Guidebook

Khám phá lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên

Thứ bảy, 06/01/2024, 08:38 GMT+7

Khi mùa màng đã thu hoạch xong, lúa chất đầy kho, rượu ghè đã nồng cũng là lúc lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên được tổ chức với ý nghĩa quan trọng mang ý nghĩa tạ ơn trên đã cho buôn làng có được một mùa vụ no đủ.

test

Từ bao đời, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên trong đó có người Jrai vẫn luôn sống và sinh hoạt với những sinh hoạt tâm linh và tín ngưỡng đa thần độc đáo. Với tâm hồn mộc mạc, bình dị người Jrai cho rằng vạn vật đều hữu linh và các vị thần linh cũng có đời sống tình cảm như con người do đó nếu như biết ơn, dâng cúng với một tấm lòng thành kính với lễ vật đầy đủ thì sẽ được các bậc ơn trên, thần linh che chở. Từ quan niệm đó, lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên được tổ chức đều đặn hằng năm và cũng trở thành một nét đẹp văn hoá độc đáo của người dân nơi đây.
 

lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây NguyênLễ hội mừng lúa mới của người JRai Tây Nguyên là nét đẹp văn hoá độc đáo. Ảnh: Báo Gia Lai


Ý nghĩa lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên

Hầu hết các cư dân sản xuất nông nghiệp đều sẽ có sinh hoạt ăn lúa mới dù ở đồng bằng hay miền núi cao và ở mỗi nơi phong tục và ý nghĩa thể hiện cũng đều có điểm đặc sắc riêng. Với đồng bào người Jrai ở Gia Lai lúa mới chính là thành quả của một khoảng thời gian làm lụng và có ảnh hưởng đến tương lai, cuộc sống của chính họ.

Với tín ngưỡng đa thần của người Jrai thì sản lượng sau một mùa vụ có ảnh hưởng từ các thế lực siêu nhiên, thần linh và tín ngưỡng đó đã thường trực trong tâm khảm của đồng bào. Nếu như mùa màng tốt lành, bội thu thì đó là do buôn làng đã được Giàng phụ hộ và cần phải tạ ơn. Nếu như mùa màng không tốt, gặp hạn hán hay mưa bão khiến cho thất bát thì cũng là do Giàng chưa thương, chưa phù hộ nên cần phải cầu xin.
 

ý nghĩa lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây NguyênVới đồng bào Jrai lễ mừng lúa mới có ý nghĩa đặc biệt. Ảnh: Uỷ ban dân tộc


Dù mục đích là để tạ ơn hay cầu xin thì lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên vẫn sẽ được tổ chức, điều này thể hiện tâm trạng và hành vi của đồng bào trước thế lực siêu nhiên. Dù lúa tốt hoặc không tốt thì ăn mừng lúa mới cũng thể hiện sự trả ơn đối với đất đai, do đó ăn mừng lúa mới là lễ hội rất thiêng liêng, ăn dù chỉ mang tính tượng trưng nhưng ý nghĩa thể hiện lại vô cùng sâu sắc. 

Ngoài ra, ý nghĩa của lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên còn là dịp để cộng đồng, buôn làng nuôi nấng, lưu giữ những kết nối tình cảm, gắn bó với nhau bởi đó không còn là việc của gia đình mà là việc của cả buôn làng.
 

ý nghĩa lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây NguyênÝ nghĩa chính của lễ hội là để tạ ơn các đấng siêu nhiên (Giàng) để cho một mùa màng bội thu. Ảnh: Tạp Chí Heritage

>>Xem thêm: Lễ Pơ Thi của người Jrai ở Tây Nguyên - Tập tục trăm năm linh thiêng và độc đáo 


Lễ hội với nhiều phong tục bản địa độc đáo 

Hằng năm sau khi vụ mùa đã thu hoạch xong thì lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên sẽ được tổ chức vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 Âm lịch tại nhà Rông chung của buôn làng. Cá gà làng sẽ chọn một ngày thật đẹp và thông báo cho toàn thể buôn làng chuẩn bị cho ngày lễ hội lớn trong năm.

 thời gian lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây NguyênLễ hội thường được tổ chức sau khi mùa màng đã thu hái xong. Ảnh: Tạp Chí Heritage


Trong ngày diễn ra lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên, Già làng sẽ dậy thật sớm, mang trang phục truyền thống của người Jrai và đi về phía bìa rừng chọn một nhánh lá Ngal tươi để mang về nhà rông. Sau đó già làng sẽ gióng một hồi trống thật lớn để báo hiệu với buôn làng rằng lễ hội sẽ chính thức bắt đầu. Khắp mọi nơi sẽ vang lên tiếng giã gạo, trong các gia đình các bà các mẹ sẽ nấu đồ ăn, nướng thịt, ghè rượu cần để mang đến nhà Rông góp vui cùng buôn làng . 

Đàn ông của buôn làng sẽ chuẩn bị cồng chiêng, các nam nữ thanh niên sẽ diện trang phục truyền thống để tề tựu thật đông đủ trước nhà rông với tâm trạng thật hân hoan, ai cũng sẽ cầm trên tay nhành lúa đẹp nhất lấy từ ruộng rẫy nhà mình. Các già làng phụ tá sẽ thu lại những nhành lúa này gộp thành bó lớn và mang đến cho già làng chủ trì lễ hội.
 

 thời gian lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây NguyênChủ trì lễ hội là các già làng lớn tuổi. Ảnh: Tạp Chí Heritage

>>Xem thêm: Tour du lịch Tây Nguyên hấp dẫn 


Khi đã kiểm tra xong lễ vật, già làng chủ trì sẽ bước ra thềm nhà rông, báo hiệu nổi cồng chiêng, dân làng bắt đầu nắm tay nhau nối thành vòng xoang lớn, nhún nhảy theo nhịp chiêng quanh cây nêu lớn đã được dựng trước sân nhà rông Ở bên trong nhà rông, các gà làng cùng nhau thực hiện các nghi thức cúng bái và khấn nguyện thần linh với không khí rất trạng nghiêm.

Khi nghi thức kết thúc già làng sẽ cùng xuống sân trong tiếng cồng chiêng để hòa mình cùng không khí của ngày hội lớn buôn làng Sau khi nhảy múa mừng vui, các gia đình sẽ mang cơm lúa mới, ghè rượu được ủ từ gạo mới, lễ vật xếp quang cây nêu, già làng sẽ khai ghè rượu trước sau đó san sẻ cùng bà con buôn làng.
 

nghi lễ của lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây NguyênNghi lễ thực hiện rất trang nghiêm. Ảnh: Mia
 
hoạt động lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây NguyênRất nhiều hoạt động được tổ chức trong thời gian diễn ra lễ hội. Ảnh: Báo Dân Tộc


Trong lễ mừng lúa mới, người ta chia nhau những ống cơm mới, thưởng thức rượu thịt và hòa mình vào những điệu xoang trong thứ men say bất tận và tiếng cồng chiêng rộn ràng. Sau khi ăn uống và nhảy múa, các trai làng sẽ bắt cặp thi đấu vật, đẩy gậy, cà kheo, giao lưu, kết nối tạo nên bầu không khí vô cùng vui nhộn. 

 
múa cồng chiêng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây NguyênMúa cồng chiêng vui nhộn là một trong những điểm nhấn của lễ hội. Ảnh: Tỉnh uỷ Gia Lai
 
hoạt động lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây NguyênMọi người sẽ vui chơi, nhảy múa đến đêm khuya. Ảnh: Uỷ Ban Dân Tộc

Lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên là ngày hội rất lớn, đây không chỉ được xem như Tết của buôn làng mà còn thể hiện  nét văn hoá tâm linh đặc sắc, nhân văn của cộng đồng.  


Nguyệt Cát (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)