Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Kon Tum

Độc đáo lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm Kon Tum

Thứ ba, 20/02/2024, 11:40 GMT+7

Là sinh hoạt cộng đồng quen thuộc với người dân địa phương, lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm chứa đựng những giá trị văn hoá dân gian và tâm linh rất độc đáo.

test

Người dân tộc Rơ Măm ở Kon Tum có cuộc sống gần gũi và gần như phụ thuộc vào thiên nhiên, nên thường ưa thích cuộc sống tự do, phóng khoáng. Bên cạnh các hoạt động sản xuất thì đồng bào nơi đây vẫn giữ được những nét phong tục, tập quán truyền thống đặc sắc với đặc trưng văn hóa riêng được duy trì qua nhiều thế hệ. Trong đó, lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm là một trong những hoạt động tâm linh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Lễ hội này được tổ chức thường niên, nhằm mong cầu đấng thần linh phù hộ cho cuộc sống của buôn làng được ấm no, mùa màng bội thu. Đồng thời, lễ hội cũng là một trong những hoạt động cộng đồng ý nghĩa, giúp các thế hệ sau hiểu biết hơn về phong tục truyền thống của đồng bào mình.
 

Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm Kon TumNgười Rơ Măm ở Kon Tum có lễ mở cửa kho lúa rất độc đáo. Ảnh: Báo Kon Tum

>>Xem thêm: Trọn bộ cẩm nang du lịch Kon Tum hữu ích bạn không nên bỏ qua


Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm diễn ra khi nào? 

Theo phong tục truyền thống, lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm thường diễn ra sau khi công việc thu hoạch lúa rẫy đã thực hiện xong. Mùa màng thu hoạch xong đồng bào sẽ đem lúa cất kỹ trong kho được làm tại nhà rẫy, sau đó sẽ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lễ cúng mở cửa kho lúa. Chỉ khi đã tổ chức lễ cúng thì người dân mới có thể lấy lúa từ trong kho ra sử dụng cho cuộc sống hàng ngày. 

Đồng bào Rơ Măm tại tỉnh Kon Tum thường tổ chức lễ mở cửa kho lúa vào khoảng cuối năm, tức tháng 11 hoặc 12 dương lịch. Lễ hội này sẽ được diễn ra trong vòng 3 ngày, tuy nhiên người dân sẽ phải chuẩn bị trước đó cả tháng với rất nhiều lễ vật và đồ dùng liên quan.
 

Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm Kon TumLễ hội sẽ diễn ra sau khi mùa màng thu hoạch xong. Ảnh: Báo Nhiếp Ảnh


Các nghi thức trong lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm 

Trước khi lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm diễn ra người dân sẽ chuẩn bị các cơ sở vật chất đầy đủ cho lễ hội như cây nêu, rượu cần, heo, gà, dê, bò, trâu… 

Tại mỗi buôn làng của người Rơ Măm, già làng sẽ là người quyết định chọn ngày tổ chức lễ cúng, sau đó tổ chức họp dân làng và thông báo để triển khai công việc, cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong làng như chuẩn bị các con vật hiến sinh hay cắt cử những người đã có kinh nghiệm đi làm cây nêu… 

Những con vật khiến sinh sử dụng trong lễ hội như gà, heo, trâu, dê sẽ được nuôi nhốt riêng trước cả tháng ở cánh rừng. Đến ngày lễ hội mới đem cột dưới cây nêu để thực hiện các nghi thức theo truyền thống. 

Khi khâu chuẩn bị cho lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm hoàn tất, Già làng sẽ đánh trống thông báo, để bà con tập trung lại nhà rông làm lễ dựng cây nêu. Già làng và những người có uy tín sẽ xin phép Yàng cho được dựng cây nêu và tiến hành mời các Yàng cùng về dự lễ. Cây nêu sẽ được dựng đúng hướng mặt trời mọc và toàn bộ dân làng sẽ cùng đặt tay vào cây nêu khi đã dựng xong.
 

Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm Kon Tum dựng nếu Già làng thực hiện nghi thực chọn vị trí dựng cây nếu. Ảnh: Báo Kon Tum
 
Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm Kon Tum dựng nếu Cây nêu của đồng bào Rơ Măm được trang trí rất độc đáo. Ảnh: Báo Kon Tum

 

Nghi thức tiếp theo của lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm là người chủ lễ sẽ dắt các con vật hiến sinh đem buộc vào cây nêu, trong đó trâu sẽ được buộc vào cây cao nhất và dê sẽ được buộc vào những cây thấp hơn. 

Già làng sẽ tiến hành làm lễ rước thần Yàng Blút xuống từ nhà rông và đặt lên cây nêu đã cột trâu. Trong khi đó tiếng cồng chiêng bắt đầu vang vọng, kèm theo đó là những lời cầu khấn hò reo của dân làng. Những chàng trai cô gái cùng hòa mình vào điệu xoang đầy mê hoặc, mang đến một bầu không khí vô cùng linh thiêng nhưng cũng hết sức vui nhộn.
 

Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm Kon Tum buộc trâuDân làng cùng buộc trâu vào cây nêu. Ảnh: Báo Kon Tum


Trong nghi thức này, dân làng sẽ cùng với Già làng vừa cầu khấn vừa ném gạo vào các con vật hiến sinh với mong muốn những con vật này sẽ mang đi hết những điều không may cho cả cộng đồng làng.
 

>>Xem thêm: Độc đáo những lễ hội người Ba Na ở Kon Tum đậm bản sắc văn hoá bản đị


Ngày thứ hai của lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm, dân làng sẽ tiếp tục tề tựu đông đủ ở nhà rông để tiến hành lễ đâm trâu. Những chàng trai Rơ Măm cường tráng sẽ đánh cồng chiêng, mang đến không khí vừa trầm hùng vừa rộn rã.Các Già làng sẽ khấn để tạ ơn những con vật hiếm sinh, đồng thời cầu xin Yàng ban cho dân làng luôn khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Trong khi già làng khấn thì dân làng sẽ lắng nghe, cũng như ném gạo vào các con vật hiến sinh và đọc những lời cầu khấn của bản thân.
 

Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm Kon Tum buộc trâuDân làng quây quần cùng nhau trước nhà rông. Ảnh: Báo Văn Hoá


Sau khi nghi lễ kết thúc, các con vật hiến sinh sẽ được mang đi làm thịt và chế biến thành các món ăn truyền thống để dân làng cùng sử dụng. Riêng tiết của các con vật sẽ được giữ lại để  mang đi thực hiện nghi lễ rửa Yàng Blút. Đây cũng là một nghi lễ rất quan trọng và chỉ được thực hiện bởi Già làng với những phong tục và quy định được truyền qua nhiều đời. Khi hoàn tất nghi thức rửa Yàng Blút, Già làng sẽ mang hỗn hợp này đi đổ ở nơi tiếp giáp với các làng khác, với mục đích ngăn chặn những điều xấu trừ đuổi tà ma.
 

Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm Kon Tum nấu nướng Phụ nữ trong buôn làng cùng nấu nướng. Ảnh: Báo Kon Tum
 
Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm Kon Tum nghi thức Già làng thực hiện nghi thức bên trong nhà rông. Ảnh: Báo Kon Tum

Tiếp đến, các gia đình khi tham gia  lễ mở cửa kho lúa sẽ cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, trò chuyện chia sẻ những câu chuyện về sản xuất cuộc sống và nhảy múa. 

Ngày cuối cùng trong lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm, dân làng sẽ cùng tập trung ở nhà rông và thực hiện nghi thức hạ đầu trâu. Khi nghi thức gác xương đầu trâu lên vách nhà rông được thực hiện xong, già làng ra khỏi nhà rông và đóng cửa để mọi người không vào trong làm ô uế thì lễ hội cũng kết thúc.

 Từ khi lễ hội kết thúc thì các gia đình có thể vào rẫy, để gùi lúa trong kho mang về nhà và sử dụng cho cuộc sống hàng ngày mà không cần phải kiêng cữ như trước nữa.
 

>>Xem thêm: Tour du lịch Tây Nguyên hấp dẫn 


Ý nghĩa tâm linh của lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm 

Theo phong tục truyền thống, lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm là hoạt động nhất định phải được tổ chức hàng năm không làm không được. Bên cạnh tổ chức chung với dân làng thì mỗi gia đình cũng có thể tự tổ chức tại nhà với nghi thức đơn giản hơn và cũng không cần mổ trâu dê. Tuy nhiên, nếu như tổ chức chung cho cả buôn làng thì chắc chắn phải có lễ vật là một con trâu đen, trâu trắng hoặc một con dê trắng, dê đen nhằm thể hiện sự đoàn kết. 

Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm có ý nghĩa tâm linh rất quan trọng trong đời sống của dân làng. Lễ hội không chỉ có ý nghĩa khấn cầu để dành bảo vệ mùa màng, mang đến những vụ mùa bội thu mà còn làm mục đích cầu nguyện cho tất cả dân làng được khỏe mạnh, bình an con cháu được chở che không bị dịch bệnh ốm đau.
 

Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm Kon Tum nghi thức Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm có ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng. Ảnh: Báo Dân Tộc

Lễ hội mở cửa kho lúa của người Rơ Măm không chỉ là phong tục độc đáo, mà còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào, thể hiện sự đa dạng về đời sống tâm linh cũng như văn hóa của các dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. 


Nguyệt Cát (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet 

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)