Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Miền Tây

Làng cổ Đông Hoà Hiệp Tiền Giang: hoài niệm về không gian Nam Bộ xưa

Thứ năm, 28/03/2024, 14:08 GMT+7

Làng cổ Đông Hoà Hiệp ở Tiền Giang là một trong những điểm đến nổi tiếng của đất nước, nơi được biết đến với những giá trị lịch sử đặc biệt. Hãy thêm ngay địa điểm này vào danh sá ch khám phá của bạn khi có dịp ghé thăm Tiền Giang.

test

Giới thiệu về làng cổ Đông Hoà Hiệp Tiền Giang

Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Tiền Giang được biết đến như một di tích văn hóa lịch sử quan trọng tại miền Tây. Một trong những nét đặc trưng của nơi này là kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa phong cách Đông và Tây, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo và lôi cuốn.

- Địa chỉ: Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Quay về quá khứ, huyện Cái Bè từng là một trung tâm văn hóa và kinh tế sầm uất từ những thế kỷ trước. Đây cũng được biết đến với tên gọi là Cái Bè Dinh, khi mà vào năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chu đã chọn thôn An Bình Đông, xã Đông Hòa Hiệp nay làm địa điểm lỵ sở của dinh Long Hồ.

 

Làng cổ Đông Hoà Hiệp Tiền GiangLàng cổ Đông Hoà Hiệp Tiền Giang. Ảnh: @sggp.org

 

Sau đó, vào năm 1757, lỵ sở mới đã được di chuyển đến thôn Long Hồ, thành phố Vĩnh Long ngày nay. Trong khoảng thời gian 25 năm, Cái Bè đã thu hút nhiều quan lại và dân địa phương tới định cư, tạo nên một không gian văn hóa và kiến trúc độc đáo.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Tiền Giang mang trong mình sự kỳ diệu của sự giao thoa giữa phương Đông và phương Tây, thể hiện sự phong phú và đa dạng văn hóa của vùng Nam bộ. Đây được coi là một trong những điểm đến đặc biệt, cùng với các làng cổ nổi tiếng khác như làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) và làng cổ Phước Tích (Huế).

 

Làng cổ Đông Hoà Hiệp Tiền GiangẢnh: @iinphazz

 

>>Xem thêm: Du lịch Tiền Giang 1 ngày: Đi đâu, ăn gì?

 

Cách di chuyển đến làng cổ Đông Hoà Hiệp

Làng cổ Đông Hòa Hiệp nằm tại vùng huyện Cái Bè, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 40km, gần quốc lộ 1A, thuận tiện cho việc di chuyển bằng xe máy hoặc thuyền du lịch để khám phá. 

Diện tích của làng cổ này khá rộng với 7 ngôi nhà cổ, 3 ngôi chùa cổ và một đình làng lịch sử đã có hơn 100 năm tuổi. Xã Đông Hòa Hiệp có tổng cộng 7 ấp với hệ thống kênh rạch liên kết nhau như kênh 8, rạch Cầu Chùa, kênh Giồng Tre, rạch Cầu Miếu, sông Phú An, rạch Bà Giang, rạch Cây Da, sông Thông Lưu, rạch Cây Cam, rạch Bà Hợp và sông Cái Bè.

Cư dân của làng cổ chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt và vườn cây ăn trái với các loại đặc sản trái cây như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, quýt Cái Bè và nhãn. Ngoài ra, có các hộ dân chuyên làm các sản phẩm thủ công truyền thống như bánh tráng, bánh cốm và bánh phồng.

 

Làng cổ Đông Hoà Hiệp Tiền GiangNgôi làng nằm cách thành phố Mỹ Tho 40km. Ảnh: @nucuoimekong

 

>>Xem thêm: Những trải nghiệm thú vị khi đến tham quan cồn Tân Long Tiền Giang

 

Thời gian ghé thăm tốt ghé thăm làng cổ Đông Hoà Hiệp

Khi khám phá làng cổ Đông Hòa Hiệp, một điều quan trọng cần lưu ý là tránh đến vào mùa mưa. Vào thời điểm này, việc di chuyển ra thăm vườn sẽ khó khăn và đặc điểm đặc biệt của làng sẽ không được trải nghiệm đầy đủ. Thay vào đó, thời gian tốt nhất để khám phá là từ tháng 1 đến tháng 5, khi thời tiết khô ráo hoặc là vào mùa trái cây, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan và trải nghiệm.

 

Làng cổ Đông Hoà Hiệp Tiền GiangBạn nên tránh tới đây vào mùa mưa. Ảnh: @anhtuannnnnn

 

>>Xem thêm: Viếng tượng Mẹ Nam Hải Tiền Giang linh thiêng giữa miền sông nước

 

Sức hút đặc biệt của Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Tiền Giang

Làng cổ Đông Hòa Hiệp đặc trưng với 36 căn nhà cổ có từ 100 đến 200 năm tuổi, tuy nhiên chỉ có 7 căn được công nhận là di sản văn hóa. Khi bước chân vào đây, du khách sẽ ngay lập tức được gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà vườn Nam Bộ, tọa lạc giữa khu vườn trái cây và dòng sông êm đềm, tạo nên không gian thoáng đãng và dễ chịu. Không giống như miền Trung, những căn nhà ở đây được xây dựng theo nguyên tắc bất di bất dịch: "nhất cận thị - nhị cận giang - tam cận lộ", từ đó phản ánh phong cách văn hóa và kinh tế đặc trưng của miền sông nước.

 

Làng cổ Đông Hoà Hiệp Tiền GiangẢnh: @vivadoan

 

Những ngôi nhà cổ nổi bật ở Đông Hòa Hiệp 
 

Nhà cổ của ông Kiệt

- Địa chỉ: số 22, tổ 1, ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp

Ngôi nhà cổ của ông Kiệt mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bằng Nam Bộ với kiểu kiến trúc chữ Đinh và ba gian, hai chái rộng gần 1000m2. Để đón chủ nhà và khách tới ở qua đêm, nhà cổ ông Kiệt còn có một phòng riêng biệt. Tổng cộng, nhà được xây dựng từ 108 cây cột làm từ gỗ quý.

Trên các cột kèo, xiên và trên các vách cửa được chạm khắc rất tinh xảo với hình ảnh của rồng, phượng và hoa lá. Thay vì được xây kín mặt, các vách nhà được làm thành từng chấn song nằm cách nhau một khoảng, theo lời kể của chủ nhà, để tạo thông gió và chống ẩm mốc trong những thời tiết mưa ẩm của miền Nam. Đặc biệt, các chấn song này còn có thể tháo rời để tạo ra không gian lớn hơn khi cần thiết, như trong các buổi tiệc tùng.

 

Nhà cổ của ông Kiệt là ngôi nhà cổ nổi bật ở làng cổ Đông Hòa Hiệp Nhà cổ của ông Kiệt. Ảnh: @thamhiemmekong

 

Nhà cổ của ông Xoát

Trong làng cổ Đông Hòa Hiệp, ngôi nhà của ông Xoát được xem là một trong những ngôi nhà cổ có tuổi đời lâu nhất. Nơi này vẫn giữ được vẻ đẹp tráng lệ, mang đậm nét tinh hoa của văn hóa cổ xưa. Đến ngày nay, bên trong nhà vẫn giữ được các bức hoành phi và liễn cổ cùng với bộ bàn ghế từ thời kỳ mới được xây dựng.

 

Nhà cổ của ông Xoát là ngôi nhà cổ nổi bật ở làng cổ Đông Hòa Hiệp Nhà cổ của ông Xoát. Ảnh: @vnexpress

 

Nhà cổ của ông Ba Đức

- Địa chỉ: 155 ấp An Lợi, xã Đông Hòa Hiệp, Cái Bè

Khi ghé thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp, đừng quên ghé qua nhà cổ của ông Phan Văn Đức, được xây dựng bởi cụ Phan Văn Đằng vào những năm 1850. Ông Đức là một trong những phú hào giàu có nhất trong thời đại của mình. Ngôi nhà cổ này sở hữu kiến trúc kết hợp Đông - Tây với màu sắc chủ đạo là vàng và trắng.

Nhà được xây trên nền đất cao hơn nửa mét, với 2 gian trước và sau được tách bởi một khoảng sân nhỏ, giúp cho không gian trong nhà được thông thoáng và đón ánh sáng tự nhiên cũng như không khí ấm áp. Khám phá nhà cổ này, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món đặc sản thơm ngon của miền Tây Nam Bộ hoặc tham gia các hoạt động như bắt cá, du sông.

Nội thất bên trong nhà được chạm khắc tỉ mỉ với bộ 3 tủ thờ cẩn ốc xà cừ óng ánh và 4 cây cột bằng gỗ quý. Trong trung tâm nhà là gian thờ được trang trí theo phong cách "đông bình tây quả" với một hộp gỗ cẩn hình rồng ở phía trên tủ thờ. Bên trong hộp gỗ này, là bản sách phong thần do chính tay vua Tự Đức ban tặng, và xung quanh nhà là 9 bức tranh miêu tả cuộc sống bình dị của làng quê.

 

Nhà cổ của ông Ba Đức là ngôi nhà cổ nổi bật ở làng cổ Đông Hòa Hiệp Nhà cổ của ông Ba Đức. Ảnh: @dulich.tiengiang.gov.vn

 

Các địa điểm du lịch khác tại Tiền Giang
 

Biển Tân Thành (biển Gò Công)

Với bãi cát đen dài hơn 7km, biển Tân Thành sở hữu một vẻ đẹp đặc biệt khác biệt so với các vùng biển khác như miền Bắc hay miền Trung với bãi cát trắng và nước biển trong xanh. Dọc theo bãi biển, bạn có thể thấy cầu cảng màu xanh lam đặc trưng và các khu lưới dân dụng để đánh bắt cá, nghêu...

Nếu bạn yêu thích hải sản, biển Tân Thành là một điểm dừng chân lý tưởng. Tại đây, bạn có thể thưởng thức ốc móng tay xào tỏi, nghêu hấp sả, sò lông nướng mỡ hành, nghêu hấp tháivà nhiều món ăn khác được chế biến từ hải sản tươi sống đánh bắt trong ngày với mức giá phải chăng. Hãy thỏa sức thưởng thức và tận hưởng!

 

Biển Tân Thành là địa điểm kết hợp tham quan ở làng cổ Đông Hòa Hiệp Biển Tân Thành. Ảnh: @traveloka

 

Chùa Linh Thứu

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại tỉnh Tiền Giang. Nơi đây còn liên quan đến câu chuyện thoát chết của vua Gia Long, một câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Khi đến Chùa Linh Thứu, bạn có thể dành thời gian để khám phá các đường nét kiến trúc độc đáo ở cửa chùa, khuôn viên và không quên gửi niềm thành kính đến gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh.

 

Chùa Linh Thứu là địa điểm kết hợp tham quan ở làng cổ Đông Hòa Hiệp Chùa Linh Thứu. Ảnh: @phatgiaotiengiang.org

 

Nhà thờ chánh tòa Tiền Giang

Nhà thờ chánh tòa Tiền Giang nằm tại số 32 đường Hùng Vương, phường 7, Mỹ Tho. Với tuổi đời hơn 100 năm và đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhà thờ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính với những họa tiết tinh xảo và kiến trúc Hy Lạp phục hưng đặc trưng.

 

Nhà thờ chánh tòa Tiền Giang là địa điểm kết hợp tham quan ở làng cổ Đông Hòa Hiệp Nhà thờ chánh tòa Tiền Giang. Ảnh: @mia

 

Chợ nổi Cái Bè

Không thể không nhắc đến chợ nổi khi du lịch miền Tây. Chợ nổi Cái Bè luôn nằm trong danh sách địa điểm du lịch Tiền Giang. Hãy thử dậy sớm, đi ghe ra chợ nổi Cái Bè, thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi, nhâm nhi ly cà phê sữa đá và ngắm bình minh trên sông nước. Đó chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời! Chợ nổi Cái Bè mặc dù quy mô không lớn như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ nhưng lại có rất nhiều món ngon, đặc biệt là trái cây. Bạn có thể dễ dàng mua được các loại trái cây như vú sữa Lò Rèn, chôm chôm, quýt, cam, khóm Tân Lập và nhiều đặc sản kẹo mứt thủ công tại khu chợ độc đáo này.

 

Chợ nổi Cái Bè là địa điểm kết hợp tham quan ở làng cổ Đông Hòa Hiệp Chợ nổi Cái Bè. Ảnh: @thamhiemmekong
 
>>Xem thêm: Gợi ý chùm tour du lịch miền Tây giá tốt 

 

Các gợi ý của Luhanhvietnam sẽ giúp bạn khám phá làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Tiền Giang một cách thuận tiện hơn. Đặc biệt, làng cổ này còn nằm rất gần Chợ nổi Cái Bè và Khu du lịch Làng Tre Cái Bè. Nếu có thời gian, chúng ta nên ghé qua để có một ngày tham quan tiện lợi và đầy đủ nhé.

 

Hà My (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)