản phẩm rất chất lượng. 
 

Sin Suối Hồ là làng dệt thổ cẩm Tây Bắc rất độc đáoỞ Sin Suối Hồ cũng có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, lưu truyền qua nhiều đời. Ảnh: @loan.thanh.mai


Phụ nữ Mông tự tay trồng lanh, se sợi và dệt vải dùng để may túi xách, váy, áo, … Vải lanh có ưu điểm là rất dày, giúp giữ ấm tốt và phù hợp với khí hậu vùng cao. Để vải được trơn nhẵn, mịn bóng, người Mông đã sử dụng những tảng đá lớn để là. Đặc biệt, sau khi là bằng đá, các họa tiết hoa văn, con vật,... bằng sáp ong càng hiện lên một cách rõ nét trên nền vải. 
 

Sin Suối Hồ là làng dệt thổ cẩm Tây Bắc thu hút nhiều du khách ghé thămDu khách về đây có thể thuê trang phục làm từ thổ cẩm của người dân để chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: @linh_ha1011


Sin Suối Hồ, việc sử dụng đá để là vải là truyền thống được gìn giữ qua rất nhiều thế hệ. Một tảng đá là vải có thể truyền từ đời này sang đời khác, thậm chí lưu giữ đến 3 – 4 đời. Chính vì quy trình dệt vải, là vải và may rất công phu nên những bộ trang phục truyền thống ở đây có giá khá cao từ 2 – 3 triệu. 
 

Sin Suối Hồ là làng dệt thổ cẩm Tây Bắc cung cấp nhiều sản phẩm thổ cẩm đẹpNhững bộ trang phục tuyệt đẹp của người dân ở Sin Suối Hồ. Ảnh: @m.cchie


Ngày nay, khi Sin Suối Hồ trở thành bản du lịch cộng đồng nổi tiếng ở Lai Châu, nghề dệt lanh của người Mông bản địa càng được nhiều du khách biết đến. Thăm bản, bạn có thể tìm hiểu quy trình dệt vải, may những bộ trang phục của người dân địa phương và đặc biệt là mua các sản phẩm thổ cẩm về làm quà hoặc làm kỷ niệm. 
 

Đây là làng dệt thổ cẩm Tây Bắc mà bạn nhất định nên một lần ghé thămNếu có dịp, bạn hãy ghé Sin Suối Hồ để tìm hiểu về nghề dệt truyền thống của bà con bản địa. Ảnh: @ha_hthuong


Mỗi bản làng dệt thổ cẩm Tây Bắc đều lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, truyền lại qua nhiều thế hệ. Có dịp thăm những bản làng này, du khách sẽ được tìm hiểu nhiều hơn về nghề dệt thổ cẩm, cũng như có dịp mua những món quà độc đáo sau mỗi chuyến đi. 
 

Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh:Instagram

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)