Guidebook
Banner Voucher KS cả nước

Tết Hàn Thực và những điều không phải ai cũng biết

Thứ hai, 23/03/2020, 17:27 GMT+7

Tết Hàn Thực là một ngày Tết truyền thống của người Việt, đây cũng được xem là ngày để gắn kết gia đình, tổ tiên. Tuy nhiên, có nhiều người thực sự không biết về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày này. 

test

Cùng Lữ Hành Việt Nam tìm hiểu về Tết Hàn Thực và nhiều điều thực sự thú vị xoay quanh ngày tết truyền thống này của người Việt nhé!

 

Tết Hàn Thực và nguồn gốc

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gắn liền với một điển tích từ xa xưa được biên lại trong cuốn "Đông Chu Liệt Quốc" - vào đời Xuân Thu. Để tưởng niệm lòng trung thành của Giới Tử Thôi, vua nước Tấn đã hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày (từ mùng 3-5/3 âm lịch) và chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn. Do đó ngày này gọi là Hàn thực. Sau này, người Trung Quốc đã giản tiện chỉ giữ lệ làm Tết Hàn thực vào ngày mùng 3/3.

 

Tết Hàn Thực Tết Bánh Trôi Bánh ChayTết Hàn Thực Tết Bánh Trôi Bánh Chay

 

Chuyện kể rằng, lúc này vua nước Tấn đang gặp nạn, rơi vào cảnh lưu vong, và trên đường lánh nạn thì lương thực thực phẩm bị cạn kiệt, Giới Tử Thôi đã lén cắt một phần thịt đùi của mình nấu lên dâng vua. Sau này vị vua Tấn biết được, đã vô cùng cảm kích vì sự phò tá, trung thành của Giới Tử Thôi. 

Chính vì vậy, ngày 3 tháng 3 hàng năm người Trung Quốc tổ chức tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi, mọi đồ cúng sẽ cấm lửa chính vì vậy cái tên Hàn Thực cũng lưu lại cho đến hiện tại.

 

Tết Hàn Thực Tết Bánh Trôi Bánh ChayNgười ta vẫn hay gọi là Tết bánh trôi bánh chay

 

Tết Hàn Thực của người Việt

Do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc trong thời Bắc thuộc, nên người Việt cũng làm Tết Hàn Thực. Tuy nhiên kể từ thời Lý, Tết Hàn Thực đã được Việt hóa phù hợp với văn hóa, phong tục của nước ta. Người Việt Nam ăn tết Hàn Thực để lễ Phật và cúng gia tiên, do đó vào ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam, chúng ta không cần phải kiêng lửa.

 

Tết Hàn Thực Tết Bánh Trôi Bánh ChayTết Hàn Thực Việt Nam mang đậm văn hóa Việt

 

Thực chất, Tết Hàn Thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay, Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Khác với Tết Hàn Thực ở Trung Quốc, ở Việt Nam người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.

Tết Hàn Thực ở Việt Nam cũng không cúng để tưởng nhớ đến vị hiền sĩ Giới Tử Thôi, Tết của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất và cũng là ngày để gia đình gắn kết sum vầy, cùng nhau làm đĩa bánh trôi bánh chay và đoàn tụ.

 

Tết Hàn Thực Tết Bánh Trôi Bánh ChayMón bánh truyền thống của người Việt

 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH TRONG NƯỚC SIÊU KHUYẾN MÃI

 

Ý nghĩa tục ăn bánh trôi bánh chay trong Tết Hàn Thực của người Việt

Trong ngày 3 tháng 3  Âm lịch, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành, hướng về cội nguồn. Đây cũng là lễ tết truyền thống Việt Nam được gìn giữ từ xưa đến nay!

 

tet-han-thuc-banh-troi-banh-chay-Món bánh cúng Phật, gia tiên

 

Bánh trôi, bánh chay của người Việt cũng không giống với người dân Trung Quốc mà mang trong mình đặc sắc riêng của nền ẩm thực Việt Nam. Người Việt Nam cũng quen gọi ngày Tết này với cái tên dân dã là Tết bánh trôi, bánh chay nhiều hơn Tết Hàn Thực.  Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là kết tinh của văn hóa Việt, thấm đẫm linh hồn, bản sắc của người Việt. 

Cả hai loại bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, và là thành quả lao động vất vả dâng lên ông bà tổ tiên, là hình ảnh thể hiện rõ nét nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam cùng với các loại bánh truyền thống khác như bánh chưng, bánh giầy,...

 

Tết Hàn Thực Tết Bánh Trôi Bánh ChayThể hiện sự sum vầy, nguồn cội

 

Đặc biệt, hình ảnh những chiếc bánh trôi, bánh chay tròn vo, trắng bóc xếp đầy cạnh nhau trên đĩa còn mang hàm ý tưởng nhớ tới sự tích “mẹ Âu Cơ cùng bọc trăm trứng”. 

Chính vì vậy người dân Việt mới sử dụng hình ảnh bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công lao của ông bà, tổ tiên vào dịp Tết Hàn Thực.

 

Tết Hàn thực có phải Tết Thanh Minh?

Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực mùng 3/3 Âm lịch là hai dịp lễ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, do một số vùng gộp hai dịp này làm một nên nhiều người vẫn thường lầm tưởng Tết Thanh Minh rơi vào ngày 3/3 Âm lịch. 

 

Tết Hàn Thực Tết Bánh Trôi Bánh ChayTết Hàn Thực không phải tết Thanh minh

 

Tết Thanh Minh là khoảng thời gian bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5/4 khi tiết xuân phân kết thúc và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21/4 là sau ngày lập xuân 45 ngày và thường rơi vào tháng 3, ngày Tết tảo mộ cho gia tiên. Chính vì vậy, nhiều người vẫn nhầm lẫn 2 dịp tết này là 1.

 

Địa chỉ bánh trôi bánh chay ngon Hà Nội

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị những đĩa bánh trôi bánh chay, thì có thể mua sẵn tại các địa điểm sau, đây đều được xem là những điểm bán bánh trôi bánh chay khá ngon ở Hà Nội.

 

Tết Hàn Thực Tết Bánh Trôi Bánh ChayMột vài địa chỉ bánh trôi bánh chay ngon tại Hà Nội

 

  • Bánh trôi bánh chay Thụy Khuê: Số 561 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

  • Quán bánh trôi bánh chay số 100 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội.

  • Quán bánh trôi bánh chay 39 Châu Long, quận Ba Đình, Hà Nội.

  • Quán chè & bánh trôi bánh chay Chân Cầm: Số 9 Chân Cầm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Hàn Thực sẽ đến, bạn đã chuẩn bị đến đâu rồi? Gắn kết các thành viên, làm những đĩa bánh trôi bánh chay đong đầy yêu thuong thôi nào!

 

Linh Tu - LuhanhVietNam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)